Thuật ngữ tổng quát

Chủ nghĩa Spinoza

 

Chủ nghĩa Spinoza - Hệ thống các quan điểm của Benedict Spinoza, nhà triết học duy vật người Hà Lan ở thế kỷ XVII. Theo chủ nghĩa Spinoza thì tất cả mọi vật đều là biểu hiện (dạng) của một thực thể duy nhất và phổ biến. Thực thể này là nguyên nhân của chính mình và đồng nhất với "Thượng đế, hay giới tự nhiên". Thực chất của thực thể được biểu thị qua vô số chất - đặc tính, trong đó những đặc tính quan trọng nhất là tính sâu rộng và tư duy. Spinoza coi tính nhân quả là hình thức liên hệ giữa các hiện tư ợng riêng lẻ với nhau trong tự nhiên, hiểu tính nhân quả như là sự tác động qua lại trực tiếp giữa các vật thể, mà nguyên nhân ban đầu của chúng là thực thể. Sự tác động của tất cả các dạng của thực thể, kể cả của con người, là điều hết sức tất yếu: quan niệm về tính ngẫu nhiên chỉ xuất hiện trong trường hợp không nhận thức được tổng hòa tất cả các nguyên nhân tác động. Do chỗ tư duy là một trong những đặc tínhcủa thực thể phổ biến, cho nên mối liên hệ và trật tự các ý niệm, xét về nguyên tắc, cũng hệt như trật tự và mối liên hệ giữa các vật, và khả năng con người nhận thức thế giới là vô hạn. Cũng vì lý do đó, trong ba dạng nhận thức nhận thức cảm tính, nhận thức lý trí và nhận thức trực giác - lý tính thì dạng nhận thức thứ ba là chính xác nhất vì với dạng nhận thức này "sự vật được tri giác duy nhất thông qua thực chất của nó hoặc thông qua sự nhận thức nguyên nhân gần nhất của nó" (B. Spinoza. Tuyển tập, tiếng Nga, Mát-xcơ-va, 1957, t. I, tr. 325). Phương pháp này giúp con người nhận thức được cả những xúc cảm của chính mình và làm chủ được chúng; tự do của con người là ở sự nhận thức tính tất yếu của tự nhiên và nhận thức những xúc cảm của tâm hồn mình.

Chủ nghĩa Spinoza chẳng những là một trong những dạng của chủ nghĩa duy vật, mà cả của chủ nghĩa vô thần, vì chủ nghĩa Spinoza khước từ những quan niệm coi Thượng đế như một vật siêu tự nhiên đã tạo ra thế giớivà điều khiển thế giới. Tuy nhiên, khi đồng nhất Thượng đế và tự nhiên, nó đã nhượng bộ thần học. Cũng như tính chất máy móc của chủ nghĩa duy vật của pinoza, sự như ợng bộ này bắt nguồn, một mặt, từ trình độ khoa học của thời đại bấy giờ, mặt khác, từ tínhchất tiến bộ hạn chế của giai cấp tư sản non trẻ Hà Lan mà triết học của Spinoza đã đại diện cho lợi ích của nó. Về sau, xung quanh di sản triết học của nhà tư tư ởng vĩ đại người Hà Lan này đã diễn ra một cuộc đấu tranh tư tư ởng gay gắt mà đến thời đại chúng ta vẫn đang tiếp diễn. Lợi dụng tính chất hạn chế tất yếu lịch sử của những quan điểm Spinoza, triết học duy tâm đã xuyên tạc thực chất duy vật của chủ nghĩa Spinoza - một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển thế giới quan duy vật.

 


Nguồn: Chú thích số 28 trong V.I. Lênin Toàn tập, tập 18. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 467-8.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt