Đạo đức học

Về các nguyên tắc của lý tính thuần túy thực hành - §5 Vấn đề 1

 

VỀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA

LÝ TÍNH THUẦN TÚY THỰC HÀNH

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

 

IMMANUEL KANT (1724-1804)

Bùi Văn Nam Sơn dịch

 


Immanuel Kant. Phê phán lý tính thực hành. Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải. Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2007, tr. 53. | Phiên bản đăng trên triethoc.edu.vn do dịch giả gửi.


 

§5

VẤN ĐỀ 1

 

Giả thiết rằng: chỉ duy có hình thức ban bố quy luật đơn thuần của các châm ngôn là cơ sở quy định đầy đủ cho một ý chí, hãy thử tìm ra đặc tính của ý chí có thể được quy định chỉ bởi hình thức ấy.

 

Vì lẽ hình thức đơn thuần của quy luật chỉ có thể hình dung bởi lý tính và, do đó, không phải là đối tượng của các giác quan nên nó không thuộc về [hàng ngũ] những hiện tượng. | Cho nên, biểu tượng về nó như là về cơ sở quy định cho ý chí hoàn toàn khác với những nguyên tắc xác định những sự kiện ở trong Tự nhiên dựa theo quy luật của tính nhân quả, bởi nơi những sự kiện này, bản thân những cơ sở quy định cũng phải là những hiện tượng. Bây giờ, nếu không có cơ sở quy định nào khác có thể phục vụ như là một quy luật cho ý chí ngoài hình thức ban bố quy luật phổ biến ấy, nên một ý chí như thế phải được suy tưởng như là hoàn toàn độc lập với định luật tự nhiên của những hiện tượng trong mối quan hệ hỗ tương của chúng, tức trong quy luật của tính nhân quả. Một sự độc lập như thế gọi là sự Tự do theo nghĩa chặt chẽ nhất, tức, theo nghĩa siêu nghiệm. Cho nên, một ý chí – có thể có quy luật của mình không ở đâu khác hơn ngoài hình thức ban bố quy luật đơn thuần của châm ngôn – là một ý chí tự do.

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt