Thuật ngữ chuyên biệt

Autos / αὐτός: tự-mình, tự thân. (Pháp: lui-même, en soi)

Từ vựng triết học Hy Lạp:

 

Autos / αὐτός: tự-mình, tự thân

Pháp: lui-même, en soi. Phản thân: hautos / αὑτὸς

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IVAN GOBRY

ĐINH HỒNG PHÚC dịch

 

Về mặt ngữ pháp, autos vừa có nghĩa là tự-mình, tự-thân, vật tự-thân (latin: ipse), vừa có nghĩa là cái chính nó, chính bản thân sự vật : to auto / τό αὐτό (giống trung) (latin: idem). Platon dùng theo nghĩa danh từ: cái tự-mình; Aristote dùng theo nghĩa đồng nhất: cái chính mình.

Từ quan điểm vừa mang tính logic vừa mang tính siêu hình học này, autos đồng nghĩa với homoïos/ ὅμοιος : giống nhau

  Nó đối lập với:

- cái khác : hétéros / ἕτερος

- một cái khác : allos / ἄλλος

- khác [với] : diaphoros / διάφορος

- đối lập [với]: antikeïménos / ἀντικειμένος

- tương phản [với] : énantios / ἐναντίος

- không giống nhau : anomoïos / ἀνόμοιος

Từ ngữ : kath'hauto / καθ' αὐτό : bởi mình ; cái tự mình mang lại sự hiện hữu cho chính mình (chữ latinh a se, chứ không phải là chữ per se, hay in se = bản thể, cái tự mình hiện hữu, chứ không phải do các tùy thể).

Platon dùng chữ autos để chỉ Bản chất (eïdos); chữ tự mình hay chính mình (même) ở đây có nghĩa là cái tuyệt đối, như người ta nói: "đó chính là điều tốt." Chính vì vậy, nó gợi ra các Bản chất có tính cách toán học: sự Ngang bằng tự thân : auto to ison / αὐτό τὸ ἴσον (Phédon 74a), Đại lượng tự thân : auto to mégéthos / αὐτό τὸ μέγεθος (ibid. 102d), các con Số tự thân : autoi koi arithmoi / αὔτοι οἱἀριθμοί (Rep., VI, 525d); nhưng cũng là Công bằng tự thân : dikaïon auto / δίκαιον αὐτό (Phédon, 65d), cái Thiện tự thân (ibid., 76d); Chân lý tự thân: autê hê alêthêïa / αὐτή ἡ ἀλήθεια (Rep., VII, 526b), và nhất là cái Đẹp tự thân: auto to kalon / αὐτό τὸ καλόν (Rep., V, 476b; Cratyle, 439c; Banquet, 211e; etc.). Trong Sophiste (254d-258c), ông trình bày lý thuyết về cái không-tồn tại như là một lối trình bày khác bằng cách đặt cái Chính mình (tauton / ταὐτόν, cách nói nuốt chữ cụm từ τὸαὐτό) vào trong mối quan hệ với cái Khác (thatéron / θάτερον, cách nói nuốt chữ cụm từ τὸ ἕτερον).

Aristote không những ra sức đối lập cái Chính mình [le Même] với tất cả mọi cái đối lập với nó, mà còn phân biệt cái Chính mình theo bản chất (kath'hauto) với cái Chính mình theo tùy thể (kata sumbébêkos) (Met., Δ, 9-10). Trong chuyên luận Des catégories (X-XI), ông xử lý thành công những sự đối lập và tương phản này.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt