Triết học cho trẻ em

Bác sĩ De Soto

Bác sĩ De Soto

(Tác giả WILLIAM STEIG)

Tóm tắt

Bác sĩ De Soto và vợ ông là những nha sĩ chuột điều trị tất cả các loại động vật, ngoại trừ những loài nào hại đến chuột. Một ngày nọ, bác sĩ De Soto và vợ nhìn thấy một con cáo với một hàm băng bó đang đợi bên ngoài văn phòng của họ. Bác sĩ De Soto và vợ quyết định chữa cho nó bất chấp nguy cơ bị nó ăn thịt. Mọi thứ diễn ra tốt đẹp cho đến khi Cáo bị ngạt khí, lúc nó mơ đến việc ăn những con chuột. Ngày hôm sau, Cáo trở lại để điều trị theo dõi với ý định ăn thịt Dr. và bà De Soto, nhưng De Sotos có một mưu kế để đánh bại Cáo.

Hướng dẫn thảo luận triết học

EZRA FRANKEL & KHARMEN BHARUCHA

Tư lợi và đạo đức

Bác sĩ De Soto và vợ ông sớm phải đối mặt với một quyết định khó khăn trong câu chuyện. Họ có làm những gì mà họ có thể làm với tư cách là nha sĩ và giúp đỡ con cáo không? Hay họ tự xem xét sự tư lợi và an toàn của chính họ trước khi giúp con cáo? "Làm quá bổn phận mình" là thuật ngữ dùng để chỉ những hành động vượt lên trên yêu cầu của bổn phận. Hầu hết trẻ em cho rằng vợ chồng De Soto giúp Cáo bằng cách làm giảm cơn đau cho Cáo là tốt (về mặt đạo đức) l. Tuy nhiên, điều này có nghĩa rằng vợ chồng De Soto sẽ bị cho là vô đạo đức nếu không chịu điều trị cho Cáo để bảo vệ mạng sống của chính họ?  Hành động theo cách ấy để bảo vệ lợi ích riêng của mình, bất chấp đạo lý, được biện minh khi nào? Trẻ em có thể tin rằng các hành động có đạo đức luôn được có lý do chính đáng và có thể biện minh, còn các hành động vô đạo đức thì ngược lại. Thảo luận về cuốn sách này sẽ thách thức những niềm tin này. Hơn nữa, trẻ em có thể nhận ra rằng có nhiều khía cạnh liên quan đến việc đưa ra một quyết định có đạo đức (ví dụ, tư lợi, sự an toàn của người khác và bổn phận gắn liền với vai trò của một người).

Tự do lương tâm

Khái quát hơn, điều quan trọng là phải xem xét liệu vợ chồng De Soto có được lựa chọn người mà họ muốn điều trị không (nghĩa là, vợ chồng De Soto có tự do lương tâm không). “Luận cứ dựa vào sự thiếu hiệu quả hay đạo đức giả” ủng hộ niềm tin rằng vợ chồng De Soto có quyền hành động phù hợp với lòng tin đạo đức của họ (tức là, tự do lương tâm). Về bản chất, luận cứ này dựa trên tiền đề rằng không thể buộc mọi người tin X (ví dụ, chữa trị cho những con vật nguy hiểm là tốt về mặt đạo đức), mà chỉ có thể buộc mọi người hành động như thể họ đã tin X (ví dụ, việc điều trị cho những con vật nguy hiểm là tốt về mặt đạo đức). Quả thực, việc vợ chồng De Soto điều trị Fox sẽ bị cho là đạo đức giả nếu họ tin rằng làm như vậy là sai về mặt đạo đức. Khi việc ép buộc vợ chồng De Soto phải chữa trị cho Cáo không làm thay đổi lòng tin của họ về đạo đức của việc chữa trị cho Cáo và sẽ hạn chế quyền tự do biểu đạt ý kiến lại, vợ chồng De Soto nên có tự do lương tâm để hành động sao cho nó nhất quán với những quy tắc đạo đức của họ.

Tuy nhiên, các nhà triết học Thomas Hobbes và John Locke sử dụng cùng một kiểu lý luận để tranh cãi rằng việc buộc mọi người phải hành động trái với lương tâm của họ không vi phạm tự do lương tâm. Hobbes và Locke nghĩ rằng lòng tin, chứ không phải hành động, cấu tạo nên lương tâm. Vì, theo luận cứ dựa vào tính thiếu hiệu quả, việc cưỡng bách con người hành động trái với lương tâm của họ không buộc họ phải thay đổi lòng tin của họ (tức là lương tâm), Hobbes và Locke cho rằng việc buộc con người phải hành động trái với lương tâm của họ không vi phạm tự do lương tâm. Do đó, vợ chồng De Sotos có thể bị buộc phải hành động trái với lương tâm của họ, bởi vì hành động trái với lương tâm của mình không không vi phạm lương tâm của mình. Ta không mong đợi trẻ em sẽ nắm được những luận cứ khác nhau về tự do ý thức. Tuy nhiên, các em nên suy nghĩ về việc thế nào là có lương tâm, và liệu các em có thể bị buộc phải hành động trái với lương tâm hay không. Tùy thuộc vào sự trưởng thành của học sinh, có thể sẽ thú vị khi đưa ra sự tương đồng giữa sự tự do lương tâm của De Sotos và sự tự do lương tâm trong cách đối xử của những người làm bánh với các cặp vợ chồng đồng tính (LGBT) khi họ từ chối bán bánh cưới cho các cặp đôi này.

Câu hỏi thảo luận triết học

Tư lợi và đạo đức

1. Tại sao vợ chồng De Soto lại chữa trị cho Cáo?

2. Vợ chồng De Sotos có bị buộc phải chữa trị cho Cáo không? Tại sao có, tại sao không?

3. Phải chăng có những việc bạn có thể được trả tiền để làm những điều chưa hẳn bạn đã đồng ý không? Tại sao?

4. Nếu không chữa trị cho Cáo thì hành động ấy của vợ chồng De Soto có được biện minh không? Tại sao có, tại sao không?

5. Vợ chồng De Soto có được biện minh về mặt đạo đức trong việc họ không chữa bệnh cho Cáo không? Tại sao có, tại sao không?

6. Bạn có nên liều lĩnh giúp đỡ kẻ khác không?

7. Có phải hành động theo đạo đức luôn là bắt buộc không?

8. Khi nào thì tư lợi chơi con bài đạo đức?

9. Đạo đức cần bao nhiêu sự hy sinh?

Tự do lương tâm

1. Tại sao vợ chồng De Soto chữa trị cho cáo?

2. De Sotos có bị buộc phải chữa trị cho cáo không? Tại sao có, tại sao không?

3. Giả sử vợ chồng De Soto là những nha sĩ duy nhất trong thị trấn. Họ vẫn có buộc phải chữa trị cho cáo sao? Tại sao có, tại sao không?

4. Giả sử vợ chồng De Soto không muốn chữa trị chuột đồng bởi vì họ không thích chuột đồng. Họ vẫn buộc phải chữa trị với chuột đồng? Tại sao có, tại sao không?

5. Giả sử De Sotos thực hành một tôn giáo mà theo đó răng của chuột đồng không nên được điều chỉnh, và bây giờ một chuột đồng yêu cầu điều trị. Vợ chồng De Soto có bị buộc phải chữa trị cho chuột đồng không? Tại sao có, tại sao không?

6. Có lương tâm thì có ý nghĩa gì?

7. Bạn có bao giờ bị yêu cầu làm những việc trái với lương tâm của bạn không?

8. Nếu bạn có một công việc đòi hỏi bạn phải đối xử với ai đó trái với lương tâm bạn thì sao?

 

NGUYỄN THỊ LINH GIANG dịch


Nguồn: https://www.teachingchildrenphilosophy.org/BookModule/DoctorDeSoto


 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt