Chủ nghĩa Marx

Cuộc chu du thế giới và sự biến hình của sự phê phán có tính phê phán

GIA ĐÌNH THẦN THÁNH – MỤC LỤC

 

CHƯƠNG VIII

CUỘC CHU DU THẾ GIỚI VÀ SỰ BIẾN HÌNH

CỦA SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN,

HAY LÀ SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN

THỂ HIỆN Ở RÔ-ĐÔN-PHƠ,

ÔNG HOÀNG GIÊ-RÔN-STANH

 


C. Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1995. Phiên bản điện tử: dangcongsan.vn Nguyên văn tiếng Đức | Bản dịch tiếng Anh | Bản dịch tiếng Pháp.


 

 

Trong cuộc chu du thế giới, Rô-đôn-phơ, ông hoàng Giê-rôn-stanh, đã chuộc lại được hai tội ác: tội ác của cá nhân ông ta và tội ác của sự phê phán có tính phê phán. Trong cuộc cãi nhau kịch liệt với bố, ông đã vung gươm lên trước mặt bố, còn trong cuộc tranh cãi kịch liệt với quần chúng, sự phê phán có tính phê phán đã để bị những xúc động tội lỗi chi phối. Sự phê phán có tính phê phán chẳng khám phá ra bí mật nào cả. Rô-đôn-phơ chuộc được tội lỗi đó và khám phá ra mọi bí mật.

Theo lời ông Sê-li-ga, Rô-đôn-phơ là người công bộc hạng nhất của nhà nước của loài người ("nhà nước nhân đạo" của Ê-gi-đi-út, một người vùng Xu-a-bơ xem "Konstitutionnelle Jahrbücher", tập 2, năm 1844 của tiến sĩ Các Vai-lơ).

Theo lời quả quyết của ông Sê-li-ga, thế giới muốn thoát khỏi diệt vong thì cần

"có những người dám phê phán thẳng tay... Rô-đôn-phơ chính là một người như vậy... Rô-đôn-phơ lĩnh hội được tư tưởng của sự phê phán thuần tuý. Đối với ông cũng như toàn nhân loại, tư tưởng đó là bổ ích hơn toàn bộ kinh nghiệm mà loài người đạt được trong lịch sử của mình và hơn toàn bộ trí thức mà Rô-đôn-phơ, ngay cả dưới sự chỉ đạo của ông thầy giỏi nhất, đã có thể hấp thụ được từ lịch sử... Sự xét xử vô tư mà Rô-đôn-phơ dùng để làm cho cuộc chu du thế giới của mình lưu danh thiên cổ, trên thực tế chẳng qua chỉ là

Sự bóc trần những bí mật của xã hội".

Bản thân ông ta là "cái bí mật đã bị bóc trần của tất cả mọi cái bí mật".

So với những vĩ nhân khác của sự phê phán có tính phê phán thì Rô-đôn-phơ có sẵn vô số công cụ bên ngoài. Nhưng sự phê phán lại tự an ủi rằng:

"Đối với kẻ ít có vận may hơn thì không thể đạt được những thành quả mà Rô-đôn-phơ đã đạt được" (!) "nhưng có thể đạt tới mục đích tốt đẹp" (!)

Vì vậy sự phê phán để cho Rô-đôn-phơ, là người gặp vận may đó, thực hiện tư tưởng của chính mình. Nó hát cho Rô-đôn-phơ nghe như sau:

"Ha-nơ-man, tiến bước lên.

Anh có đôi ủng lớn không ngấm nước"(77).

Bây giờ chúng ta hãy theo dõi Rô-đôn-phơ trong cuộc chu du thế giới có tính phê phán của ông ta, một cuộc chu du "đối với loài người thì bổ ích hơn toàn bộ kinh nghiệm mà loài người đạt được trong lịch sử của mình, hơn toàn bộ tri thức", v.v., - và trong hai lần ông ta cứu thế giới khỏi bị diệt vong.

 



(77) Trích trong câu chuyện hài hước dân gian ở Đức "Bảy người sva-bơ".

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt