Thuật ngữ chuyên biệt

  • Thuật ngữ triết học Kant: Tính dục / Giới tính [Đức: Geschlecht; Anh: sex]

    Thuật ngữ triết học Kant: Tính dục / Giới tính [Đức: Geschlecht; Anh: sex]

    04/05/2013 22:08

    Sự thảo luận của Kant về tính dục, bản năng tính dục (sexuality) và hành vi tính dục có phạm vi rộng đáng ngạc nhiên, và được thấy trong SHHĐL và ĐĐH. Ông xem sự khác biệt về tính dục như sự khác biệt đặc biệt trong loài người, và biến sự khác biệt này thành cơ sở cho nghiên cứu của ông về sự ham muốn tính dục. Trung tâm trong quan niệm của ông về tính dục là sự phân biệt có nền tảng luân lý giữa sự hợp nhất tính dục dựa theo “bản tính động vật đơn thuần” và sự hợp nhất tính dục theo “nguyên tắc” trong hôn nhân.

  • ALÊTHÉÏA (HÊ) : Chân lý

    ALÊTHÉÏA (HÊ) : Chân lý

    02/05/2013 12:44

    Triết học có mục đích tối hậu là đạt đến chân lý. Triết gia, theo Platon, là “người ái mộ Tồn tại và chân lý.” (Rep., VI, 501d) ; chương trình của triết gia là đẩy linh hồn đạt đến Chân lý tự thân (ibid., VII, 526b). Đối với Aristote, triết học là “khoa học về.

  • Thuật ngữ triết học Hegel: Nhà nước [Đức:Staat (der); Anh: State]

    Thuật ngữ triết học Hegel: Nhà nước [Đức:Staat (der); Anh: State]

    30/04/2013 21:57

    (Der) Staat được hình thành từ chữ La-tinh status (“vị thế, điều kiện”, v.v., có gốc từ động từ stare, nghĩa là “đứng”) ở thế kỷ 15. Thoạt đầu, nó có nghĩa là “thế đứng, vị thế; điều kiện; lối sống; phẩm giá”). Ở thế kỷ 17, nó có được nét nghĩa chủ đạo của ngày nay là “nhà nước (chính trị”) dưới ảnh hưởng của chữ état (cũng phái sinh từ status) trong tiếng Pháp.

  • Thuật ngữ triết học Kant: 'Biện thần luận [t.Đức: Theodizee; t.Anh: theodicy]'

    Thuật ngữ triết học Kant: "Biện thần luận [t.Đức: Theodizee; t.Anh: theodicy]"

    26/04/2013 20:27

    Khi định nghĩa biện thần luận như là “những sự bảo vệ cho sự hiền minh tối cao của Đấng Sáng tạo chống lại những than phiền của lý tính khi chỉ ra sự hiện hữu của những sự vật trong thể giới mâu thuẫn lại với cứu cánh hiền minh ấy”...

  • Chiến tranh

    Chiến tranh

    26/04/2013 20:24

    Trong MM Kant mô tả mỗi quốc gia ‘quan hệ với một quốc gia khác trong trạng thái tự do tự nhiên và do đó trong một trạng thái chiến tranh không dứt’ (tr. 343, tr. 150). Quyền hạn của các quốc gia này đối với nhau liên quan đến việc tiến hành chiến tranh..

  • Phenomenon

    Phenomenon

    26/04/2013 20:23

    Các phenomenon được phân biệt với cả noumenon lẫn hiện tượng, nhưng những thuật ngữ mà Kant dùng để diễn đạt sự phân biệt được thay đổi một cách triệt để trong suốt sự nghiệp của ông.

  • Sơ luận về bất kỳ môn Siêu hình học nào trong tương lai

    Sơ luận về bất kỳ môn Siêu hình học nào trong tương lai

    26/04/2013 20:16

    Được xuất bản vào năm 1783 ít lâu sau CPR, quyển P đã được Kant dự kiến là 'không phải viết cho học sinh dùng mà là viết cho các giáo viên tương lai dùng'. Cùng với OD, P là lời đáp của Kant đối với làn sóng phê phán đầu tiên đối với triết học phê phán của ông, và giống OD ở một sự luận giải về những chủ đề nền tảng của triết học phê phán.

  • Tình yêu

    Tình yêu

    26/04/2013 19:58

    Khi bàn về tình yêu như một cảm xúc, thì sự bàn luận của ông thường trình bày thiên về khía cạnh sắc dục (erotic), và quan tâm đến việc khép bản năng tính dục vào kỷ luật. Trong CBH, sự trì hoãn quan hệ tình dục là một trong bốn bước, nhờ đó “lý tính” phân biệt con người với con vật...

  • On (to) : Tồn tại

    On (to) : Tồn tại

    26/04/2013 19:54

    Thể từ giống trung ở lối hiện tại phân từ của động từ eïnaï: tồn tại (ngôi thứ nhất số ít : eïmi : tôi tồn tại). Dịch sát nghĩa : cái đang tồn tại [l’étant]. Có hai ý nghĩa : a. Tồn tại cá biệt, cái đang hiện hữu. b. hành vi tồn tại, sự kiện tồn tại ; và từ đó : tồn tại nói chung, tức được xét một cách trừu tượng ; cái có thể trở thành, ở Platon : Tồn tại tự mình, Bản chất của Tồn tại, Thực tại khả niệm.

  • Agathon: Tốt / Thiện (cái, sự)

    Agathon: Tốt / Thiện (cái, sự)

    26/04/2013 19:52

    Trong triết học Hy lạp, cái Thiện [hay cái Tốt] là mục đích dành cho mọi người để sống thành công. Nó là nguồn suối của hạnh phúc (eudaïmonia), là cuộc tìm kiếm không ngừng của linh hồn. Nhưng chỉ có bậc hiền nhân mới đạt đến cái Thiện, vì chỉ có vị ấy mới sử dụng lý tính một cách thích hợp.

  • Lôgíc học phổ biến/siêu nghiệm

    Lôgíc học phổ biến/siêu nghiệm

    25/04/2013 22:39

    Mặc dù toàn bộ tác phẩm của Kant có thể được xem là một suy tưởng được mở rộng về lôgíc học, nhưng ông chỉ chịu trách nhiệm về hai công trình minh nhiên dành cho chủ đề này. Một trong các công trình đó, FS, là một đóng góp đầu tay ngắn ngủi cho sự đổi mới một số sự quá đáng của phong cách hoa mỹ (baroque excesses) trong truyền thống Aristoteles.

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt