Triết học tinh thần

Tồng luận thần học: Những điều kiện cần thiết cho hạnh phúc

TỔNG LUẬN THẦN HỌC

VỀ HẠNH PHÚC (Câu hỏi 1-21)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21
                                         

     

CÂU HỎI 4

NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO HẠNH PHÚC

 

THOMAS AQUINO (1225-1274)

Lm. Jos. TRẦN NGỌC CHÂU dịch

 


Thomas Aquino. “Câu hỏi 29: Sự ghét”. Tổng luận thần học. Quyển II, Phần 1, tập II. Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch, Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính.| Phiên bản tiếng Anh: https://www.sacred-texts.com/chr/aquinas/summa/sum137.htm


 

1. Sự khoái lạc đòi hỏi phải có cho hạnh phúc

2. Cái gì là chủ yếu cho hạnh phúc: sự khoái lạc hoặc sự thấy?

3. Sự lãnh hội đòi hỏi phải có không?

4. Sự ngay thẳng của ý chí đòi hỏi phải có không?

5. Thân thể đòi hỏi phải có cho hạnh phúc nhân loại không?

6. Sự hoàn hảo của thân thể đòi hỏi phải có không?

7. Một số sự tốt bên ngoài đòi hỏi phải có không?

8. Cộng đoàn bạn hữu đòi hỏi phải có không?

 

TIẾT 1 :

SỰ KHOÁI LẠC ĐÒI HỎI PHẢI CÓ CHO HẠNH PHÚC KHÔNG

VẤN NẠN: Xem ra sự khoái lạc hay sự vui thú không cần thiết cho hạnh phúc.

1. Thánh Augustinô nói: “Sự thấy là tất cả cái phần thưởng cho đức tin “ (De Trin 1.8). Mà phần thưởng hay sự thưởng công cho nhân đức đó là sự hạnh phúc, theo lời nói của Triết gia (Eth 9.3). Vậy duy thị kiến cần thiết cho hạnh phúc.

2. Hạnh phúc tự đầy đủ cách tuyệt trác, như Triết gia nói (Eth 7.6). Mà cái gì cần đến cái khác, không đầy đủ tại sự. Vậy bởi vì yếu tính hạnh phúc cốt tại thị tính thiên chúa như chúng ta đã minh chứng (q.3, a.8), xem ra sự khoái lạc không cần thiết cho hạnh phúc.

3. Triết gia còn nói: “Hành động mà hạnh phúc cốt tại đó, phải tránh mọi chướng ngại”. Mà sự khoái lạc làm trở ngại của trí năng, vì theo Triết gia (Eth 6.6) sự khoái lạc làm hư hỏng sự thẩm định của sự khôn ngoan. Vậy sự khoái lạc không cần thiết cho hạnh phúc.

TRÁI  LẠI: Thánh Augustinô nói: “Hạnh phúc là sự vui mừng đến với chúng ta từ chân lý” (Conf. 23).

TRẢ LỜI: Một sự vật cần thiết cho sự vật khác theo bốn cách:

1. Với tính cách là điều kiện tiên quyết và là sự chuẩn bị như sự nghiên cứu cần thiết cho khoa học.

2. Với tính cách đem lại một sự hoàn thành, như hồn cần thiết cho sự sống của thân thể.

3. Với tính cách là sự trợ giúp hay trợ lực bên ngoài, như sự trợ giúp của các bạn hữu cần thiết cho một số công việc.

4. Bằng sự phát sinh đồng thời, dường như chúng ta nói sự nóng cần thiết để đi theo lửa. Như thể sự khoái lạc cần thiết cho hạnh phúc. Quả vậy,  sự lạc là sự nghỉ ngơi của thị dục trong sự tốt đã thu được. Vì hạnh phúc là sự thu được điều tốt tối thượng, không thể tồn tại mà không có sự phát sinh đồng thời.

GIẢI ĐÁP:

1. Do sự kiện tiền công trả cho kẻ công, ý chí có công thì nghỉ ngơi: và thế là được khoái lạc. Vậy sự khoái lạc được bao gồm trong yếu tính của phần thưởng đã lãnh nhận.

2. Do sự thấy phát sinh trong khoái lạc: và kẻ thấy thiên chúa không thể không có sự khoái lạc.

3. Sự khoái lạc đi theo hành động của trí năng chẳng những không trở ngại nó, mà còn làm cho nó mạnh thêm, như Triết gia nói (Eth 4.6). Khi chúng ta vui thú làm cái gì, chúng ta làm cách chú ý hơn và bền chí hơn. Duy sự khoái lạc ở ngoài hành động trở ngại nó đôi khi, bởi vì làm giảm bớt sự chú ý chúng ta. Cái gì làm cho chúng ta khoái lạc, được chúng ta chú ý hơn; và đang khi chú ý về cái đó cách ham mê, chúng ta tất nhiên không còn chú ý đến các sự vật khác. Đôi khi xảy ra ngược lại, đó là sự khoái lạc các giác quan tương phản với trí năng. Lúc ấy nó ngăn trở sự thẩm định của sự khôn ngoan hơn là sự phán đoán của trí năng suy lý.

 

TIẾT 2 :

CÁI GÌ CHỦ YẾU TRONG HẠNH PHÚC KHOÁI LẠC HOẶC SỰ THẤY

VẤN NẠN: Xem ra trong hạnh phúc, sự khoái lạc chủ yếu hơn sự thấy.

1. Triết gia nói: “Sự khoái lạc là sự hoàn hảo của hành động” (Eth 4.6). Mà cái gì làm cho hoàn hảo thì ở trên cái gì được làm cho hoàn hảo. Vậy sự khoái lạc quan trọng hơn.

2. Cái gì làm cho một sự vật đáng được ước muốn, thì ở trên sự vật đó. Mà các hành động được ước muốn vì các sự khoái lạc mà chúng đem lại. Do đó bản tính, khi liên hệ với các hành động cần thiết cho việc bảo tồn cá thể và loại, đã gắn sự khoái lạc vào đó, để các hành động này không bị các sinh vật bỏ qua.

3. Sự thấy tương ứng với đức tin và sự khoái lạc hay sự thỏa mãn tương ứng với đức mến. Mà thánh Phao-lô nói: “Đức mến trong hệ đức tin” (1 CR 13.13). Vậy sự khoái lạc hay sự thỏa mãn ở trên sự thấy.

TRÁI LẠI: Nguyên nhân ở trên hiệu quả. Mà sự thấy là nguyên nhân cúa sự khoái lạc. Vậy sự thấy ở trên sự khoái lạc.

TRẢ LỜI: Vấn đề này đã được Triết gia nêu lên (Eth 4.11), nhưng không giải quyết. Mà nếu người ta xét nó cách đúng đắn, sẽ tất nhiên nhận thấy hành động của trí năng tức là sự thấy, hơn sự khoái lạc. Sự khoái lạc cốt lại sự nghỉ ngơi nào đó của ý chí. Mà nếu ý chí nghỉ ngơi trong sự vật nào đó chỉ vì nó gặp được sự tốt trong đối tượng của sự nghỉ ngơi mình. Vậy nếu ý chí gặp được sự nghỉ ngơi trong một hành động, đó là do thiện tính của hành động này. Và không được nói ý chí tìm kiếm sự tốt vì sự nghỉ ngơi, vì trong trường hợp này hành động của ý chí là mục đích của nó, điều này đã được minh chứng là bất khả (q.1 a.1); còn ý chí tìm nghỉ ngơi trong hành động này, bởi vì hành động này là sự tốt của nó. Rõ ràng sự tốt chủ yếu nhất  ở đây là hành động mà trong đó ý chí nghỉ ngơi, đúng hơn là sự nghỉ ngơi của ý chí trong sự tốt này.

GIẢI ĐÁP:

1. Triết gia cũng nói (Eth 4.8) sự khoái lạc làm hoàn hảo hành động sống theo thể cách duyên dáng làm hoàn hảo tuổi trẻ, duyên dáng là hiệu quả của chính tuổi trẻ. Do đó, sự khoái lạc đi theo sự thấy, chứ không phải là một hoàn hảo làm cho sự thấy được hoàn hảo trong loại của nó.

2. Sự tri giác khả giác không đạt tới yếu tính cách tổng quát của sự tốt, nhưng đạt tới sự tốt đặc thù biểu lộ tính cách làm cho khoái lạc. Do đó, theo giác dục hiện hữu trong thú vật, cách hành động được tìm kiếm vì sự khoái lạc. Trí năng, trái lại hiểu yếu tính phổ quát của sự tốt mà sự chiếm hữu của sự tốt này sinh ra sự khoái lạc. Vì lý do này nó một cách chủ yếu nhằm sự tốt hơn là sự vui hưởng. Do đó mà trí năng Thiên Chúa khi sáng tạo bản tính, gắn các sự khoái lạc vào các hành động này. Nhưng không thẩm định được cái gì cách đơn thưởng tùy theo trật tự của giác dục, nhưng tùy theo trật tự của tâm dục.

3. Đức mến không tìm kiếm sự tốt được yêu mến vì sự khoái lạc; việc đức mến được khoái lạc trong sự chiếm hữu sự tốt nó yêu mến, chỉ là hậu quả. Như vậy sự khoái lạc không tương tương ứng với đức mến với tính cách là mục đích của nó, nhưng chính sự thấy tương ứng với nó, vì nhờ sự thấy mà mục đích này trở nên hiện diện với nó.

 

TIẾT 3:

SỰ LÃNH HỘI CẦN THIẾT CHO HẠNH PHÚC KHÔNG?

VẤN NẠN: Xem ra sự lãnh hội không cần thiết cho hạnh phúc.

1. Thánh Augustinô nói: Đạt tới Thiên Chúa bằng trí năng là hạnh phúc lớn lao: còn sự lãnh hội thì bất khả.

2. Hạnh phúc là sự hoàn hảo của nhân loại, về phần trí năng và ý chí như đã đề cập đến trong phần I (q.79); Mà trí năng được trở nên hoàn hảo đầy đủ do sự thấy Thiên Chúa, và ý chí do sự khoái lạc gặp được ở đó. Vậy không cần phải có sự lãnh hội như điều kiện thứ ba.

3. Hạnh phúc cốt tại hành động và các hành động được phân loại do các đối tượng mình. Mà đàng khác, chỉ có hai đối tượng tổng quát, sự thật và sự tốt, sự thật tương ứng với sự thấy, và sự tốt với sự khoái lạc. Vậy sự lãnh hội không cần thiết như hành động thứ ba.

TRÁI LẠI: Thánh Phao-lô nói: “Anh em cứ chạy như vậy mà nắm lấy giải” (Cr 9.24). Mà cuộc chạy đua thiêng liêng có chung kết là hạnh phúc, như thánh Phao-lô nói: “Ta đã chiến đấu lành mạnh, cuộc thi đua chấm dứt, đức tin ta đã giữ vững, ta chỉ còn đợi triều thiên công chính” (Tm 4.7-8). Vậy sự nắm lấy (compréhension) cần thiết cho hạnh phúc.

TRẢ LỜI: Bởi vì hạnh phúc cốt tại sự thu được cùng đích, điều này cần thiết cho hạnh phúc phải được nghĩ đến trong tương quan nhân loại với mục đích này. Mà nhân loại được sắp đặt đến mục đích khả niệm một phần bởi trí năng, một phần bởi ý chí. Bởi trí năng, theo tư cách tiền hiện hữu trong trí năng một sự hiểu biết bất hoàn hảo về hoàn hảo này. Bởi ý chí, trước tiên do tình yêu, một sự chuyển động thứ nhất của ý chí đến với một đối tượng, sau đó do tương quan thực tại giữa hữu thể yêu mến và hữu thể được yêu mến.

Mối tương quan này có ba thứ. Có khi hữu thể được yêu mến hiện diện với hữu thể được yêu mến; trong trường hợp này không có sự tìm kiếm; có khi nó không hiện diện, nhưng người ta không có thể đạt được nó, trong trường hợp này cũng không có sự tìm kiếm. Sau hết có khi người ta có thể thu được nó, nhưng nó ở cao trên năng lực của kẻ muốn thu được nó, đến nỗi người ta không thu được nó tức khắc. Đó là tương quan của kẻ hy vọng đối tượng mà mình hy vọng; duy mối hy vọng này giúp tìm kiếm mục đích.

Như vậy cả ba cách này đều có cái gì trong hạnh phúc tương ứng với mình. Sự hiểu biết hoàn hảo tương ứng với sự hiểu biết bất hoàn hảo; sự hiện diện của mục đính tương ứng với tương quan hy vọng, và sự khoái lạc phát sinh bởi sự hiện diện này là kết quả sự yêu mến (a.2).

Do đó hạnh phúc đòi đồng thời phát sinh ba điều này: Sự thấy tức là sự hiểu biết hoàn hảo về mục đích khả niệm của chúng ta; sự lãnh hội bao hàm sự hiện diện của chính mục đích, sự khoái lạc hay sự vui hưởng bao hàm sự nghỉ ngươi của hữu thể yêu mến trong sự chiếm hữu hữu thể được yêu mến.

GIẢI ĐÁP:

1. Từ ngữ lãnh hội (compréhension) được hiểu theo hai cách. Nó có thể biểu thị cái gì được hiểu, thì được chứa đựng trong cái hiểu nó; và trong trường hợp cái gì được hữu hạn để hiểu biết thì hữu hạn và như thế Thiên Chúa không được hiểu biết bởi trí năng của bất cứ thụ tạo nào. Thứ đến, hiểu biết có thể một cách đơn giản biểu thị sự nắm lấy đối tượng từ đây được chiếm hữu và trở nên hiện diện. Như một người đuổi bắt một người khác, bắt được người đó khi nắm giữ lại được, và chính sự nắm giữ như thế cần thiết cho hạnh phúc.

2. Cũng như sự hy vọng và yêu mến thuộc về ý chí, vì tự nhiên cũng một chủ thể yêu mến đối tượng và hướng về đối tượng này khi mình không có. Vậy sự lãnh hội và sự khoái lạc cũng thuộc về ý chí và cùng một chủ thể một cách tự nhiên chiếm hữu một cái gì và nghỉ ngơi trong nó.

3. Sự lãnh hội không phải là hành động ở bên ngoài sự thấy, nhưng là một tương quan với mục đích được chiếm hữu. Do đó, chính là sự thấy, hoặc sự vật được sự thấy theo tư cách hiện giờ hiện diện, là đối tượng của sự lãnh hội.

 

TIẾT 4:

SỰ NGAY THẲNG CỦA Ý CHÍ CẦN THIẾT CHO HẠNH PHÚC KHÔNG?

VẤN NẠN: Xem ra sự ngay thẳng của ý chí không cần thiết cho hạnh phúc.

1. Như chúng ta nói (q.3 a.4), hạnh phúc, theo yếu tính mình, cốt lại hành động của trí năng. Mà sự hoàn hảo của trí năng không đòi hỏi có sự ngay thẳng của ý chí mà do đó nhân loại được gọi là thanh sạch. Nhưng thánh Augustinô đã nói: “Tôi không tán thành điều tôi đã nói lên trong lời cầu nguyện: ‘Lạy chúa, chúa chỉ muốn ban cho tâm hồn thanh sạch được hiểu biết chân lý’ (Retract 1.4). Thì ra, người ta có thể trả lời nhiều người trong những người không thanh sạch hiểu biết nhiều chân lý. Vậy sự ngay thẳng của ý chí không cần thiết cho hạnh phúc.

2. Cái đi trước không lệ thuộc vào cái đi sau. Mà hành động theo trí năng đi trước hành động của ý chí. Vậy hạnh phúc, hành động hoàn hảo của ý chí, không lệ thuộc vào sự ngay thẳng của ý chí.

3. Cái gì được sắp đặt đến cái gì khác là mục đích không còn cần thiết sau khi đạt được mục đích này, như chiếc tàu thủy một khi người ta đã tới bến. Mà sự ngay thẳng của ý chí là việc làm của nhân đức, được sắp đặt đến hạnh phúc là mục đích của mình. Vậy mục đích một khi được đạt tới rồi, sự ngay thẳng của ý chí không còn cần thiết nữa.

TRÁI LẠI: Người ta đọc trong Phúc Âm: “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy thiên chúa.” (Mt 5.8). Và thánh Phao-lô nói: “Anh em phải cố gắng hòa thuận với mọi, phải gắng trở nên thánh thiện, vì không có sự thánh thiện, thì không ai sẽ được thấy chúa” (Dt 12.14).

TRẢ LỜI: Sự ngay thẳng ý chí cần thiết cho hạnh phúc và cần thiết với tính cách tiến sự và đồng thời phát sinh. Với tính cách tiến sự, vì cái gì làm cho ý chí ngay thẳng, đó là tương quan đúng đắn của nó đối với cùng đích. Mà mục đích, đối với cái gì được sắp đặt đến với mình, đóng cùng một vai trò như mô thể đối với thể chất. Vậy cũng như thể chất không thể lãnh nhận mô thể đối với chất thể nếu không được sắp đặt đến đó một cách thích nghi, cũng vậy, không cái gì đạt được mục đích mà không ở trong tương quan đúng đắn với nó; và do đó không ai đạt đươc hạnh phúc trừ phi không có ý chí ngay thẳng.

Sự ngay thẳng cũng cần thiết với tính cách đồng thời phát sinh; vì chúng ta đã nói (q.3 a.8), hạnh phúc tột bậc cốt tại sự thấy yếu tính Thiên Chúa, mà yếu tính Thiên Chúa là chính yếu tính của sự tốt. Và như vậy ý chí của kẻ thấy Thiên Chúa do yếu tính Thiên Chúa thì tất nhiên yêu mến vì Thiên Chúa tất cả những gì mình yêu mến. Như vậy, ý chí của kẻ không thấy yếu tính Thiên Chúa thì tất nhiên yêu mến những gì mình yêu mến do yếu tính tổng quát của sự tốt mà mình hiểu biết yếu tính này. Và chính điều đó làm cho ý chí ngay thẳng. Vậy rõ ràng hạnh phúc không thể hiện hữu mà không có sự ngay thẳng của ý chí.

GIẢI ĐÁP:

1. Thánh Augustinô ở đoạn này nói về sự hiểu biết chân lý mà chân lý này đồng thời không phải là yếu tính của thiện tính.

2. Một cách hợp lý người ta nói mọi hành động của ý chí đều có hành động nào đó của trí năng đi trước. Tuy  nhiên, cũng có hành động nào đó của ý chí đi trước hành động nào đó của trí năng. Và như vậy ý chí hướng đến hành động cuối cùng của trí năng, tức là hạnh phúc. Do đó, khuynh hướng ngay thẳng của ý chí cách tiên quyết đòi phải có để đạt tới hạnh phúc như mũi tên đòi phải có chuyển động để đạt tới mục đích.

3. Tất cả cái gì được sắp đặt về mục đích, không thôi hiện hữu lúc xảy ra mục đích. Nhưng chỉ biến mất cái gì có tính cách hoàn thành và bất hoàn hảo như sự chuyển động. Do đó, tất cả cái gì liên hệ tới sự chuyển động không còn lý do tồn tại khi người ta đạt được mục đích, còn sự ngay thẳng của trật tự đối với đích điểm này vẫn luôn cần thiết.

 

TIẾT 5:

THÂN THỂ CẦN THIẾT CHO HẠNH PHÚC CỦA NHÂN LOẠI KHÔNG?

VẤN NẠN: Xem ra thân thể cần thiết.

1. Sự hoàn hảo của nhân đức và ân sủng giả định trước sự hoàn hảo của bản tính. Còn hạnh phúc là sự hoàn hảo của nhân đức và ân sủng. Một linh hồn không thân thể không chiếm hữu sự hoàn hảo của chính mình, bởi vì tự nhiên nó là một phần của bản tính nhân loại, và một phần ở ngoài cái toàn thể mình thì bất hoàn hảo. Vậy linh hồn không có thân thể không thể hạnh phúc.

2. Hạnh phúc là một hành động hoàn hảo, như chúng ta đã nói. Mà hành động hoàn hảo đi theo sự hiện hữu hoàn hảo. Vì không cái gì hành động trừ phi theo tư cách hữu thể hiện thể, vậy linh hồn tách rời khỏi thân thể, không có sự hiện hữu hoàn hảo, như phần ở ngoài cái toàn thể mình thì bất hoàn hảo, xem ra nó không được hạnh phúc.

3. Hạnh phúc là sự hoàn hảo của nhân loại; mà linh hồn không có thân thể không phải là nhân loại. Vậy không thể có hạnh phúc trong linh hồn không có thân thể.

4. Theo Triết gia (Eth. 13.2) “Hành động diễm phúc, mà hạnh phúc cốt tại đó, phải không gặp ngăn trở”, mà hành động của linh hồn tách  rời gặp ngăn trở,vì thánh Augustinô nói: “linh hồn dường như có thị dục tự nhiên thống trị thân thể và do thị dục này nó bị ngăn trở theo một thể cách nào đó trong việc mình phấn khởi tới bầu trời tối thượng, tức là tới thấy yếu tính Thiên Chúa” (De Gen. Ad Litt.-12,35)

5. Về hạnh phúc, nhân loại là kẻ bằng thiên thần; mà theo thánh Augustino (De Gen. ad Litt. 12,35), linh hồn tách rời không phải là kẻ bằng thiên thần. Vậy nó không có hạnh phúc.

TRÁI LẠI: Người ta đọc trong sách Khải huyền: “Phúc thay những người được chết trong Chúa” (Kh 14,13).

TRẢ LỜI: Có hai thứ hạnh phúc: một hạnh phúc bất hoàn hảo mà chúng ta có thể có ở đời này; hạnh phúc thứ hai là hạnh phúc hoàn hảo cốt tại yếu tính Thiên Chúa. Rõ ràng đối với hạnh phúc đời này, thân thể cần thiết. Thì ra, hạnh phúc đời này là hành động tri năng hoặc suy lý hoặc thực tiễn. Mà hành động tri năng ở đời này không thể xảy ra mà không có ảnh tượng, và các ảnh tượng chỉ tái phát trong cơ quan hữu hình, như chúng ta đã chứng minh trong phần I  (q84, a.6). Và như vậy hạnh phúc người ta có thể đạt tới ở đời này, lệ thuộc vào thân thể theo một cách nào đó.

Còn hạnh phúc hoàn hảo cốt tại sự thấy Thiên Chúa, một số người (q.64, a.4) tưởng nghĩ nó không được ban cho linh hồn hiện hữu không có thân thể; và họ nó những linh hồn của các thánh, vì tách rời khỏi thân thể mình, không thể đạt tới hạnh phúc trước ngày phán xét chung, khi chúng lấy lại thân thể mình.

      Nhưng ý kiến này sai lầm về quan điềm thế giá cũng như lý lẽ. Về thế giá, vị thánh Phao-lô nói: “chúng tôi luôn mạnh dạn và chúng tôi luôn biết rằng: ở lại trong thân xác này là lưu lạc xa Chúa...” (2 Cr 5,6-7). Thánh nhân nói tiếp: “bởi chúng ta đi theo đức tin, chứ không do sự xem thấy, vì không thấy yếu tinh Thiên Chúa, người ta chưa ở trước tôn nhan Thiên Chúa” (2 Cr5,6-7). Mà linh hồn  các thánh tách rời thân thể mình hiện diện với Thiên Chúa: do đó, thánh Phao-lô nói thêm: “chúng tôi luôn mạnh dạn, và điều chúng tôi thích hơn, đó là lìa bỏ thân xác để được ở bên Chúa”. (2 Cr 5,8). Vậy rõ ràng linh hồn các thánh tách khỏi thân thể mình đi trong sự xem thấy, tức là thấy yếu tính Thiên Chúa: điều này tạo nên hạnh phúc thật sự.

Lý lẽ cũng minh chứng điều này. Vì trí năng chúng ta cần đến thân thể để hành động chỉ vì các ảnh tượng và chân lí khả niệm được tiêu biểu bởi các ảnh tượng này, như chúng ta đã nói ở phần I (q.84, a7). Do đó, bởi vì hạnh phúc không lệ thuộc lệ thuộc vào thân thể, và như vậy linh hồn không có thân thể, vẫn được hạnh phúc.

   Tuy nhiên phải biết một sự vật có thể theo hai thể cách thuộc về sự hoàn hảo của sự vật khác. Trước hết, để tạo nên yếu tính của một vật; như linh hồn cần thiết cho sự cấu tạo đầy đủ con người. Thứ đến, sự hoàn hảo của một vật đòi phải có cái gì thích hợp  cho sự hiện hữu tốt nhất củ nó; và như vậy, sắc đẹp của thân thể hoặc khiếu hiểu mau cho trí năng (velocitasingenii) thuộc về sự hoàn hảo của nhân loại. Mặc dầu thân thể không gắn liền với hạnh phúctheo thể cách thứ nhất, nó gắn liền theo thể cách thứ hai. Do đó, hành động của hữu thể lệ thuộc vào bản tính, bản tính của linh hồn càng hoàn hảo hành động riêng của nó càng hoàn hảo, mà hạnh phúc cốt tại hành động hoàn hảo riêng này. Do đó, thánh Augustinô tự đặt câu hỏi và đã trả lời: “Các linh hồn những người quá cố, không còn thân thể, thu được hạnh phúc tột bực không? Chúng không xem thấy bản thể bất khả dịch như các thánh thiên thần xem thấy, hoặc vì lý do bí ẩn hơn, hoặc vì chúng bảo tồn sự ước muốn tự nhiên thống trị các thân thể mình”.

GIẢI ĐÁP:

 1. Hạnh phúc là sự hoàn hảo của linh hồn về phần tri năng, do đó linh hồn nâng mình lên cao ở trên các cơ quan hữu hình, chứ không phải tùy theo linh hồn là mô thể tự nhiên thân thể. Nên linh hồn tách khỏi thân thể bảo tồn sự hoàn hảo của bản tính mà do đó nó được hạnh phúc, mặc dầu nó không có sự hoàn hảo về bản tính mình theo tư cách là mô thể của thân thể.

2. Tương quan của linh hồn với sự hiện hữu khác với các phần khác của con người. Vì sự hiện hữu của cái toàn thể không thuộc về phần nào trong các phần của nó; do đó mà lúc toàn thể tiêu diệt, phần thôi hiện hữu như các phần cấu tạo thú vật, khi vật tiêu diệt; hoặc, nếu các phần còn lại, chúng có sự hiện hữu hiện thể khác: như một phần đường có hiện hữu khác với sự hiện hữu của cả đường. Nhưng linh hồn, sau khi thân thể tiêu diệt, bảo tồn chính sự hiện hữu của hợp vật, sở dĩ có trường hợp này là bởi vì duy có cũng một hiện hữu này là sự hiện hữu cho thân thể và mô thể, và bởi vi sự hiện hữu này  là sự hiện hữu của hợp nhất. Mà linh hồn tồn tại do sự hiện hữu riêng mình, như  chúng ta đã minh chứng ở phần I (Q.75, A.2). Vậy sau khi tách rời khỏi thân thể, linh hồn bảo tồn sự hiện hữu hoàn hảo của mình và có thể có hành động hoàn hảo mặc dầu không còn sự hoàn hảo của bản tính loại thuộc.

3. Hạnh phúc thuộc về nhân loại ở phần trí năng của họ. Do đó, bao lâu trí năng tồn tại, có khả năng được hạnh phúc, hoàn toàn như những chiếc răng của người nước Ethiopia mà  do đó người ta nói họ có màu trắng, vẫn có thể tiếp tục trắng mặc dầu đã bị nhổ.

4. Một sự vật bị ngăn trở bởi sự vật khác theo hai cách: Thứ nhất, theo cách tương dị, như sự lạnh ngăn trở hành động của sự nóng: và một sự ngăn trở như thế của hành động và đối lập với hạnh phúc. Thứ hai, do tình trạng thiếu nào đó, theo ý nghĩa là sự vật bị ngăn trở không có tất cả những gì cần thiết cho sự hoàn hảo toàn vẹn và sung mãn kinh và sự ngăn trở như thế không đối lập với hành động làm cho hạnh phúc, mà chỉ đối lập với sự hoàn hảo toàn vẹn và sung mãn của hành động này. Do đó, người ta nói sự tách rời linh hồn khỏi thân thể làm chậm nó lại bằng cách ngăn trở nó hướng tất cả đến thị kiến yếu tính Thiên Chúa. Thì ra, linh hồn ước muốn vui hưởng Thiên Chúa một cách nào đến nỗi sự vui hưởng của mình tạo ra một sự dội lại trên thân thể theo mức độ mình có khả năng. Do đó, bao lâu nó vui hưởng Thiên Chúa mà không còn thân thể, thị dục của nó nghỉ ngơi trong Thiên Chúa theo thể cách nó luôn luôn ước muốn xem thấy thân thể mình đến đỏ cũng tham dự sự tốt này.

5. Sự ước muốn của linh hồn tách rời khỏi thân thể thì hoàn toàn được nghỉ ngơi về phần đối tượng được ước muốn. Vì nó có điều đầy đủ cho thị dục mình. Nhưng nó không hoàn toàn nghỉ ngơi về phần chính mình, là kẻ ước muốn; vì nó không chiếm hữu sự tốt mình theo mọi thể cách nó muốn chiếm hữu. Do đó, khi nó lấy lại thân thể mình, sự hạnh phúc của nó gia tăng không phải về cường độ, nhưng theo trương độ.

6. Lời nói "Các linh hồn các người quá cố không xem thấy Thiên Chúa theo cũng một thể cách như thiên thần, chúng ta phải hiểu đó không phải là sự không bằng nhau về lượng: vì ngay bây giờ, một số linh hồn được hạnh phúc được nhắc lên các bậc cao của thế giới các thiên thần và trông thấy Thiên Chúa rõ ràng hơn các thiên thần hạ cấp. Chúng ta phải hiểu ở đây có sự không bằng nhau về tỷ lệ. Theo ý nghĩa là bạn, dầu thuộc hạ cấp, có sự toàn vẹn hoàn hảo của hạnh phúc mình phải có; và điều này không có như vậy đổi với hồn các thánh tách rời khỏi thân thể."

 

TIẾT 6

SỰ HOÀN HẢO CỦA THÂN THỂ CẦN THIẾT CHO HẠNH PHÚC KHÔNG?

 VẤN NẠN: Xem sự hoàn hảo của thân thể không cần thiết cho hạnh phúc.

1. Sự hoàn hảo của thân thể là sự tốt hữu hình và người ta đã minh chứng hạnh phúc không cốt tại các sự tốt hữu hình.

 2. Hạnh phúc của nhân loại cốt tại sự thấy yếu tính Thiên Chúa, như đã chứng tỏ ở trước (q.3. a.8). Mà đối với hành động như thế, thân thể không góp phần được, như chúng ta đã trình bày (a.5). Vậy không sự sắp đặt hữu hình nào cần thiết cho hạnh phúc.

3. Trí năng càng được gỡ thoát khỏi thân thể, hiểu càng hoàn hảo. Mà hạnh phúc cốt tại hành động hoàn hảo nhất của trí năng. Vậy linh hồn phải được gỡ thoát khỏi thân thể trong hết thảy mọi thể cách. Do đó, không sự sắp đặt hữu hình cần thiết cho hạnh phúc.

TRÁI LẠI: Hạnh phúc là phần thưởng của nhân lời ghi chép: “Phúc cho các con nếu các con thực hành này” (Ga 13,17). Mà Thiên Chúa hứa ban cho các thánh phần thưởng bao gồm sự thấy và sự khoái lạc với sự sắp đặt tốt của thân thể theo lời tiên tri Isaia: “Khi các người mục kích điều này, lòng mình hoàn hỉ, thân thể mình nở như cỏ hoa” (Is 66, 14)

 TRẢ LỜI: Nếu chúng ta nói đến hạnh phúc mà người ta có thể đạt tới được ở đời này, thì rõ ràng sự sắp đặt tốt tất yếu phải cần đến. Vì hạnh phúc này, theo Triết gia, cốt tại hành động của nhân đức hoàn hảo (Eth 13,1). Mà rõ ràng tình trạng xấu của thân thể có thể ngăn trở sự biểu lộ nhân đức của nhân loại. Còn nếu chúng ta đã cập đến hạnh phúc hoàn hảo, một số người tưởng nghỉ hạnh phúc này không phải có sự sắp đặt hữu hình, mà trái lại linh hồn phải được hoàn toàn giải thoát khỏi thân thể. Thánh Augustinô cũng thuật lại lời nói của Porphyre: “Để linh hồn được hạnh phúc phải tránh xa tất cả cái gì hữu hình" (De Civit Dei, 22,26). Mà điều này không thể chấp nhận. Bởi vì linh hồn theo bản tính phải phối hợp với thân thể, sự hoàn hảo của linh hồn không thể trục xuất cái gì là sự hoàn hảo của mình.

Do đó, chúng ta thấy được tại sao hạnh phúc tuyệt đối hoàn hào đòi phải có sự hoàn hảo nào thuộc về sự hoàn hảo hữu hình, như điều kiện tiên quyết và như hậu quả. Như điều kiện tiên quyết theo lời nói của thánh Augustinô: “Nếu thân thể sắp đặt khó khăn và gay go, như xác thịt hư hỏng và đè nặng linh hồn, thì linh hồn bị quay đi không trông thấy bầu trời tối thượng". Vậy chúng ta kết luận vào thời gian mà thân thể này không còn là thân thể thú vật, mà là thân thể thiêng liêng, linh hồn sẽ bằng các thiên thần và cái gì đã là gánh nặng của nó, trở thành vinh quang cho nó.

Với tư cách là hậu quả, sự sắp đặt tốt cũng được hạnh phúc gây nên vì hạnh phúc của linh hồn dội lại trên thân thể đến nỗi thân thể cũng thưởng thức sự hoàn hảo của mình, điều này khiến thánh Augustinô nói: “Thiên Chúa tạo thành linh hồn với bản tính rất có năng lực đến nỗi sự sung mãn hạnh phúc của nó dội lại trên bàn tính hạ tầng một sức lực bất khả diệt" (Lethe 118,3).

GIẢI ĐÁP:

1. Hạnh phúc không cốt tại sự tốt hữu hình như đối tượng của mình, nhưng sự tốt hữu hình có thể theo một cách nào đó góp phần vào sự huy hoàng và sự hoàn hảo của thân thể.

2. Mặc dầu thân thể không đem lại cái gì cho hành động của trí năng mà bởi đó người ta thấy yếu tính Thiên Chúa, nó còn chướng ngại. Do đó mà sự hoàn hảo của thân thể cần thiết ngõ hầu thân thể này không trở ngại sự hướng thượng của linh hồn. 

3. Sự thật là hành động hoàn hảo của trí năng đòi nó phải được giải thoát khỏi thân thể có thể tiêu hư này và làm cho nó nặng nề, chứ không được giải thoát thân thể thiêng liêng hoàn toàn tùng phục linh hồn. Về thân thể thiêng liêng, chúng ta sẽ đề cập đến ở Phần 3.

 

TIẾT 7

MỘT SỐ SỰ TỐT BÊN NGOÀI CẦN THIẾT CHO HẠNH PHÚC KHÔNG?

VẤN NẠN: Xem ra là sự tốt bên ngoài cũng cần thiết cho hạnh phúc.

1. Cái gì được hứa ban thưởng cho những kẻ được tuyển chọn thì thuộc về hạnh phúc. Mà có hứa  cho các thánh những sự tốt bên ngoài như đồ ăn, đồ uống, sự giàu có và vương quyền. Vì người ta đọc trong Phúc âm: “Anh em được đồng bàn ăn uống với Thầy trong Vương Quốc của Thầy’’ (Lc 22,30). Phúc âm thánh Mátthêu nói: “Anh em hãy thu tích của cải trên trời’’ (Mt 6,20) và còn nói: “Hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy đến và nhận lấy nước thiên đàng…” (Mt 25,34).

2. Boece nói: “Hạnh phúc là tình trạng hoàn hảo do sự tập hợp hết thẩy tất cả mọi cái tốt” (De consol 3,7). Mà các sự vật bên ngoài được kể vào các sự tốt của nhân loại, mặc dầu chúng kèm theo sự nhận xét của thánh Augustinô (De lib Arb 2,19).

3. Chúa Giêsu đã phán trong phúc âm thánh Mátthêu: “Phần thưởng anh em rất lớn lao trên trời” (Mt  5,12). Mà hiện hữu trên trời biểu hiện sự hữu hiện trong một nơi. Vậy ít ra một nơi bên ngoài cần thiết cho sự hạnh phúc.

TRÁI LẠI: Người ta đọc trong thánh vịnh: “Ở trên trời tôi được có ai? Và khi tôi ở với Chúa trần gian không làm cho tôi vui mừng” (Tv 73,25) dường như kẻ ấy có ý nói lên: “Về phần tôi được kết hợp với Chúa, đó là sự tốt duy nhất của tôi’’. Vậy không có sự tốt nào khác ngoài Thiên Chúa, cần thiết cho hạnh phúc.

TRẢ LỜI: Đối với hạnh phúc bất hoàn hảo mà người ta có thể chiếm hữu ở đời này các sự tốt bên ngoài cần thiết không phải với tính cách thành phần yếu tính của hạnh phúc, nhưng là những công cụ đem tới hạnh phúc này; mà hạnh phúc này cốt lại hành động của nhân đức, theo lời triết gia nói. Thì ra nhân loại trong đời sống trần gian, cần đến cái gì cần thiết cho than thể, cho hành động của nhân đức chiêm niệm cũng như cho hành động của nhân đức hoạt động, và nhân đức hành động còn đòi phải có những điều kiện khác nữa để hoàn thành các công việc mình.

Còn với hạnh phúc hoàn hảo cốt tại sự thấy yếu tính Thiên Chúa, những sự tốt như thế không cần thiết nào cả. Lý do làm sáng tỏ điều đó chính là tất cả sự tốt này chỉ cần thiết để bảo tồn sự sống thú tính, hoặc cần thiết cho một vài hành động được thi hành nhờ thân thể và thuộc về tính cách nhân loại. Nhưng hạnh phúc hoàn hảo cốt tại sự thấy Thiên Chúa là hành động hoặc của thần linh tách rời khỏi thân thể, hoặc của linh hồn phối hợp với thân thể, không phải còn là hành động thú tính, nhưng thiêng liêng. Do đó, các sự tốt bên ngoài được sắp đặt cho sự sống thú tính, không cần thiết tí nào cả cho hạnh phúc. Và bởi vì, trong đời sống ở đời này diễm phúc chiêm niệm tương tự với hạnh phúc thiêng đàng hơn diễm phúc hoạt động, vì tương tư với  Thiên Chúa hơn, như những điều chúng ta đã trình bày (q3, a5); vì lý do này đời sống chiêm niệm ít cần đến các sự tốt bên ngoài, như Triết gia nói (Eth 8,5).

GIẢI ĐÁP:

1. Tất cả mọi lời hứa ban đầu cho sự tốt hữu hình mà người ta gặp thấy trong Kinh Thánh phải được hiểu theo ý nghĩa ẩn dụ, vì Kinh thánh thường trình bày các sự vật thiêng liêng qua hình ảnh các sự vật hữu hình ngõ hầu, như thánh Ggrêgôriô nói, nhờ điều chúng ta đã hiểu biết, chúng ta nâng mình lên tới sự ước muốn chúng ta không hiểu biết (In Evang 2,11). Như vậy, bởi những từ ngữ đồ ăn và đồ uống, chúng ta phải hiểu biết đó là sự khoái lạc đi theo hạnh phúc; bởi những từ ngữ của cái giàu có phong lưu phú quý của con người hưởng thụ, đó là Thiên Chúa  đã đủ cho họ; bởi những từ ngữ vương quyền, đó là sự tán dương phấn khởi con người cho tới sự giao tiếp vói Thiên Chúa.

2. Các sự tốt bên ngoài được sử dụng cho sự sống thú tính, không còn thích hợp với sự sống thiêng liêng mà hạnh phúc hoàn hảo cốt ở đó. Tuy nhiên, trong hạnh phúc này có sự tập hợp hết thảy mọi sự tốt; vì tất cả những gì tốt ở nơi chúng được chiếm hữu trong nguồn gốc tột bực của hết thảy mọi sự tốt.

3. Về nơi hạnh phúc theo thánh Augustinô: “Phần thưởng các thánh không có vị trí trong các bầu trời hữu hình, nhưng từ ngữ các bầu trời biểu thị tính cách cao thượng của những sự tốt thiêng liêng’’ (De sem Dom in Monte, 1,5). Tuy nhiên một nơi hữu hình, tức là bầu trời cao nhất, sẽ là thiên đàng cho những kẻ hạnh phúc, không phải nơi này cần thiết cho hạnh phúc nhưng chỉ là một nơi thích hợp và đẹp đẽ.  

 

TIẾT 8

CỘNG ĐỒNG BẠN HỮU CẦN THIẾT CHO HẠNH PHÚC KHÔNG?

VẤN NẠN: Xem ra các bạn hữu cần thiết cho hạnh phúc

1. Hạnh phúc thường được biểu hiện trong Kinh Thánh bởi từ ngữ “vinh quang’’. Mà vinh quang cốt tại điều mà sự tốt của con người được nhiều kẻ hiểu biết. Vậy cộng đoàn bạn hữu cần thiết cho hạnh phúc.

2. Boece nói: “Sự chiếm hữu một sự tốt không được vui mừng, nếu nó không được chia sẻ’’ (Voir Seneque Ad Lucllicum letter 6 ). Mà sự khoái lạc cần thiết cho hạnh phúc. Vậy xem ra cộng đồng bạn hữu cần thiết cho hạnh phúc.

3. Đức mến gặp được sự hoàn hảo mình trong hạnh phúc. Mà nó mở rộng tới Thiên Chúa và kẻ đồng loại. Vậy xem ra cộng đoàn bạn hữu cần thiết cho hạnh phúc.

TRÁI LẠI: Người ta đọc trong sách Khôn ngoan: “Cùng với Khôn ngoan luôn đến cho tôi mọi sự tốt” (Kn 7,11), nghĩa là cùng với sự Khôn ngoan cốt tại chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Và như vậy, không cái gì khác cần cho hạnh phúc.

TRẢ LỜI: Nếu chúng ta nói về hạnh phúc trong đời sống hiện tại, chúng ta phải nói với Triết gia “con người hạnh phúc cần đến các bạn hữu” (Eth 9,4), không phải sự lợi ích mình, vì mình tự túc, cũng không phải vì sự khoái lạc hoàn hảo do hành động nhân đức, nhưng vì sự tốt của hành động mình nghĩa là để có khả năng đem lại sự tốt cho họ, để mình được vui thú trông thấy sự tốt mà họ hoàn thành và để mình được họ trợ giúp trong sự tốt chính mình hoàn thành. Do đó, con người cần đến sự trợ giúp của các bạn hữu để hành động cách đạo đức tốt lành trong các công việc của đời sống hoạt động cũng như trong đời sống chiêm niệm.

Còn nếu chúng ta nói về hạnh phúc hoàn hảo mà chúng ta sẽ chiếm hữu ở quê trời, cộng đoàn bạn hữu không cần thiết, vì con người gặp được trong Thiên Chúa sự sung mãn của sự hoàn hảo mình. Tuy nhiên, cộng đoàn bạn hữu này góp phần vào sự làm cho tươi tắn hớn hở hạnh phúc như thánh Augustinô nói: “Thụ tạo thiêng liêng để được hạnh phúc chỉ lãnh nhận sự trợ giúp bên trong đến với mình từ vĩnh cửu, từ chân lí và từ tình yêu của Đấng Sáng tạo. Nếu người ta phải nói nó lãnh nhận sự trợ giúp bên ngoài, có lẽ nó lãnh nhận điều đó theo ý nghĩa là những kẻ được tuyển chọn trông thấy nhau và vui mừng về cộng đồng mình trong Thiên Chúa’’ (De Gen ad Lit 8,25).

GIẢI ĐÁP:

1. Vinh quang thuộc yếu tính của hạnh phúc không phải vinh quang mà con người vui hưởng gần gũi con người nhưng gần gũi Thiên Chúa.

2. Lời nói này nhất định biểu thị các sự tốt tại sự không có đầy đủ sung mãn. Và đó không ứng dụng vào câu chuyện chúng ta, bởi vì con người gặp được trong Thiên Chúa sự sung mãn của mọi sự tốt.

3. Sự hoàn hảo của đức mến thuộc về tình yêu của hạnh phúc theo tình yêu Thiên Chúa, chứ không phải tình yêu đối với người đồng loại. Do đó, giả như có một linh hồn duy nhất vui hưởng sự chiếm hữu Thiên Chúa, vẫn hạnh phúc, mặc dù không có người đồng loại để yêu mến. Nhưng một khi chấp nhận có người đồng loại, tình yêu mà người ta yêu mến họ phát xuất từ tình yêu Thiên Chúa. Và như vậy một mối tương quan đồng thời phải sinh phối hợp tình bạn hữu với hạnh phúc hoàn hảo.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt