Thuật ngữ tổng quát

Chân trời / Horizon

 

CHÂN TRỜI

[HORIZON]

 

TRIẾT HỌC CHÂU ÂU HIỆN ĐẠI. Thuật ngữ được gán một nghĩa triết học đặc biệt trong các công trình của DiltheyHusserlHeidegger, và các triết gia hiện tượng học và thông diễn học khác. Chân trời là một khuôn khổ hay trường của tầm nhìn cho mọi sự thông hiểu của ta. Mỗi một con người với tư cách là một thực thể lịch sử bị quy định bởi một truyền thống và văn hóa và vì thế cư lưu trong chân trời nào đó. Chân trời là thế giới đời sống của ta. Sự thông hiểu nào chỉ thuần túy mang tính khách quan, và vì thế, thoát ly khỏi chân trời cụ thể của ta đều không thể có. Nghĩa của văn bản được quy định trong chân trời nào đó. Để đạt đến sự thông hiểu lịch sử ta phải sở đắc một chân trời lịch sử và diễn giải dựa trên bản thân hữu thể lịch sử và chân trời của truyền thống quá khứ, chứ không phải theo các tiêu chí và các tiên kiến đương đại của ta. Bản thân chân trời luôn trong tiến trình hình thành. Hiện tượng chân trời là cơ sở cho vòng tròn thông diễn. Nó cũng gợi ý rằng mọi sự thông hiểu đạt được dựa trên hậu cảnh của một chân trời của tính khả niệm, nên không có sự thông hiểu nào là hoàn tất hay tránh khỏi sai lầm. Bản tính viễn tượng của ý niệm chân trời được nắm bắt qua ý niệm điểm nhìn, nhưng ý niệm khiêm tốn hơn này, dù có tốt hay tệ hơn, đã bỏ qua một số phương diện sâu sắc hơn.


"Chân trời không phải là một ranh giới cứng nhắc, mà là thứ dịch chuyển cùng ta và mời gọi ta tiến lên phía trước." Gadamer, Chân lý và phương pháp.


 

Từ điển triết học phương Tây của Nicholas Bunin và Jiyuan Yu (Blackwell, 2004)

 

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt