Triết học tôn giáo

Ý chí của Thiên Chúa

TỔNG LUẬN THẦN HỌC

VỀ MỘT THIÊN CHÚA (Câu hỏi 2-26)

2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26  
                                                   

 

 

CÂU HỎI 19

Ý CHÍ CỦA THIÊN CHÚA (12 Tiết)

 

THOMAS AQUINO (1225-1274)

Lm. Jos. TRẦN NGỌC CHÂU dịch

 


Thomas Aquino. “Câu hỏi 36: Các nguyên nhân của sự buồn rầu hoặc của sự đau đớn”. Tổng luận thần học. Quyển II, Phần 1, tập II. Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch, Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính.|  Bản dịch tiếng Anh: https://www.sacred-texts.com/chr/aquinas/summa/sum022.htm


 

Sau khi nghiên cứu các sự vật thuộc về sự hiểu biết của Thiên Chúa, chúng ta nghiên cứu cái gì thuộc về ý chí của Thiên Chúa. Thứ nhất, chúng ta nghiên cứu chính ý chí của Thiên Chúa, thứ hai, cái gì thuộc về ý chí của Thiên Chúa cách tuyệt đối (q. 20)(*), thứ ba, cái gì thuộc về trí năng trong quan hệ với ý chí của Thiên Chúa (q. 22) .Về chính ý chí của Thiên Chúa, có 12 điểm cần bàn:

1. Có ý chí trong Thiên Chúa không?

2. Phải chăng Thiên Chúa muốn các sự vật hơn chính Ngài?

3. Phải chăng bất cứ cái gì Thiên Chúa muốn, ngài muốn cách tất yếu?

4. Ý chí  của Thiên Chúa là nguyên nhân các sự vật?

5. Bất cứ nguyên nhân nào được chỉ định về ý chí của Thiên Chúa?

6. Ý chí của Thiên Chúa luôn luôn được thỏa mãn không?

7. Ý chí của Thiên Chúa có thể thay đổi không?

8. Ý chí Thiên Chúa bắt buộc tất tính trên các sự vật được Ngài muốn không?

9. Thiên Chúa muốn sự xấu không?

10. Thiên Chúa có sự chọn lựa không?

11. Ý chỉ ký hiệu được phân biệt trong Thiên Chúa không?

12. Năm ký hiệu được chủ trương cho ý chí của Thiên Chúa có phù hợp không?            

 

TIẾT 1

CÓ Ý CHÍ TRONG THIÊN CHÚA KHÔNG ?

VẤN NẠN: Xem ra không có ý chí trong Thiên Chúa.

1. Đối tượng của ý chí là mục đích là sự tốt. Mà chúng ta không thể chỉ mục đích nào cho Thiên Chúa. Vậy, không có ý chí trong Thiên Chúa.

2. Ý chí là một loại thị dục. Mà thị dục, bởi vì nó được hướng dẫn đến các sự vật không được chiếm hữu, bao hàm sự bất-hoàn-hảo không được quy về Thiên Chúa. Vậy không có ý chí trong Thiên Chúa.

3. Theo Triết gia, ý chí là động cơ thụ động (De An., 3,10). Nhưng Thiên Chúa là đệ nhất động cơ, chính Ngài là động cơ bất-thụ-động, như đã minh chứng ở Vật lý (Aristote. Phys., 8,6). Vậy, không có ý chí trong Thiên Chúa.

TRÁI LẠI: Thánh Phaolô nói: “Để có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa” (Rm 12,2)[1].

TRẢ LỜI: Có ý chí trong Thiên Chúa, như có trí năng: vì ý chí đi theo trí năng. Như các sự vật thiên nhiên có sự hiện hữu hiện thể do mô thể của mình, cũng vậy, trí năng tri thức cách hiện thể do mô thể khả niệm của mình. Nhưng mỗi sự vật có sự sắp đặt hướng về mô thể tự nhiên, để  khi không có mô thể này, nó hướng về đó, và khi nó được mô thể này, nó nghỉ ngơi trong đó. Cũng thế, đối với tất cả mọi sự hoàn hảo tự nhiên, vì là các sự tốt. Sự sắp đặt này đối với sự tốt trong các sự vật không có hiểu biết, được gọi là thị dục tự nhiên hoặc giác dục. Do đó, các bản tính sẽ có trí năng, cũng có sự sắp đặt tương tự đối với sự tốt được lãnh hội nhờ mô thể khả niệm, để nghỉ ngơi trong nó, một khi đã chiếm hữu, và khi không chiếm hữu thì tìm kiếm để chiếm hữu. Cả hai sự sắt đặt này đều thuộc về ý chí. Do đó, trong bất cứ hữu thể nào có trí năng, có ý chí, như ở trong hữu thể nào có cảm giác, có thị dục thú vật hay giác dục, và như vậy ở trong Thiên Chúa phải có ý chí, vì có trí năng trong Ngài. Vậy, như sự hiểu biết của Thiên Chúa là sự hiện hữu của Ngài, thì sự muốn của Ngài cũng là sự hiện hữu của Ngài vậy.

GIẢI ĐÁP:

1. Dầu không có sự vật nào khác ngoài Thiên Chúa, mà là mục đích của Ngài, chính Ngài là mục đích của tất cả loại sự vật được Ngài tạo thành. Và Ngài là mục đích như vậy do yếu tính của Ngài, vì Ngài tốt do yếu tính, như đã trình bày trước (q.6, a.3): mục đích có mô thể của sự tốt.

2. Ý chí trong chúng ta thuộc về phần thị dục, phần này, mặc dầu được đặt tên do thị dục, có hành động chẳng những tìm kiếm điều nó không chiếm hữu, mà con yêu mến và lấy làm vui sướng điều nó chiếm hữu. Trong phương diện này, ý chí được nói ở trong Thiên Chúa và luôn luôn có sự tốt làm đối tượng cho nó. Bởi vì, như đã nói trước, ý chí theo yếu tính, không phân biệt với sự tốt.

3. Một ý chí mà đối tượng chủ yếu là sự tốt ở bên ngoài mình phải được động bởi một cái gì khác, nhưng đối tượng của ý chí Thiên Chúa, là thiện tính của Ngài, và thiện tính chính là yếu tính của Ngài. Do đó, bởi vì thiện tính của Thiên Chúa là yếu tính của Ngài, nên không bị động bởi sự vật nào khác Ngài, nhưng bởi chính Ngài mà thôi, theo ý nghĩa mà sự hiểu biết và sự muốn được nói là những sự chuyển động. Đây là điều Platon có ý biểu thị khi ông nói đệ nhất động cơ chính mình (cf. q.9, a.1).

 

TIẾT 2

THIÊN CHÚA MUỐN CÁC SỰ VẬT  KHÁC VỚI NGÀI KHÔNG ?

VẤN NẠN: Xem ra Thiên Chúa không muốn các sự vật khác với chính Ngài.

1. Ý chí Thiên Chúa là sự hiện hữu của Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa không khác với chính Ngài. Bởi đó, Ngài không muốn các sự vật khác với chính Ngài.

2. Đối tượng được muốn thì động chủ thể muốn như sự vật có thể được thèm muốn động thị dục mà chúng ta đã trình bày ở trước (Aristote, De An., 3,10). Do đó, nếu Thiên Chúa muốn sự vật nào ngoài chính Ngài, ý chí của Ngài bị động bởi sự vật khác, đây là điều không thể có được.

3. Nếu cái gì được muốn chủ thể muốn, chủ thể không tìm kiếm cái gì quá cái đó. Nhưng thiện tính riêng của Thiên Chúa đã đủ cho ngài. Bởi đó, Thiên Chúa không muốn cái gì khác với Ngài.

TRÁI LẠI: Thánh Phaolô nói: “Đây ý muốn của Thiên Chúa, là sự thánh hóa anh em” (Tx 4,3)[2].

TRẢ LỜI: Thiên Chúa muốn không những chính Ngài, mà còn muốn các sự vật khác với chính Ngài. Điều này rõ ràng do sự đối chiếu đã trình bày trước. Và các sự vật thiên nhiên có khuynh hướng tự nhiên không những quy về sự tốt riêng của chúng nó, để thu được nó, nếu nó không được chiếm hữu, và nếu nó đã được chiếm hữu, thì nghỉ ngơi trong nó, mà còn cho ta tràn lan giữa các sự vật khác rộng tới mức tối đa. Do đó, chúng ta trông thấy mỗi tác nhân, theo mức độ nó hoàn hảo và hành động, sản xuất điều tương tự với mình. Vậy điều thuộc về bản lĩnh của ý chí là chuyện thông ra xa tới mức tối đa cho các sự vật khác, sự tốt của nó theo thể cách tương tự và theo mức độ tối đa cho các sự vật khác, sự tốt của nó theo thể cách tương tự và theo mức độ tối đa và điều này một cách chủ yếu thích hợp với ý chí của Thiên Chúa, vì do đó mà mọi sự hoàn hảo phát xuất theo một tương tự nào. Như vậy, nếu các sự vật thiên nhiên theo mức độ chúng nó được hoàn thành, chuyển thông thiện tính của mình cho các sự vật khác, phương chỉ ý chí Thiên Chúa do yếu tính của mình càng chuyển thông sự tốt của mình theo thể cách tương tự và theo mức độ tối đa. Vậy Thiên Chúa muốn chính ngài và các sự vật khác được sắp đặt về mục đích mà chính Ngài là mục đích này, và như vậy trong tư cách thiên tính Thiên Chúa được thông phần cho các sự vật khác theo thể cách thích hợp.

GIẢI ĐÁP :

1. Dấu ở trong Thiên Chúa, sự muốn là một với hiện hữu, chúng phân biệt nhau cách luận lý, tùy theo những thể cách khác nhau trong sự hiểu biết chúng và biểu thị chúng, như rõ ràng theo điều đã trình bày trước (q.12 a.4). Vì khi chúng ta nói Thiên Chúa hiện hữu, sự khẳng định không bao hàm tương quan với sự vật nào, như chúng ta nói “muốn”. Bởi đó, dấu Thiên Chúa không là sự gì khác ngoài chính Ngài, Ngài vẫn muốn sự vật khác với chính Ngài .

2. Trong các sự vật được chúng ta muốn vì mục đích, và chính trong mục đích người ta gặp thấy toàn thể nguyên lý của sự chuyển động và cũng chính mục đích động ý chí. Sự kiện này xuất hiện rõ ràng trong các sự vật mà chúng ta chỉ muốn vì mục đích. Thí dụ , người nào muốn uống một nước thuốc đắng, thì trong khi làm như vậy, người đó không muốn cái gì ngoài ra sức khỏe. Có sự khác biệt với người uống nước thuốc vui thú, điều này bất cứ ai cũng có thể làm, chẳng những vì lý do sức khỏe, mà còn vì chính mình. Do đó, dẫu Thiên Chúa muốn các sự vật khác với chính Ngài chỉ vì mục đích mà thôi, và mục đích này là thiện tính riêng của Ngài, thì không do đó mà bất cứ sự gì khác động ý chí của Ngài, ngoài ra thiện tính của Ngài. Vậy, như Ngài hiểu biết các sự vật khác với chính Ngài bằng cách hiểu biết yếu tính riêng của Ngài, Ngài muốn các sự vật khác với chính Ngài bằng cách muốn thiện tính riêng Ngài.

3. Do sự kiện thiện tính riêng của Thiên Chúa để cho ý chí Ngài, không do đó mà ý chí của Ngài muốn cái gì khác với chính mình, nhưng đúng hơn là nó không muốn cái gì khác trừ phi vì lý do của thiện tính riêng của mình. Như vậy, trí năng của Thiên Chúa cũng thế, mặc dầu sự hoàn hảo của trí năng Thiên Chúa cốt ở tại sự tri thức của mình về yếu tính Thiên Chúa, trí năng Thiên Chúa vẫn tri thức các sự vật khác trong yếu tính này.

4. Như sự hiểu biết của Thiên Chúa là đơn nhất, vì sự hiểu biết này chỉ trông thấy nhiều sự vật ở trong cái đơn nhất cũng vậy, sự muốn của Thiên Chúa là đơn nhất và đơn giản, vì muốn nhiều sự vật chỉ nhờ cái đơn nhất, nghĩa là, nhờ thiện tính của Thiên Chúa.

 

TIẾT 3

BẤT CỨ CÁI GÌ THIÊN CHÚA MUỐN, NGÀI MUỐN CÁCH TẤT YẾU KHÔNG?

VẤN NẠN: Xem ra bất cứ cái gì Thiên Chúa muốn, Ngài muốn cánh tất yếu.

1. Mỗi sự vật vĩnh cửu, thì tất yếu. Nhưng bất cứ cái gì Thiên Chúa muốn, Ngài muốn từ vĩnh cửu, vì nếu cách khác, ý chí Thiên Chúa muốn có thể hay thay đổi. Bởi đó, bất cứ cái gì Thiên Chúa muốn, Ngài muốn cách tất yếu.

2. Thiên Chúa muốn các sự vật khác chính Ngài, vì Ngài muốn chính thiện tính của Ngài. Nhưng Thiên Chúa muốn thiện tính của Ngài cách tất yếu. Do đó, Ngài muốn các sự vật khác với Ngài cách tất yếu.

3. Bất cứ cái gì thuộc về bản tính của Thiên Chúa, thì tất yếu, vì Thiên Chúa tự Ngài là hữu thể tất yếu, và là nguồn gốc của tất cả tất tính, như đã trình bày (q.2, a.3). Nhưng điều này thuộc về bản tính Thiên Chúa, là muốn bất cứ cái gì Ngài muốn, bởi vì trong Thiên Chúa không thể có cái gì trên bản tính Ngài, như đã trình bày ở Siêu hình học (Aristote, Metaph, 4,5). Bởi đó, bất cứ cái gì Thiên Chúa muốn, Ngài muốn cách tất yếu.

4. Hữu thể không tất yếu, và hữu thể có thể không hiện hữu, là cũng một sự vật duy nhất. Bởi đó, nếu Thiên Chúa không muốn cách tất yếu sự vật Ngài muốn, thì Ngài cũng có thể không muốn sự vật này, và do đó, Ngài có thể muốn điều Ngài không muốn. Và như vậy, ý chí của Thiên Chúa là tất cả đối với cả hai trường hợp, và cũng bất hoàn hảo, vì mọi sự bất tất, thì bất hoàn hảo và có thể hay thay đổi.

5. Một hữu thể trung lập đối với sự vật này hoặc đối với sự vật kia trong hai sự vật, thì không phát sinh một hành động nào, nếu nó không bị một hữu thể nào khác làm cho nghiêng về sự này hay sự vật kia, như nhà Chú giải nói trong Vật lý (Phys., 2, comm. 48). Vậy nếu ý chí của Thiên Chúa trung lập với bất cứ sự vật nào, thì do đó sự quyết định của Ngài đối với một hiệu quả nào, được thể hiện do sự vật khác và như thế, Ngài có nguyên nhân nào có trước Ngài.

6. Bất cứ cái gì Thiên Chúa tri thức, Ngài trí thức cách tất yếu. Mà sự tri thức Thiên Chúa là yếu tính của Ngài, thì cũng vậy, cái gì Thiên Chúa muốn, Ngài muốn cách tất yếu.

     TRÁI LẠI: Thánh Phao-lô nói: “Đấng thực hành mọi tùy ý định của ý chí Ngài” (Ep 1,11)[3]. Mà, cái gì chúng ta thực hành tùy ý định của ý chí, chúng ta không muốn cách tất yếu. Vậy, Thiên Chúa không muốn cách tất yếu, bất cứ cái gì Ngài muốn.

      TRẢ LỜI: Có hai thể cách một sự vật được nói là tất yếu, tức là, thể cách tuyệt đối và thể cách giả thiết. Chúng ta phán đoán một sự vật là tuyệt đối tất yếu do tương quan của từ ngữ, như khi thuộc từ tạo nên phần của lời định nghĩa chủ từ; như thế, điều tất yếu là “người ta là con thú vật”, hoặc như khi chủ từ tạo nên phần của ý niệm về thuộc từ; như thế, tất yếu một số phải là lẻ hoặc chẵn. Theo thể cách này, không tất yếu là ông Socrates ngồi: do đó, không phải là tất yếu tuyệt đối, nhưng là có thể như vậy do sự giả thiết, thí dụ ông ấy ngồi, thì ông ngồi cách tất yếu, bao lâu ông còn ngồi.

     Cũng vậy, về các sự vật được Thiên Chúa muốn, chúng ta phải chú ý Ngài muốn một sự vật nào đó theo thể cách tuyệt đối tất yếu, nhưng không đúng như thế với tất cả những gì Ngài muốn. Vì ý chí Thiên Chúa có tương quan tất yếu với thiện tính Thiên Chúa, là đối tượng riêng biệt của ý chí Thiên Chúa. Do đó, Thiên Chúa muốn sự hiện hữu của thiện tính Thiên Chúa, là đối tượng riêng biệt của ý chí Thiên Chúa. Do đó, Thiên Chúa muốn sự hiện hữu của thiện tính Thiên Chúa cách tất yếu, cũng như chúng ta muốn hạnh phúc riêng của chúng ta cách tất yếu, và như bất cứ năng lực nào khác đều có tương quan tất yếu với đối tượng riêng và chủ yếu của nó, thí dụ, thị giác với màu sắc: vì thị giác, do bản tính, hướng về màu sắc. Nhưng Thiên Chúa muốn các sự vật khác với chính Ngài theo mức độ chúng được sắp đặt trong trật tự hướng về thiện tính riêng của Ngài, như mục đích của chúng nó. Tuy nhiên, trong khi muốn một mục đích, chúng ta không tất yếu muốn các sự vật đưa tới mục đích này, trừ phi không thể đạt được mục đích này nếu thiếu chúng, như chúng ta muốn dùng đồ ăn để bảo tồn sự sống, hoặc sử dụng một chiếc tàu thủy để vượt qua biển. Nhưng chúng ta không muốn cách tất yếu những sự vật nào mà không có chúng, mục đích vẫn có thể đạt tới được, như một con ngựa đi dạo, vì chúng ta có thể đi dạo mà không cần có ngựa. Bởi vì thiện tính Thiên Chúa hoàn hảo và có thể hiện hữu mà không cần các sự vật khác, không có sự hoàn hảo nào có thể do chúng mà ra, do đó, đối với Thiên Chúa, muốn các sự vật khác với Ngài, bằng cách không tuyệt đối tất yếu. Nhưng có thể Ngài muốn bằng cách tất yếu giả thiết, vì giả thiết Ngài muốn một sự vật, thì Ngài không có thể không muốn nó, vì ý chí Ngài không thể thay đổi.

GIẢI ĐÁP :

1. Do sự kiện Thiên Chúa, từ vĩnh cửu, muốn bất cứ cái gì Ngài muốn, không do đó mà Ngài muốn nó bằng cách tất yếu, trừ ra theo giả thiết.

2. Dầu Thiên Chúa bằng cách tất yếu, muốn thiện tính riêng của Ngài, Ngài vẫn không tất yếu muốn các sự vật Ngài đã muốn vì thiện tính của Ngài, và thiện tính của Ngài có thể hiện hữu mà không có các sự vật.

3. Điều này cũng tự nhiên đối với Thiên Chúa là muốn bất cứ một sự vật nào khác với Ngài mà Ngài muốn cách tất yếu. Thiên Chúa muốn như thế, không phải là ngược với bản tính, nhưng là do ý chí.

4. Đôi khi một nguyên nhân tất yếu có tương quan không tất yếu với một hiệu quả, do sự không đầy trong hiệu quả, chứ không trong nguyên nhân. Như thế, năng lực của mặt trời có tương quan không tất yếu với một số hiệu quả bất tất trên trái đất do tình trạng không đầy đủ, không phải ở trong năng lực mặt trời, nhưng ở trong hiệu quả phát xuất từ nguyên nhân này, không bằng cách tất yếu. Cũng vậy, Thiên Chúa không tất yếu muốn một số trong các sự vật Ngài muốn, không phải do tình trạng không đầy đủ trong ý chí Thiên Chúa, nhưng do tình trạng không đủ trong bản tính của sự vật được muốn, tức là, thiện tính hoàn hảo của Thiên Chúa có thể hiện hữu mà không có nó, và tình trạng không đủ này đi theo tất cả mọi sự tốt thụ tạo.

5. Một nguyên nhân bất tất theo bản tính thì phải được quyết định đến hành động do một hữu thể nào ở bên ngoài. Ý chí Thiên Chúa, tất yếu do bản tính của mình, tự quyết định chính mình để muốn các sự vật.

6. Như sự hiện hữu của Thiên Chúa tất yếu do chính mình, sự muốn và sự tri thức của Thiên Chúa cũng vậy, nhưng sự tri thức của Thiên Chúa có tương quan tất yếu với sự vật được tri thức, tuy nhiên sự muốn của Thiên Chúa không có tương quan với sự vật được muốn. Lý do là sự tri thức thuộc về các sự vật như chúng hiện hữu trong chủ thể tri thức, còn ý chí có tương quan với các sự vật như chúng hiện hữu trong chính mình. Vậy, bởi vì tất cả mọi sự vật khác có sự hiện hữu tất yếu tùy theo chúng hiện hữu trong chính mình, do đó mà Thiên Chúa, cách tất yếu, trí thức cái gì Ngài trí thức, nhưng không một cách tất yếu, muốn bất cứ cái gì Ngài muốn.

 

TIẾT 4

Ý CHÍ CỦA THIÊN CHÚA LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC SỰ VẬT ?

VẤN NẠN: Xem ra ý chí của Thiên Chúa không phải là nguyên nhân của các sự vật.

1. Denya nói: “Như mặt trời của chúng ta, không phải do sự lý luận hoặc sự lựa chọn, nhưng do sự hiện hữu thực sự của mình soi sáng tất cả mọi sự vật có thể thông phần sự sáng của mình, cũng vậy, sự tốt của Thiên Chúa, do bản tính thực sự của mình, lan tỏa các tia sáng thuộc về thiện tính của mình trên tất cả mọi sự vật hiện hữu” (Da Dlv, Nom, 4,1). Mà mỗi tác nhân do ý chí hành động bằng cách lý luận và lựa chọn. Bởi đó, Thiên Chúa không hành động bởi ý chí, và như vậy, ý chí của Ngài không phải là nguyên nhân của các sự vật.

2. Sự vật thứ nhất trong một trật tự nào, là như thế cách nguyên thường, như vậy, trong trật tự các sự vật đốt cháy, sự vật nào là lửa do yếu tính của mình là thứ nhất. Nhưng Thiên Chúa là tác nhân đệ nhất. Bởi đó, Thiên Chúa hành động do yếu tính của Ngài, và đó là bản tính của Ngài. Vậy Ngài hành động theo bản tính của Ngài, chứ không phải là theo ý chí. Do đó, ý chí của Thiên Chúa không phải là nguyên nhân của các sự vật.

3. Bất cứ cái gì là nguyên nhân của hiệu quả nào, đều là nguyên nhân do bản tính, chứ không phải do ý chí. Như lửa là nguyên nhân của sự nóng, vì nó nóng: còn một kiến trúc sư là nguyên nhân của cái nhà, vì người ấy muốn xây cất nó. Nhưng Thánh Augustinô: “Vì Thiên Chúa tốt, chúng ta hiện hữu” (De Docir, 1,32). Bởi đó, Thiên Chúa là nguyên nhân của các sự vật do bản tính, chứ không do ý chí của Ngài.

4. Mỗi hiệu quả đều có nguyên nhân của nó. Mà nguyên nhân của các sự vật thụ tạo là sự tri thức của Thiên Chúa như đã trình bày trước (q.14, a.3). Bởi đó, ý chí của Thiên Chúa không được coi là nguyên nhân của các sự vật.

TRÁI LẠI: Đã có lời chép: “Nếu Ngài không ưng sự vật nào tồn tại được”(Kn, 14,26).[4]

TRẢ LỜI: Chúng ta phải công nhận ý chí của Thiên Chúa là nguyên nhân của các sự vật và Ngài hành động bằng ý chí, chứ không phải bằng tất tính của bản tính Ngài, như một số người giả thiết.

Chân lý được trình bày theo ba cách: “Cách thứ nhất, do trật tự của các nguyên nhân hành động. Bởi vì vừa trí năng, vừa bản tính, đều hành động vì mục đích, như đã minh chứng? Vật lý học (Aristote, Phys., 2,3), tác nhân thiên nhiên phải có mục đích và các phương tiện tất yếu đã được dự định cho mục đích này, bởi trí năng nào cao đẳng hơn, như mục đích và sự chuyển động rõ ràng của mũi tên đã được quyết định do người bắn cung. Do đó, tác nhân có trí năng và ý chí, phải đi trước tác nhân hành động tự nhiên. Vậy, vì Thiên Chúa là thứ nhât trong trật tự các tác nhân, Ngài hành động bằng trí năng và ý chí.

Cách thứ hai, do đặc tính của tác nhân thiên nhiên. Tác nhân thiên nhiên có bản tính chỉ sản xuất cùng một hiệu quả duy nhất, vì thiên nhiên hành động theo cùng một đường lối duy nhất, trừ phi nó bị ngăn trở. Sở dĩ có tình trạng này, ta bởi bản tính của hành động tùy theo bản tính của tác nhân, và do đó, bao lâu tác nhân còn bản tính, thì bấy lâu hành động của nó đúng theo bản tính, vì mỗi tác nhân tự nhiên có sự hiện hữu, có giới hạn. Vậy, bởi vì sự hiện hữu của Thiên Chúa không bị giới hạn, và chứa đựng trong chính mình tất cả nguyên vẹn sự hoàn hảo về hiện hữu, nên không có thể Thiên Chúa hành động do tất tính của bản tính của Ngài, trừ phi phải tạo nên một cái gì không giới hạn và bất định trong sự hiện hữu, và sự tạo nên như thể không thể có được như đã trình bày trước (q.7, a.2). Bởi đó, Ngài không hành động do tất tính của bản tính Ngài, nhưng các hiệu quả được phải xuất phát do sự hoàn hảo vô cùng riêng của Ngài, tùy theo sự xác định rõ ràng của ý chí và trí năng Ngài.

Cách thứ ba, do tương quan của các hiệu quả với nguyên nhân của chúng. Vì các hiệu quả phát xuất do tác nhân tạo nên theo mức độ chúng tiền-hiện-hữu trong tác nhân, vì mỗi tác nhân sản xuất cái tương tự với mình. Nhưng các hiệu quả tiên-hiện-hữu trong nguyên nhân của chúng theo cách của nguyên nhân. Do đó, bởi vì sự hiện hữu Thiên Chúa là chính trí năng của Ngài, theo thể cách của trí năng, và bởi đó, chúng phát xuất do Ngài theo thể cách của ý chí, vì ý hướng của Ngài đem tới hiện thể cái gì mà trí năng Ngài đã hiểu biết, thì thuộc về ý chí Ngài. Bởi đó, ý chí Thiên Chúa là nguyên nhân của các sự vật.

GIẢI ĐÁP:

1. Điều Denys nói trên không có ý định loại bỏ sự lựa chọn ra ngoài Thiên Chúa, một cách tuyệt đối, nhưng chỉ theo một ý nghĩa nào đó thôi, tức là, theo mức độ Ngài thông thiện tính của Ngài, không phải chỉ cho một số hữu thể, nhưng cho tất cả mọi hữu thể, còn sự lựa chọn bao hàm một sự phân biệt nào đó.

2. Bởi vì yếu tính của Thiên Chúa là trí năng và ý chí Ngài, do điều Ngài hành động bằng yếu tính, thì Ngài hành động theo thể cách trí năng và ý chí.

3. Sự tốt là đối tượng của ý chí. Do đó, các tiếng “Bởi Thiên Chúa tốt, chúng ta hiện hữu”, là thật, vì thiện tính của Ngài là lý do Ngài muốn tất cả mọi sự vật, như đã trình bày trước.

4. Ngay trong chúng ta, một hiệu quả duy nhất có nguyên nhân là trí năng và ý chí. Trí năng quan niệm mô thể của hiệu quả với  tư cách hướng dẫn, còn ý chí làm chủ động. Và mô thể tùy theo trí năng mà thôi, chỉ được ý chí quyết định để hiện hữu trong hiệu quả. Như vậy, trí năng suy lý không làm gì cả. Về phần năng lực của tác nhân, nó là nguyên nhân thi hành, vì từ ngữ biểu thị nguyên lý trực tiếp của hành động. Mà trong Thiên Chúa, tất cả các năng lực đều là đơn nhất.

 

TIẾT 5

CÓ NGUYÊN NHÂN NÀO  ĐƯỢC CHỈ CHO THIÊN CHÚA KHÔNG ?

VẤN NẠN : Xem ra một nguyên nhân nào đó, có thể được chỉ cho ý chí Thiên Chúa.

1. Thánh Augustinô nói : “Ai sẽ dám nói Thiên Chúa đã tạo thành tất cả mọi sự vật một cách vô lý” (Lib. 85 Quaest, q.46). Mà đối với tác nhân có ý chí, lý do cho hành động cũng là lý do cho sự muốn. Vậy ý chí Thiên Chúa có nguyên nhân nào đó.

2. Trong các sự vật được tạo nên bởi người muốn tạo nên chúng và ý chí của người này không bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân nào, thì có thể không nguyên nhân nào được chỉ ngoài ra ý chí của người muốn. Mà ý chí của Thiên Chúa là nguyên nhân của tất cả mọi sự vật, như đã trình bày trước. Vậy, nếu ý chí của Thiên Chúa không có nguyên nhân, trong toàn thể địa hạt các sự vật thiên nhiên, chúng ta không tìm được nguyên nhân nào ngoài ra ý chí Thiên Chúa. Như vậy, tất cả mọi tri thức đều vô ích, vì các tri thức tìm chỉ nguyên nhân cho các hiệu quả. Điều này không thể được chấp nhận, và do đó, chúng ta phải chỉ một nguyên nhân nào cho ý chí Thiên Chúa.

3. Cái gì được tạo nên bởi một người muốn, chứ không có nguyên nhân nào, lệ thuộc vào ý chí người ấy cách tuyệt đối. Do đó, nếu ý chí Thiên Chúa không có nguyên nhân, thì tất cả mọi sự vật đã được tạo nên lệ thuộc cách tuyệt đối vào ý chí Thiên Chúa, và không có nguyên nhân nào khác. Điều này cũng không thể được chấp nhận.

TRÁI LẠI: Thánh Augustinô nói : “Mỗi nguyên nhân tác thành thì lớn hơn sự vật được tác thành. Mà không gì lớn hơn ý chí Thiên Chúa. Vậy chúng ta không nên tìm nguyên nhân cho ý chí Thiên Chúa” (Lib. 83 Quaest., q.46).

TRẢ LỜI : Nhất định không cách nào ý chí của Thiên Chúa có nguyên nhân. Để chứng minh điều này, chúng ta phải nghiên cứu, bởi vì ý chí đi theo trí năng, thì nguyên nhân giải thích ý muốn của người muốn, cũng là một với nguyên nhân giải thích sự tri thức của người tri thức. Như trường hợp của trí năng là, nếu nguyên lý và kết luận của nó được quan niệm một cách tách rời nhau, thì sự hiểu biết cái nguyên lý là nguyên nhân làm cho kết luận được tri thức. Còn, nếu trí năng tri thức chính câu kết luận ở trong chính nguyên lý ấy, bằng một cái nhìn thoáng qua mà lãnh hội được cái nguyên lý, vừa câu kết luận, thì trong trường hợp này, sự tri thức câu kết luận sẽ không được tạo nên bằng cách tri thức nguyên lý, vì một sự vật không thể là nguyên nhân riêng cho chính mình, nhưng điều này vẫn thật, đó là trí năng có thể hiểu biết các nguyên lý đó là nguyên nhân của câu kết luận. Đối với ý chí cũng vậy, vì liên hệ với ý chí, cái mục đích có cùng một thứ tương quan đối với các phương tiện, như các nguyên lý đối với câu kết luận trong trí năng.

Do đó, người nào trong một hành động, muốn mục đích, và trong một hành động khác muốn các các phương tiện cho mục đích đó, việc người ấy muốn mục đích, sẽ là nguyên nhân cho người ấy muốn các phương tiện. Điều này sẽ không có thể xảy ra, nếu người đó trong cùng một hành động, vừa muốn mục đích, vừa muốn phương tiện, vì một sự vật không thể là nguyên nhân riêng cho chính mình. Nhưng lại đúng nếu người  đó muốn sắp đặt về mục đích các phương tiện có liên hệ với mục đích ấy. Còn, như Thiên Chúa, bằng một hành động duy nhất hiểu biết tất cả mọi sự vật trong yếu tính Ngài, cũng vậy, bằng một hành động duy nhất Ngài muốn tất cả mọi sự vật trong thiện tính của Ngài. Do đó, như trong Thiên Chúa, việc hiểu biết nguyên nhân không phải là nguyên nhân của việc Ngài hiểu biết hiệu quả, vì Ngài hiểu biết hiệu quả trong nguyên nhân, vì như vậy, việc muốn mục đích không phải là nguyên nhân của việc Ngài muốn các phương tiện, nhưng Ngài muốn sự sắp đặt các phương tiện đến mục đích. Bởi đó, Ngài muốn cái này làm phương tiện cho cái kia, nhưng Ngài không muốn cái này vì cái kia.

GIẢI ĐÁP:

1. Ý chí Thiên Chúa hữu lý, không phải bởi vì một sự vật nào đó là nguyên nhân cho sự muốn của Thiên Chúa, nhưng bởi vì Ngài muốn một sự vật hiện hữu vì một sự vật khác.

2. Bởi vì Thiên Chúa muốn các hiệu quả phát xuất do những nguyên nhân rõ ràng, để bảo tồn trật tự trong vũ trụ, nên không phải là vô lý trong việc tìm các nguyên nhân phụ thuộc vào ý chí Thiên Chúa. Tuy nhiên, làm như thế là vô lý, giả như các nguyên nhân ấy, được coi là những nguyên nhân chủ yếu và không lệ thuộc vào ý chí Thiên Chúa. Theo ý nghĩa này, thánh Augustinô nói : “Những Triết gia theo sự vô lý của họ, đã tư tưởng cho là hợp lý việc chỉ các hậu quả bất tất về cho các nguyên nhân khác, vì họ hoàn toàn bất lực để hiểu biết một nguyên nhân ở trên tất cả mọi nguyên nhân khác, tức là, ý chí Thiên Chúa “ (De Trin , 3,2).

3. Bởi vì Thiên Chúa muốn các hiệu quả hiện hữu vì các nguyên nhân của mình, thì tất cả mọi hiệu quả phỏng định trước một hiệu quả khác, không chỉ lệ thuộc vào ý chí Thiên Chúa mà thôi, nhưng còn lệ thuộc sự vật nào khác nữa. Thí dụ, chúng ta có thể nói Thiên Chúa đã muốn người ta có bàn tay để phục vụ trí năng, và có trí năng để người ta có thể là người ta, và Ngài muốn người ta là người ta để có thể thưởng thức Ngài, hoặc để làm hoàn thành vũ trụ. Nhưng các mục đích này không được đem về với các mục đích thụ tạo phụ thuộc xa hơn. Do đó, các sự vật như thế lệ thuộc ý chí đơn giản của Thiên Chúa, còn các sự vật khác cũng lệ thuộc vào trật tự của các nguyên nhân khác liên hệ với nhau.

 

TIẾT 6

Ý CHÍ THIÊN CHÚA LUÔN LUÔN ĐƯỢC THỎA MÃN KHÔNG ?

 

VẤN NẠN: Xem ra ý chí Thiên Chúa không luôn luôn được thỏa mãn .

1. Thánh Phaolô nói: “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi , nhận biết chân lý” (1 Tm, 2,4). Mà điều này không luôn luôn xảy ra. Vậy, ý chí Thiên Chúa không luôn luôn được thỏa mãn.

2. Tương quan của sự tri thức với sự thật thế nào thì tương quan của ý chí đối với sự tốt cũng như vậy. Nhưng Thiên Chúa tri thức tất cả mọi sự thật. Do đó, Ngài muốn tất cả mọi sự tốt. Mà không phải mọi sự tốt hiện hữu cách hiện thể, vì các sự tốt có thể hiện hữu nhiều hơn. Vậy, ý chí Thiên Chúa không luôn luôn được thỏa mãn.

3. Ý chí Thiên Chúa là đệ nhất nguyên nhân, không trục xuất các nguyên nhân trung gian. Nhưng hiệu quả của đệ nhất nguyên nhân có thể bị ngăn trở do tình trạng không đầy đủ của các nguyên nhân đệ nhị như kết quả năng lực di động của thân thể có thể bị ngăn trở bởi sự bất lực của một ống chân. Bởi đó, hiệu quả của ý chí Thiên Chúa, có thể bị ngăn trở do tình trạng không đủ của các nguyên nhân đệ nhị. Nên ý chí Thiên Chúa không luôn luôn được thỏa mãn.

     TRÁI LẠI: Có lời ghi chép: “Thiên Chúa đã tạo thành tất cả mọi sự vật. Ngài tạo thành bất cứ cái gì Ngài muốn” (Tv 115.3)

     TRẢ LỜI :   Ý chí Thiên Chúa phải luôn luôn được thỏa mãn. Để minh chứng điều này, chúng ta phải nghiên cứu, bởi vì hiệu quả phù hợp với tác nhân tùy theo mô thể của mình, theo cùng một tương quan đối với các nguyên nhân tác thành, như đối với các nguyên nhân mô thể. Đây là lý do trong các mô thể: dấu một sự có thể thiếu mô thể đặc thù, chứ nó không thể thiếu mô thể tổng quát. Vì một sự vật có thể không phải là người ta, hoặc là một sinh vật, nhưng nó không thể không phải là một hữu thể. Do đó, cũng một lý do này xảy ra trong các nguyên nhân tác thành. Một sự vật nào có thể thoát ra ngoài trật tự của nguyên nhân tác thành đặc thù nào, chứ không ngoài trật tự của nguyên nhân phổ quát bao gồm tất cả mọi nguyên nhân đặc thù, và nếu nguyên nhân đặc thù nào thất bại với hiệu quả của mình, đó là do sự trở ngại của nguyên nhân đặc thù nào khác, mà nguyên nhân đặc thù này cũng được bao gồm trong trật tự của nguyên nhân của nguyên nhân phổ quát. Do đó, một hiệu quả dứt khoát không thể thoát ra ngoài trật tự của nguyên nhân phổ quát. Tình trạng này cũng được trông thấy nơi các sự vật hữu hình. Vì có thể xảy ra một sao bị trở ngại trong sản xuất các hiệu quả của mình. Mà bất cứ hiệu quả, do nguyên nhân hữu hình gây ngăn trở, đều được gây nên trong phạm vi các sự vật hữu hình, phải nhờ các nguyên nhân trung gian, được quy về năng lực phổ quát dưới vòm trời.

Vậy, bởi vì ý muốn của Thiên Chúa là nguyên nhân phổ quát của tất cả mọi sự vật, nên dứt khoát ý chí Thiên Chúa không thể không sinh ra hiệu quả. Do đó, cái gì xem ra đi từ ý chí Thiên Chúa đến trong một trật tự, trở về với ý chí Thiên Chúa trong một trật tự khác, như một tội nhân, do tội lỗi, té rơi ra ngoài ý chí Thiên Chúa theo mức độ do con người của mình; nhưng té nhào trở lại với trật tự của ý chí Thiên Chúa, khi nó bị phép công bình của ý chí Thiên Chúa phạt.

GIẢI ĐÁP:

1. Các lời nói này của thánh Phaolô: “Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được cứu rỗi, v.v..” có thể được hiểu biết theo ba thể cách.

Thứ nhất, bằng cách ứng dụng hạn chế, trong trường hợp này, theo thánh Augustinô, có nghĩa Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được cứu rỗi, là Ngài muốn cứu rỗi những người muốn được cứu rỗi thật sự, chứ không phải bởi vì có người nào mà Ngài không muốn họ được cứu rỗi, nhưng bởi vì không có người nào được cứu rỗi, mà Ngài không muốn họ được cứu rỗi. (Enchir., 103).

Thể cách hai, lời nói đó có thể được hiểu là được ứng dụng cho tất cả mọi hạng cá thể, chứ không cho mỗi cá thể thuộc về mỗi hạng, trong trường hợp này, có nghĩa là, Thiên Chúa muốn một số người thuộc về mỗi hạng và mỗi địa vị được cứu rỗi, đàn ông và đàn bà. Do thái và Dân ngoại, lớn và nhỏ, nhưng không tất cả mọi người thuộc mỗi địa vị, mỗi hạng.

Thể cách thứ ba, theo thánh Damascênô, lời nói đó được hiểu về ý chí dĩ tiền của Thiên Chúa, chứ không về ý chí dĩ hậu của Thiên Chúa (De Fide Orth., 2,29). Sự phân biệt này không được hiểu biết về sự ứng dụng cho chính ý chí Thiên Chúa; vì trong ý chí Thiên Chúa không có cai gì trước hoặc sau, nhưng phải được hiểu biết về các sự vật được muốn.

Để hiểu biết được điều này, chúng ta phải suy nghĩ tất cả mọi sự vật theo mức độ chúng tốt, được Thiên Chúa muốn. Một sự vật lấy theo ý nghĩa chủ yếu và được quan sát cách tuyệt đối, thì có thể tốt hoặc xấu, nhưng khi thêm vào cho sự vật này, các trạng huống thì do sự nhận xét sau, sự vật này có thể được thay đổi ngược lại. Như thế, một người sống thì tốt; và một người bị giết là xấu, khi được quan sát cách tuyệt đối. Nhưng nếu trong mọi trường hợp đặc thù, chúng ta thêm rằng một người là kẻ sát nhân hoặc nguy hiểm cho xã hội, thì việc giết người đó là một sự tốt; và người ấy sống là một sự xấu. Do đó, có thể về một quan tòa công bình, cách dĩ tiền, ông muốn tất cả mọi người sống; nhưng dĩ hậu, ông muốn kẻ sát nhân bị treo cổ. Cũng một đường lối đó, Thiên Chúa, cách dĩ tiền, muốn tất cả mọi người được cứu rỗi, nhưng cách dĩ hậu, Ngài muốn một số người bị đoán phạt, như sự công bình của Ngài đòi hỏi. Tuy nhiên điều mà trước chúng ta muốn, chúng ta không muốn cách tuyệt đối, nhưng chúng ta muốn cách tùy phương. Vì ý chí được hướng về các sự vật, như chúng đang hiện hữu trong chính mình, và trong chính mình chúng hiện hữu trong các điều kiện đặc thù. Do đó, chúng ta muốn một sự vật một cách tuyệt đối, chúng ta muốn nó, khi tất cả các trạng huống đặc thù được chú ý đến; điều này nói lên sự muốn dĩ hậu. Như thế, có thể nói được rằng một quan tòa công bình, một cách tuyệt đối, muốn sự treo cổ người sát nhân, nhưng theo cách tùy phương có lẽ ông muốn người ấy sống, tức là, theo mức độ ông là một người. Một sự muốn tùy phương như vậy, có thể được gọi là một manh ý đúng hơn là một sự muốn tuyệt đối. Như vậy, rõ ràng là bất cứ cái gì được Thiên Chúa muốn cách tuyệt đối thì xảy ra; dầu cái gì được Thiên Chúa muốn cách dĩ tiền, có thể không xảy ra.

2. Hành động của năng lực tri thức, xuất hiện tùy theo sự vật được tri thức ở trong chủ thể tri thức, đang hành động của năng lực thi dục được hướng về Thiên Chúa như chúng hiện hữu trong chính mình. Nhưng tất cả cái gì có bản lĩnh về sự hiện hữu và sự thật đều nằm trong Thiên Chúa cách chiếu hiệu, dẫu nó không hiện hữu trọn vẹn trong các sự vật thụ tạo. Bởi đó, Thiên Chúa tri thức tất cả các sự thật, nhưng Ngài không muốn tất cả các sự tốt, trừ phi theo mức độ Ngài muốn chính Ngài, vì ở nơi Ngài, tất cả các sự tốt đều hiện hữu các chiếu hiệu.

3. Đệ nhất nguyên nhân có thể bị trở ngại trong các hiệu quả của mình do tình trạng không đủ trong các nguyên nhân đệ nhị, khi nó không phải là nguyên nhân đệ nhất phổ quát, bao gồm trong chính mình tất cả các nguyên nhân khác, vì như vậy, hiệu quả không cách nào thoát được ra ngoài trật tự của nguyên nhân này. Và như thế nguyên nhân đệ nhất phổ quát hiện hữu với ý chí của Thiên Chúa, như đã nói trước.

 

TIẾT 4

Ý CHÍ CỦA THIÊN CHÚA CÓ THAY ĐỔI KHÔNG?

VẤN NẠN:  Xem ra ý chí Thiên Chúa hay thay đổi.

1. Thiên Chúa phán: “Nên Ngài ân hận vì đã dựng nên loài người trên dương thế” (Kn 7,6.7). Mà bất cứ ai ân hận về điều người ấy đã làm, thì có ý chí hay thay đổi. Bởi đó, Thiên Chúa có ý chí hay thay đổi.

2. Hơn nữa, đã có lời nói do Ngôi vị Thiên Chúa: “Trong khoảnh khắc. Ta truyền thẳng cho một dân tộc, một quốc gia nào phải tiêu tan, phải mất gốc, phải tiêu diệt đi, nếu dân tộc đó sám hối cải tà, chính Ta sẽ đổi ý không giáng họa trên dân ấy nữa”“ (Gr 18.7-8). Bởi đó, Thiên Chúa có ý chí hay thay đổi.

3. Bất cứ cái gì Thiên Chúa làm, Ngài làm cách tự ý. Nhưng Thiên Chúa không luôn luôn làm một việc, vì có lúc Thiên Chúa truyền lệnh tuân giữ luật của Ngài. Bởi đó, Ngài có ý chí hay thay đổi.

4. Thiên Chúa không muốn cách tất yếu điều Ngài muốn như đã trình bày trước. Do đó, Ngài có thể vừa muốn và vừa không muốn cũng một việc. Nhưng bất cứ cái gì nghiêng về cả hai cái đối lập nhau, thì thay đổi, như cái gì có thể hiện hữu và không hiện hữu, có thể thay đổi cách bản thể và như cái gì có thể hiện hữu trong một nơi, hoặc không có thể ở nơi nọ nơi kia, thì hay thay đổi về nơi chỗ. Do đó, Thiên Chúa hay thay đổi đối với ý chí của Ngài.

  TRÁI LẠI: Có lời ghi chép: “Thiên Chúa đâu phải người man trá, chẳng phải kẻ thay lòng đổi dạ: nói mà không làm ư?” (Da 23,19).

 TRẢ LỜI: Ý chí của Thiên Chúa hoàn toàn không thay đổi. Về quan điểm này, chúng ta phải chú ý, thay đổi chú ý, thay đổi ý chí là một việc, còn muốn cho một vài sự vật thay đổi lại là việc việc khác. Vì một người có muốn một việc được làm bây giờ, sau đó làm một việc ngược lại, mà ý chí vẫn tồn tại nguyên vẹn  không thay đổi tý nào, còn ý chí thay đổi nếu người ta bắt đầu muốn điều mà trước không muốn, hoặc thôi muốn điều mà trước kia đã muốn. Điều này không thể xảy ra, trừ phi chúng ta phỏng định trước sẽ có sự thay đổi hoặc ở trong sự tri thức, hoặc ở trong sự sắp đặt của bản thể của người muốn. Vì ý chí quan hệ về sự tốt, một người có thể bắt đầu muốn sự vật theo hai thể cách. Thể cách một, khi sự vật bắt đầu trở nên sự tốt cho người đó, điều này không thể xảy ra mà không có sự thay đổi trong người ấy . Vậy khi thời tiết lạnh bắt đầu, việc ngồi gần lửa trở nên sự tốt, dầu trước đó không phải vậy. Thể cách hai, khi người ấy, lần đầu tiên, tri thức một sự tốt cho mình, dầu trước họ chưa tro thức điều đó. Vì cuối cùng, chúng ta hỏi ý kiến để tri thức cái gì tốt cho chúng ta. Nhưng đã trình bày trước vừa bản thể của Thiên Chúa, vừa sự tri thức của Thiên Chúa, là hoàn toàn không thể thay đổi (q.9. a.1; q.14 , a.75). Bởi đó, ý chí của Thiên Chúa phải hoàn toàn không thay đổi.

GIẢI ĐÁP :

1. Các lời này của Thiên Chúa, phải được hiểu biết theo ý nghĩa ẩn dụ, và tùy theo sự tương tự của bản tính chúng ta. Vì khi chúng ta ân hận, chúng ta phải phá hủy cái gì chúng ta đã làm, dầu chúng ta có thể làm như vậy, mà không có sự thay đổi ý chí, như khi một người muốn làm một sự vật, đồng thời định ý phá hủy nó sau đó. Bởi đó, Thiên Chúa được nói là đã ân hận theo đường lối so sánh với thể cách hành động của chúng ta, theo mức độ Ngài dâng lụt hồng thủy để cất nhân loại ra khỏi mặt trái đất mà Ngài đã tạo thành trước.

2. Ý chí của Thiên Chúa, dầu là nguyên nhân đệ nhất và phổ quát, cũng không trục xuất các nguyên nhân trung gian là những nguyên nhân có năng lực sản xuất một số hậu quả. Tuy nhiên, vì các nguyên nhân trung gian kém hơn nguyên nhân đệ nhất , có nhiều sự vật trong năng lực của Thiên Chúa, sự tri thức và sự muốn, không được bao gồm trong trật tự của các nguyên nhân hạ tầng có thể nói:
“Lazaro sẽ không sống lại”, nhưng nhìn đến đệ nhất nguyên nhân Thiên Chúa: “Lazaro sẽ sống lại”. Và Thiên Chúa muốn cả hai, nghĩa là, một sự vật sẽ xảy ra trong trật tự của nguyên nhân hạ tầng, nhưng điều này không xảy ra trong trật tự cao đẳng hơn, hoặc Ngài có thể muốn ngược trở lại. Vậy chúng ta có thể nói Thiên Chúa đôi khi tuyên bố một sự vật có thể xảy ra tùy theo nó rơi vào trật tự của nguyên nhân hạ tầng, như  sự sắp đặt của thiên nhiên, hoặc công nghiệp của nhân loại, nhưng điều đó không xảy ra, vì theo một thể cách khác, điều đó đã ở trong sự dự định của nguyên nhân cao đẳng hơn và thuộc về Thiên Chúa. Như trường hợp Thiên Chúa đã báo trước cho vua Ezechiaa: “Hãy sắp xếp việc nhà đi, vì người sắp chết, không sống được đâu” (Is 38,1). Nhưng việc này không xảy ra, vì từ đời đời, đã sắp đặt cách khác trong sự tri thức của Thiên Chúa và ý chí của Thiên Chúa, vì ý chí của Thiên Chúa không hay thay đổi. Do đó, thành Gregorio: “Thiên Chúa thay đổi câu nói, chứ không thay đổi ý định, nghĩa là ý định của ý chí Thiên Chúa (Moral., 16,10). Bởi đó, khi Thiên Chúa nói: “Ta cũng sẽ ân hận”, thì lời nói của Ngài phải được hiểu theo cách ẩn dụ. Vì nhân loại xem ra ân hận, khi họ không thi hành điều họ đã hăm dọa.

3. Không được do chứng cứ này mà nói Thiên Chúa có ý chí thay đổi, nhưng Thiên Chúa muốn các sự vật sẽ thay đổi.

4. Thiên Chúa muốn sự vật không bằng cách tất yếu tuyệt đối, nhưng tất yếu theo giả thiết, vì sự không thay đổi của ý chí Thiên Chúa, như đã trình bày trước.

 

TIẾT 8

Ý CHÍ CỦA THIÊN CHÚA ĐẠT TẤT-YẾU-TÍNH TRÊN CÁC SỰ VẬT ĐƯỢC THIÊN CHÚA MUỐN CHĂNG?

VẤN NẠN: Xem ra ý chí của Thiên Chúa bắt các sự vật Ngài muốn, chịu tất-yếu-tính.

1. Thánh Augustinô nói: “Không ai được cứu rỗi, trừ ra kẻ Thiên Chúa muốn cứu rỗi. Bởi đó, phải nài xin Thiên Chúa muốn điều đó, vì nếu Ngài muốn, điều ấy chắc chắn được thực hiện” (Enchir., 103)

2. Mỗi nguyên nhân mà không bị trở ngại thì sản xuất hiệu quả của mình. Bởi vì, như Triết gia nói: “Bản tính luôn luôn hoạt động theo một thể cách, nếu không có gì trở ngại nó” (Aristote , Phys, 2,18). Mà ý chí Thiên Chúa không bị trở ngại. Vì Thánh Phaolô nói: “Ai dám cưỡng lại ý Ngài” (Fim 9,19 . Vậy, ý chí Thiên Chúa bắt các sự vật Ngài muốn, chịu tất-yếu-tính.

3. Bất cứ cái gì tất yếu do nguyên nhân dĩ tiền, tất yếu cách tuyệt đối. Như thế, một cách tất yếu, thú vật sẽ chết, vì nó được hợp thành bằng những yếu tố tương phản. Nhưng các sự vật Thiên Chúa sáng tạo, có tương quan với ý chí Thiên Chúa như với nguyên nhân dĩ tiền, do đó, chúng nó có tất-yếu-tính. Vì mệnh đề hữu kiện này thì đúng: “Nếu Thiên Chúa muốn một sự vật nào, thì sự vật ấy có”, và mỗi một mệnh đề hữu kiện, đúng như thế, thì tất yếu”. Do đó, tất cả những gì Thiên Chúa muốn, thì tất yếu cách tuyệt đối.

TRÁI LẠI : Tất cả các vật tốt hiện hữu, vì Thiên Chúa muốn chúng hiện hữu. Do đó, nếu ý chí Thiên Chúa bắt các sự vật Ngài muốn, chịu tất-yếu-tính, nên phải xảy đến cách tất yếu, và như vậy, làm tiêu tan sự bàn bạc và tự do quyết định cùng các việc tương tự như vậy.

TRẢ LỜI: Ý chí Thiên Chúa bắt buộc tất-yếu-tính lên trên một số sự vật được Ngài muốn, chứ không lên trên tất cả. Lý do của sự bắt buộc này, thì một số người đã lựa chọn chỉ về cho các nguyên nhân trung gian, bằng cách chủ trương cái gì được Thiên Chúa tạo nên nhờ các nguyên nhân tất yếu thì tất yếu, và cái gì được Thiên Chúa tạo nên nhờ các nguyên nhân bất tất, thì bất tất.

  Chủ trương này xem ra không phải là sự giải thích đầy đủ, vì hai lý do. Thứ nhất, bởi vì hiệu quả của nguyên nhân thứ nhất là bất tất bởi nguyên nhân đệ nhị, do sự kiện hiệu quả của nguyên nhân thứ nhất bị trở ngại do tình trạng thiếu kém của nguyên nhân đệ nhị, như năng lực của mặt trời bị trở ngại do tình trạng thiếu kém ở nơi thảo mộc. Nhưng, không tình trạng thiếu kém nào của nguyên nhân đệ nhị có thể cản trở ý chí của Thiên Chúa trong việc tạo nên hiệu quả của mình. Thứ hai, nếu sự phân biệt giữa bất-tất-hữu và tất-yếu-hữu chỉ liên quan với nguyên nhân đệ nhị mà thôi, điều này có nghĩa là chính sự phân biệt đó thoát khỏi ý định của Thiên Chúa, chủ trương này không thể chấp nhận được.

  Bởi đó, tốt hơn là nói sự phân biệt giữa bất-tất-hữu và tất-yếu-hữu xảy ra do hiệu lực của ý chí Thiên Chúa. Vì khi một nguyên nhân có hiệu lực để hành động, thì hiệu quả đi theo nguyên nhân không những với tính cách là một sự vật được tạo nên mà còn trong thể cách được tạo nên và thể cách hiện hữu. Như thế, do tình trạng thiếu kém của năng lực chủ động trong tinh trùng, có thể xảy một đứa con được sinh ra không tương tự với cha của nó trong các điểm tùy thể, là những điểm thuộc về thể cách hiện hữu của nó. Vậy, bởi vì ý chí của Thiên Chúa hoàn toàn có hiệu lực, do đó mà không những các sự vật mà Thiên Chúa muốn chúng được tác thành thì được tác thành, mà chúng còn được tác thành theo thể cách mà Thiên Chúa muốn. Nhưng Thiên Chúa muốn một số sự vật được tác thành cách tất yếu và một số được tác thành cách bất tất, ngõ hầu có trật tự tốt trong các sự vật vì sự hoàn hảo của vũ trụ. Bởi đó, với một số hiệu quả, Thiên Chúa gắn cho các nguyên nhân tất yếu không bao giờ thất bại, do các nguyên nhân này, các hiệu quả xảy cách tất yếu, nhưng với một số hiệu quả khác, Thiên Chúa gắn các nguyên nhân khác, có thể thất bại và bất tất, mà do các nguyên nhân này, các hiệu quả xảy ra cách bất tất. Do đó, không phải vì các nguyên nhân gần bất tất, mà các hiệu quả được Thiên Chúa muốn, xảy ra cách bất tất, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị các nguyên nhân bất tất cho chúng nó, bởi vì Ngài muốn chúng nó xảy ra cách bất tất.

      GIẢI ĐÁP :

1. Qua lời nói của thánh Augustinô, chúng ta phải hiểu, tất-yếu-tính trong các sự vật được Thiên Chúa muốn, không phải là tuyệt đối ,nhưng theo điều kiện. Vì mệnh đề theo điều kiện “nếu Thiên Chúa muốn có một vật, tất yếu vật đó có” thì mệnh đề đó cũng phải “thật” cách tất yếu.

2. Do sự kiện thật sự là không gì cưỡng lại ý chí Thiên Chúa, nên không những các sự vật nào mà Thiên Chúa muốn chúng xảy ra, thì xảy ra, mà chúng còn xảy ra cách tất yếu hoặc bất tất tùy theo ý chí của Ngài.

3. Các hậu sự có tất-yếu-tính do các tiền sự của chúng, tùy theo thể cách của tiền sự. Do đó, các sự vật được thành hiệu quả do ý chí của Thiên Chúa, thì có cáu tất-yếu-tính mà Thiên Chúa muốn cho chúng có , hoặc là cách tuyệt đối hoặc là cách điều kiện. Do đó, không phải tất cả mọi sự vật là tất yếu cách tuyệt đối.

 

TIẾT 9

THIÊN CHÚA MUỐN CÁC SỰ XẤU KHÔNG?

VẤN NẠN:  Xem ra Thiên Chúa muốn các sự xấu.

1. Mọi sự tốt hiện hữu, được Thiên Chúa muốn. Mà việc sự xấu hiện hữu là điều tốt. Vì thánh Augustino nói: “Dầu sự xấu, theo mức độ nó xấu, không phải là sự tốt, nhưng điều này tốt là không những các sự vật tốt hiện hữu, mà còn có các sự xấu hiện hữu” (Enchir., 90,6). Bởi đó, Thiên Chúa muốn các sự xấu.

2. Denys nói: “Sự xấu có thể dẫn đưa đến sự hoàn hảo của tất cả mọi sự vật, tức là, của vũ trụ” (De Div , Nom., 4,19). Và thánh Augustino nói: “Do tất cả mọi sự vật thì được tạo nên vẻ đẹp lạ lùng của vũ trụ, ở đây, chính cái được gọi là xấu, được an bài và sắp đặt theo cách đặc biệt, để tán dương sự tốt một cách minh bạch hơn, đến nỗi sự tốt trở nên thích thú hơn và đáng ca tụng hơn, khi được đối chiếu với các sự xấu” (Enchir., 10). Nhưng Thiên Chúa muốn tất cả cái đó thuộc về sự hoàn hảo và vẻ đẹp của vũ trụ, vì đó là điều Thiên Chúa ước muốn trên hết mọi sự trong các thụ tạo của Ngài. Vậy, Thiên Chúa muốn các sự xấu.

3. Sự xấu có thể được làm, và có thể không được làm, đối lập cách mâu thuẫn. Mà Thiên Chúa không muốn sự xấu không được làm, vì nếu cách khác, một số sự xấu được làm thật sự, hẳn ý chí Thiên Chúa không luôn luôn được thỏa mãn. Vậy, đáng nào, Thiên Chúa cũng muốn các sự xấu được hiện hữu.

TRÁI LẠI : Thánh Augustino nói “Không người khôn ngoan nào, là nguyên nhân cho người khác trở nên xấu hơn. Mà Thiên Chúa là nguyên nhân vượt lên trên hết mọi người vì sự khôn ngoan. Do đó, Thiên Chúa tột bậc kém, nếu Ngài là nguyên nhân làm một người trở nên xấu hơn: vì khi nói Ngài là nguyên nhân của một sự vật, cũng có nghĩa là Ngài muốn sự vật đó (Lib. 83, Quaest., 93). Nên, không phải do ý chí Thiên Chúa mà người ta hóa ra xấu hơn. Nhưng rõ ràng là mỗi sự xấu làm cho mọi sự vật ra xấu hơn. Bởi đó, Thiên Chúa không muốn sự xấu.

TRẢ LỜI : Vì sự tốt và sự vật đáng được ước muốn, cũng là một theo bản tính như đã trình bày trước (Q.5,a.1), và bởi vì sự xấu đối lập với sự tốt, không thể có một sự xấu với tính cách là sự xấu , lại được tìm kiếm bởi thị dục hoặc thị dục tự nhiên hoặc thị dục thú vật, hoặc thị dục thuộc trí năng, gọi là chí. Tuy nhiên sự xấu có thể được tìm kiếm bằng cách ngẫu trừ, theo mức độ nó đi theo sự tốt như xuất hiện trong mỗi thị dục. Vì một tác nhân tự nhiên không hướng đến sự khuyết phạp các mô thể hoặc sự tiêu diệt hoàn toàn, nhưng nó hướng đến cái mô thể mà sự khuyết phạp của một mô thể khác còn được gắn vào đó, và hướng dẫn sự sinh sản của một sự vật, mà sự sinh sản này bao gồm sự tiêu diệt của một sự khác nữa. Vì khi con sư tử giết một con nai, đối tượng của nó là thức ăn , mà có sự giết con nai đi theo. Cũng thế, người làm sự dâm dục chỉ có sự vui thú là đối tượng của họ, mà sự vui thú này có sự xấu xa của tội lỗi đi theo.

Nhưng sự xấu liên hệ với một sự tốt, là sự khuyết phạp của một sự tốt khác. Bởi đó, không bao giờ sự xấu được tìm kiếm, dầu bằng cách ngẫu trừ thì cũng không, nếu sự tốt có sự xấu liên hệ với mình không lôi kéo mạnh hơn sự tốt có sự xấu là khuyết phạp của mình. Mà Thiên Chúa không muốn sự tốt hơn là Ngài muốn thiện tính riêng của Ngài, Thiên Chúa còn muốn sự tốt này hơn sự tốt khác. Do đó, Ngài không cách nào muốn sự xấu của tội, vì tội là sự khuyết phạp của trật tự đối với sự tốt của Thiên Chúa. Sự xấu của khuyết điểm thiên nhiên, hoặc của hình phạt, chỉ được Thiên Chúa muốn bằng cách Ngài muốn sự tốt mà các sự xấu ấy được gắn vào đó. Như thế, khi muốn sự công bình, Ngài muốn hình phạt, và trong khi muốn bảo tồn trật tự thiên nhiên, Ngài muốn một số sự vật phải bị tiêu diệt.

GIẢI ĐÁP :

1. Một số người nói dầu Thiên Chúa không muốn sự xấu, nhưng Ngài muốn sự xấu hiện hữu hoặc được làm, bởi vì, dầu sự xấu không phải là sự tốt, nhưng điều này tốt, là sự xấu có thể hiện hữu hoặc được làm (Hugh de St.Victor, De sacram., 1,4,12). Sở dĩ họ chủ trương như thế , là bởi họ nói các sự vật xấu nơi chính chúng, nhưng được sắp đặt trong trật tự hướng về một mục đích tốt nào đó, và trật tự này, theo họ nghĩ, đã được biểu lộ trong các lời nói: “Sự xấu có thể hiện hữu hoặc không hiện hữu”. Tuy nhiên, chủ trương này không đúng, bởi vì sự xấu, tự chính nó, không được sắp đặt đến sự tốt, dầu bằng cách ngẫu trừ cũng không. Vì điều này ở ngoài ý định của tội nhân, là có sự tốt nào,do tội lỗi của nó mà phát xuất, cũng như điều này, ngoài ý định của các bạo chúa, là sự nhẫn nại của các Đấng Tử Đạo sẽ sáng chói do sự bách hại của họ. Bởi đó, không được nói rằng sự sắp đặt đến sự tốt bằng một cách như thế, được bao hàm trong câu nói: “điều này tốt, là sự xấu có thể hiện hữu hoặc được làm”, vì không được cái gì phán đoán do một điểm nào thích hợp với nó bằng cách ngẫu trừ, nhưng do yếu tố nào thích hợp với nó cách nguyên thường.

2. Sự xấu không góp phần cho sự hoàn hảo và vẻ đẹp của vũ trụ, ngoài ra bằng cách ngẫu trừ, như đã nói trước. Bởi đó, trong khi nói sự xấu có thể dẫn đưa đến sự hoàn hảo của vũ trụ, Denys rút câu kết luận này, như câu hậu kết từ những tiền đề sai.

3. Câu nói: “Sự xấu có thể được làm, và có thể không được làm”, thì đối lập nhau, như những câu mâu thuẫn, câu người nào đó muốn sự xấu được làm và người đó muốn sự xấu không được làm, thì không đối lập nhau , vì cả hai câu đều khẳng định. Bởi đó, Thiên Chúa không muốn sự xấu được làm, cũng không muốn sự xấu không được làm, nhưng Ngài muốn cho phép sự xấu được làm, và điều này thì tốt.

 

TIẾT 10

THIÊN CHÚA CÓ TỰ DO Ý CHÍ KHÔNG?

VẤN NẠN: Xem ra Thiên Chúa không có tự do ý chí.

1. Thánh Gieronimo nói, trong bài Phúc âm về dụ ngôn Người Con Hoang Đàng: “Duy Thiên Chúa là Đấng không có trách nhiệm về tội, cũng không thể có trách nhiệm về tội: Tất cả mọi người khác, vì có tự do ý chí có thể nghiêng mình về sự tốt hoặc sự xấu” (Epist., 21).

2. Sự tự do ý chí là một năng lực của trí năng và của ý chí, nhờ đó, sự tốt và sự xấu được lựa chọn. Nhưng Thiên Chúa không muốn sự xấu, như đã trình bày trước. Bởi đó, không có sự tự do ý chí trong Thiên Chúa.

TRÁI LẠI: Thánh Ambroxio nói: “Đức Chúa Thánh Thần phân phát cho mỗi người như Ngài muốn, tức là, tùy theo sự tự do ý chí của ý chí, chứ không phải tuân theo tất-yếu-tính” (De Fide, 2.6).

TRẢ LỜI : Chúng ta có tự do ý chí với cái gì chúng ta không muốn do tất-yếu-tính, hoặc bản năng tự nhiên. Còn điều này là chúng ta muốn được hạnh phúc, thì không thuộc về tự do ý chí, nhưng thuộc về bản năng tự nhiên. Do đó, các con thú vật khác, được động để hành động theo bản năng tự nhiên, thì không được nói là được động bởi tự do ý chí. Vậy, bởi vì Thiên Chúa muốn thiện tính riêng của Ngài cách tất yếu, như đã trình bày trước, thì Ngài có sự tự do ý chí đối với cái gì Ngài không muốn cách tất yếu.

GIẢI ĐÁP :

1. Thánh Gieronimo xem ra phủ nhận tự do ý chí đối với Thiên Chúa, không phải cách tuyệt đối, nhưng chỉ đối với sự hướng dẫn về tội.

2. Sự xấu của tội là sự quay đi xa cách thiện tính mà do thiện tính này, Thiên Chúa muốn tất cả mọi sự vật , như đã trình bày trước, Thiên Chúa hoàn toàn không có thể muốn sự xấu của tội, nhưng Ngài có thể lựa chọn một trong hai đối lập hữu, vì Ngài có thể muốn một sự kiện hiện hữu hoặc không hiện hữu. Cũng như chính chúng ta có thể muốn ngồi và không muốn ngồi, mà không có tội.

 

TIẾT 11

Ý CHÍ HIỆU  ĐƯỢC PHÂN BIỆT TRONG THIÊN CHÚA KHÔNG ?

VẤN NẠN : Xem ra ý chí ký hiệu không phải được phân biệt trong Thiên Chúa.

1. Như ý chí của Thiên Chúa là nguyên nhân các sự vật, sự khôn ngoan của Ngài cũng vậy. Mà không có ký hiệu cho sự khôn ngoan. Vậy không phải có ký hiệu cho ý chí Thiên Chúa.

2. Mỗi ký hiệu mà không phù hợp với điều nó biểu thị, thì sai. Do đó, nếu các ký hiệu của ý chí Thiên Chúa không phù hợp với ý chí Ngài, cũng sai, mà nếu phù hợp, lại dư. Vậy, phải thừa nhận không ký hiệu nào biểu thị cho ý chí của Thiên Chúa.

TRÁI LẠI : Ý chí của Thiên Chúa là đơn nhất, vì nó là yếu tính của Thiên Chúa. Nhưng đôi khi được coi như là có nhiều, như lời thánh vịnh : “Công việc của Chúa vĩ đại vô ngần , được tìm hiểu tùy theo tất cả các ý chí của Ngài” (Tv 110,2). Vậy, đôi khi ký hiệu được hiểu là ý chí.

TRẢ LỜI : Một số sự vật được nói về Thiên Chúa theo sát ý nghĩa của mình, còn các sự vật khác được nói về Thiên Chúa cách ẩn dụ, như thế rõ ràng do các điều đã được trình bày trước (q.13, a.3). Khi những đam mê nhân loại được chỉ về cho Thiên tính cách ẩn dụ, điều này được ứng dụng do sự tương tự trong hiệu quả. Do đó, một sự vật ở trong chúng ta là một ký hiệu của đam mê nào đó, được biểu thị cách ẩn dụ với cái tên của đam mê này. Như vậy, đối với chúng ta, thông thường một người giận, là phạt, như vậy, sự phạt là biểu lộ của sự giận. Bởi đó, chính sự phạt được biểu thị bởi cái tên giận, khi sự giận được chỉ về cho Thiên Chúa, cũng thế ,một cái gì thường đối với chúng ta, là sự biểu lộ của ý chí, đôi khi được gọi là ý chí trong Thiên Chúa, theo thể cách ẩn dụ. Như khi người nào truyền lệnh một cái gì, đó là ký hiệu của người này muốn giới luật đó được tuân giữ. Bởi đó, giới luật của Thiên Chúa đôi khi theo thể cách ẩn dụ được gọi là ý chí của Thiên Chúa ,như có lời ghi chép: “Ý muốn của Ngài được thi hành dưới đất ,cũng như được thi hành ở trên trời” (Mt 6.20). Tuy nhiên ,có sự dị biệt này ở giữa ý chí và sự giận, là sự giận không bao giờ được chỉ về Thiên Chúa cách chính xác. Do đó, trong Thiên Chúa được phân biệt ý chí theo nghĩa chính xác của mình, được gọi là ý chí khoái nhân, và ý chí được hiểu cách ẩn dụ ,là ý chí ký hiệu, vì chính cái ký hiệu của ý chí được gọi là ý chí.

GIẢI ĐÁP: 1. Sự trí thức không phải là nguyên nhân của một sự vật được tạo nên trừ phi nhớ ý chí. Vì chúng ta không đưa tới hành động, điều chúng ta tri thức. Vì chúng ta không đưa tới hành động, điều chúng ta tri thức, trừ phi chúng ta muốn làm như vậy. Cũng thế ,ký hiệu không được chỉ về cho sự tri thức, nhưng cho ý chí.

2. Ký hiệu của ý chí được gọi là các ý chí của Thiên Chúa, không phải là những ký hiệu nhờ đó Thiên Chúa muốn sự vật nào, nhưng bởi vì điều ở trong chúng ta, là những ký hiệu thông thường của ý chí chúng ta, thì được gọi là những ý chí của Thiên Chúa. Như vậy, sự phạt không phải là dấu hiệu của sự giận trong Thiên Chúa. Như vậy, sự phạt không phải là dấu hiệu của sự giận trong Thiên Chúa, nhưng sự phạt được gọi là sự giận trong Thiên Chúa, do sự kiện là sự phạt là ký hiệu của sự giận trong chính chúng ta.

 

TIẾT 12

NĂM KÝ HIỆU CỦA Ý CHÍ ĐƯỢC CHỈ VỀ CHO Ý CHÍ CỦA THIÊN CHÚA CÁCH THÍCH ĐÁNG KHÔNG ?

VẤN NẠN : Xem ra năm ký hiệu của ý chí, tức là, cấm, truyền, khuyên, hành và cho phép không được chỉ cách chính xác về ý chí của Thiên Chúa. Cũng các việc Thiên Chúa truyền cho chúng ta làm do một giới mệnh hoặc do sự khuyên bảo, đôi khi Thiên Chúa thực hiện các việc đó trong chúng ta, và cũng một điều Thiên Chúa cấm, đôi khi Thiên Chúa cho phép. Vậy các ký hiệu đó, không phải được phân biệt nhau.

2. “Thiên Chúa không làm cái gì , trừ phi Ngài muốn”, như Kinh thánh nói (Kn 11,25). Mà ý chí ký hiệu phân biệt với ý chí khoái mãn. Vậy sự hành động không được bao năm trong ý chí ký hiệu.

3. Sự hành động và sự cho phép quan hệ với tất cả các thụ tạo nói chung, vì Thiên Chúa hành động và cho phép một việc nào đó trong tất cả các thụ tạo. Còn giới mệnh, sự khuyên bảo và sự cấm, chỉ quan hệ với các thụ tạo có trí năng. Vậy một cách chính xác, chúng không bị một sự phân chia nào, cũng không thuộc về một trật tự nào.

4. Sự xấu xảy ra nhiều thể cách hơn sự tốt, vì sự tốt xảy ra theo một thể cách duy nhất, nhưng sự xấu xảy ra trong mọi thể cách duy nhất, nhưng sự xấu xảy ra trong mọi thể cách, như Triết gia đã tuyên bố (Eth., 2,6) và Denys cũng chủ trương như vậy (De Div. Nom., 4,30). Do đó, không chính đáng để chỉ một ký hiệu duy nhất trong trường hợp sự xấu, tức là sự cấm, và hai ký hiệu liên quan đến điều tốt, tức là khuyên bảo và truyền lệnh.

TRẢ LỜI: Các ký hiệu này được mệnh danh như vậy, bởi vì nhờ chúng chung ta quen bày tỏ chúng ta muốn một sự vật nào. Một người có thể bảy tỏ ra mình muốn một sự vật nào hoặc bởi chính mình, hoặc nhờ một người khác. Người ấy có thể tỏ ra điều ấy do chính mình, bằng cách làm một cái gì hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, khi người đó làm một việc bằng cách ngẫu trừ. Người ấy bày tỏ điều đó cách trực tiếp, khi người đó đích thân làm một việc gì, trong thể cách này, ký hiệu của ý chí được nói là hành. Người ấy tỏ bày điều đó cách gián tiếp, bằng cách không cản trở việc làm của một sự vật, vì điều cất đi một trở ngại, được mệnh danh là động lực tùy thể (Aristote, Phys., 8.4). Trong việc này, ký hiệu được mệnh danh là cho phép. Người ấy tuyên bố ý muốn của mình nhờ một người khác, khi người ấy ra lệnh cho kẻ khác thi hành việc làm, hoặc bằng cách nhấn mạnh việc làm đó là tất yếu do một giới mệnh, và do sự cấm việc tương phản với việc làm đó, hoặc bằng sự thuyết phục, được mệnh danh là sự khuyên bảo. Bởi vì ý chí loài người làm cho chính mình được tri thức theo cách thức này, thì chính năm ký hiệu này đôi khi được mệnh danh là các ý chí của Thiên Chúa, theo nghĩa chúng là những ký hiệu của ý muốn Thiên Chúa. Sự kiện giới mệnh, sự khuyên bảo và sự cấm được mệnh danh thì ý chí của Thiên Chúa, thì được tri thức rõ ràng theo lời nói của Phúc âm: “Ý chí của Cha được thực hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6,10). Sự kiện cho phép và sự hành động được mệnh danh là ý chí của Thiên Chúa được hiểu biết rõ ràng theo lời nói của Thánh Augustinô: “Không cái gì được làm, trừ phi Đấng Toàn năng muốn cái ấy được làm hoặc bằng cách cho phép cái ấy, hoặc bằng cách làm cái ấy cách thực tế (Enchir ., 95).

Hoặc có thể nói sự cho phép và sự hành động quan hệ với thời gian hiện tại, sự cho phép đối với sự xấu, sự hành động đối với sự tốt. Đang khi, về thời gian vị lai, sự cấm đối với sự xấu, giới mệnh đối với sự tốt là tất yếu, và sự khuyên bảo đối với sự tốt thuộc về sự làm nhiều hơn công việc mà phận sự bắt phải làm.

GIẢI ĐÁP:

1. Không có gì cản trở việc bất cứ người nào tuyên bố ý chí của mình về cũng một vấn đề nhiều thể cách, do đó, chúng ta gặp thấy nhiều tiếng cũng có một nghĩa. Nên, không có gì ngăn trở để cũng một sự vật là đối tượng của lệnh truyền, hành động, khuyên bảo, cấm đoán hoặc cho phép.

2. Bằng cách ẩn dụ, người ta có thể nói Thiên Chúa muốn điều ấy mà theo ý chí được hiểu biết cách chính xác, Ngài không muốn, cũng bằng cách ấy, người ta nói Ngài muốn điều Ngài muốn đích thực. Do đó, không có gì trở ngại việc cũng một sự vật làm đối tượng cho ý chí khoái mãn và cho ý chí ký hiệu. Song hành động luôn luôn là một đối với ý chí khoái mãn, đang khi lệnh truyền và sự khuyên bảo không như vậy, phần thì bởi vì cái thứ nhất nhìn đến hiện tại ,và hai cái sau nhìn về tương lai, phần thì bởi vì cái thứ nhất tại sự là hiệu quả của ý chí, đang khi hai cái sau là hiệu quả của ý chí được thực hiện bởi sự vật khác.

3. Các thụ tạo có trí năng là những ông chủ của các hành động riêng mình, và vì thế, một số ký hiệu nào đó của ý chí Thiên Chúa được chỉ cho chúng, vì Thiên Chúa truyền lệnh cho các thụ tạo có trí năng hành động theo thể cách do ý chí và do chính chúng. Các thụ tạo khác hành động chỉ vì được động bởi sự hành động của Thiên Chúa, do đó, sự hành động và sự cho phép có quan hệ với chúng.

4. Tất cả sự xấu của tội, dầu xảy ra nhiều thể cách, phù hợp trong điểm này, là không phù hợp với ý chí Thiên Chúa. Do đó, đối với sự xấu, duy có một ký hiệu được chỉ cho tức là, ký hiệu của sự cấm. Đàng khác, sự tốt có nhiều tương quan với thiện tính của Thiên Chúa, bởi vì có nhiều hành vi tốt, mà không có chúng, chúng ta không thể đạt tới sự hưởng thụ thiện tính và các hành vi này trong tương quan của giới mệnh: và có những sự tốt khác mà nhờ đó, chúng ta đạt tới sự hưởng thụ nay cách hoàn hảo hơn, thì trong tương quan của sự khuyên bảo. Hoặc có thể nói sự khuyên bảo không chỉ quan hệ với sự đạt được nhiều sự tốt lớn hơn, mà còn có quan hệ với sự tránh khỏi các sự xấu nhỏ hơn.

 



(*) Ký hiệu qa dùng trong Tổng luận thần học là từ viết tắt của các chữ Latinh “quaestio” và “articulus”, nghĩa là “Câu hỏi” và “Tiết” (bản dịch của Lm. Jos. Trần Ngọc Châu) hoặc “Vấn đề” và “Mục” (bản dịch của Joachim Nguyễn Văn Liêm và cộng sự). Ví dụ: (q.12 a.4) nghĩa là (Câu hỏi 12, Tiết 4) hoặc (Vấn đề 12, Mục 4). – Chú thích của triethoc.edu.vn.

[1] “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.” (Kinh Thánh, “Thư gửi tín hữu Roma, 12:2”. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1998, tr. 2118.) – Chú thích của triethoc.edu.vn.

[2] “Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh, tức là xa lánh gian dâm” (Kinh Thánh, “Thư gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca, 4:3”. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1998, tr. 2202.) – Chú thích của triethoc.edu.vn.

[3] “Thiên Chúa là Đấng làm nên mọi sự theo quyết định và ý muốn của Người, đã tiền định cho chúng tôi đây làm cơ nghiệp riêng theo kế hoạch của Người.” (Kinh Thánh, “Thư gửi tín hữu Ê-phê-xô, 1:11”. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1998, tr. 2176.) – Chú thích của triethoc.edu.vn.

[4] “Vàng thau lẫn lộn, bội nghĩa vong ân, tâm hồn nhơ nhuốc, dục tình đồi bại, rồi hôn nhân hỗn loạn, ngoại tình và phóng đãng.” (Kinh Thánh, “Sách Khôn ngoan, 14:26”. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1998, tr. 1268.) – Chú thích của triethoc.edu.vn.

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt