Thuật ngữ tổng quát

Viễn tượng / Perspective

 

VIỄN TƯỢNG / PERSPECTIVE

 

TRIẾT HỌC CHÂU ÂU HIỆN ĐẠI, SIÊU HÌNH HỌC, NHẬN THỨC LUẬN. Nietzsche cho rằng mọi cái biết đều mang tính viễn tượng và liên quan đến những cách diễn giải từ điểm nhìn này hay điểm nhìn khác. Không có điểm nhìn phổ quát trung tính để từ đó ta có thể có được nhận thức khách quan. Tuy nhiên, điểm nhìn này có thể được ưa thích hơn điểm nhìn khác tùy theo giá trị của nó đối với cuộc sống hơn là do sự tương ứng khách quan với các sự kiện.

Đối với Russell, một viễn tượng là tất cả các tập hợp dữ liệu tạm thời, cả dữ liệu được tri giác lẫn dữ liệu chưa hoặc không được tri giác, trình bày thế giới từ một điểm nhìn nào đó. Khi quan niệm như vậy, ông sử dụng dữ liệu mang tính chủ quan của các nhà tâm lý học trong những cách phân loại của họ về những cái đặc thù tương ứng với "các sự vật" được các nhà vật lý học dùng để phân loại các vật thể. Một viễn tượng được tri giác thực sự được Russell gọi là một "thế giới riêng tư", tức là quan niệm về thế giới mà người tri giác có được bất cứ lúc nào. Toàn bộ các viễn tượng trong cuộc sống của một cá nhân là "tiểu sử" của người đó.


"Tập hợp tất cả các đối tượng của giác quan hiện thời của tôi, đấy là cái tôi gọi là 'viễn tượng'." RussellMysticism and Logic.


 

Nguồn: Từ điển triết học phương Tây (Blackwell, 2004)

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt