Thuật ngữ chuyên biệt

PHÂN TÂM HỌC HIỆN SINH [existential psychoanalysis]

Thuật ngữ Jean-Paul Sartre:

 

PHÂN TÂM HỌC HIỆN SINH

[existential psychoanalysis]

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
                                       

GARY COX

ĐINH HỒNG PHÚC dịch

 

 

Một hình thức của phân tâm học, do Sartre sáng lập, đặt trọng tâm vào việc khảo sát cặn kẽ lịch sử cá nhân của một con người để phát hiện ra bản tính của sự lựa chọn nền tảng độc nhất của anh ta về chính anh ta và dự phóng nền tảng rút ra từ đó. Sartre đồng ý với phân tâm học truyền thống do Freud sáng lập rằng tính nhân vị chủ yếu được định hình bởi những kinh nghiệm tuổi thơ, nhưng ông không đồng ý với việc nhấn mạnh rằng phân tâm học truyền thống đặt trên những động cơ và ham muốn được cho là nền tảng hay không thể giảm trừ nào đó – những cái không thể giảm trừ giả tạo – trong việc nó cố gắng giải thích tính nhân vị. Chẳng hạn, Freud viện dẫn đến ham muốn tính dục để giải thích nhiều hiện tượng hành vi ứng xử phức tạp trong khi đó lại coi bản thân sự ham muốn tính dục là cái không thể giảm trừ được. Đối với Sartre, ham muốn tính dục và dục tính của người nào đó không phải là nền tảng hay không thể giảm trừ mà là những hiện tượng phức tạp đòi hỏi phải có sự phân tích và giải kiến tạo. Các tác phẩm tiểu sử của Sartre, Beaudelaire (1946), Saint Genet (1952) và Thằng ngốc trong gia đình (1971-2) là những công trình nghiên cứu các trường hợp tâm lý rất chi tiết, chúng sử dụng và trình bày các phương pháp phân tâm học hiện sinh. Xem thêm Laing.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt