Chủ nghĩa Marx

Không nên dịch Mác như vậy

 

KHÔNG NÊN DỊCH MÁC NHƯ VẬY272

 

FRIEDRICH ENGELS (1820-1895)

 


C.Mác và Ph. Ăng-ghen toàn tập, tập 21. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. | Phiên bản điện tử: dangcongsan.vn 


 

Tập thứ nhất bộ “Tư bản” là tài sản công cộng, vì vấn đề có liên quan đến bản dịch tập đó ra tiếng nước ngoài. Vì thế mặc dầu trong giới xã hội chủ nghĩa nước Anh ai cũng biết khá rõ rằng, bản dịch đang được chuẩn bị và sẽ ra mắt, do những người làm công việc văn chương được Mác tin cẩn giao phó chịu trách nhiệm xuất bản, sẽ không một ai có quyền bất bình nếu một bản dịch khác chính xác và tốt ra mắt trước bản dịch kia.

Một số trang đầu của bản dịch, mà Giôn Brốt-hau-xơ là dịch giả, đã được đăng trên tờ “Today” số tháng Mười. Tôi có thể tuyên bố một cách dứt khoát rằng, ông ta còn rất xa mới đạt tới bản dịch trung thành nguyên bản, đó là vì Brốt-hau-xơ thiếu tất cả những điều kiện mà một người dịch trước tác của Mác phải có.

Muốn dịch một quyển sách như vậy chỉ thông hiểu tiếng Đức chuẩn mực thì không đủ. Mác dùng thành thạo các cách nói thuộc sinh hoạt hàng ngày và các thành ngữ trong các thổ ngữ địa phương; ông sáng tạo những từ mới, ông lấy những ví dụ trong tất cả các ngành khoa học, còn tài liệu dẫn chứng thì trích trong các tác phẩm của hàng tá ngôn ngữ nước khác; muốn hiểu ông phải nắm tiếng Đức một cách hoàn hảo, cả ngôn ngữ hội thoại lẫn ngôn ngữ văn học, và ngoài ra còn phải hiểu biết ít nhiều về sinh hoạt của người Đức.

Đây là một thí dụ. Có lần một số sinh viên lớp tốt nghiệp của Trường đại học Ốc-xphớt dùng thuyền có bốn chèo vượt qua eo biển Đu-vrơ, trên báo chí có đưa tin là một người trong bọn họ đã “catch acrab”1*. Phóng viên thường trú ở Luân Đôn của tờ “Kolnische Zeitung” đã hiểu câu này nguyên văn từng chữ một, cho nên đã thật thà thông báo trên báo đó là “con cua đã cắp mái chèo của một anh chèo thuyền”. Nếu một người đã nhiều năm sống ở Luân Đôn mà khi gặp những thuật ngữ chuyên môn thuộc lĩnh vực mà anh ta không hay biết, đã phạm phải sai lầm lố bịch và thô thiển như vậy, thì chúng ta sẽ chờ đợi điều gì ở một người chỉ trực tiếp biết độc có thứ tiếng Đức sách vở, lại bắt tay vào dịch tác phẩm của một trong những tác giả văn xuôi Đức khó dịch nhất? Và nhất định chúng ta sẽ được mục kích ngài Brốt-hau-xơ, một tay “bắt cua” đại tài.

Nhưng trường hợp ở đây còn đòi hỏi ở người dịch những yêu cầu khác nữa. Mác thuộc vào số những tác giả hiện đại có văn phong dứt khoát và chặt chẽ nhất. Muốn diễn đạt phong cách đó phải hiểu biết một cách hoàn hảo không chỉ tiếng Đức, mà cả tiếng Anh nữa. Tuy ông Brốt-hau-xơ xem ra vốn là một nhà báo tương đối có khả năng, nhưng chỉ nắm được tiếng Anh ở mức độ hạn chế, đủ để thỏa mãn những tiêu chuẩn văn chương thông thường. Với những mục đích như thế ông biết tiếng Anh đã đủ, nhưng đó không phải là thứ tiếng Anh có thể dùng để dịch bộ “Tư bản”. Thứ tiếng Đức giàu sức biểu cảm phải được dịch bằng thứ tiếng Anh giàu sức biểu cảm; cần sử dụng những vốn ngôn ngữ tốt nhất; những thuật ngữ Đức mới được tạo ra đòi hỏi phải có những thuật ngữ mới tương ứng trong tiếng Anh. Nhưng vừa mới đứng trước những vấn đề như vậy, ông Brốt-hau-xơ không những không đủ vốn từ, mà còn thiếu cả dũng khí nữa. Mở rộng đôi chút cái vốn hạn chế những thành ngữ quen dùng của mình, một sự đổi mới chút ít, vượt ra ngoài tập quán ngôn ngữ hàng ngày của tiếng Anh, đều làm cho ông ta cảm thấy run sợ; và đáng lý phải đánh liều với kiểu tà giáo này, thì ông ta đã dùng những thuật ngữ ít nhiều mơ hồ, nghe không chướng tai mình, nhưng làm tối ý của tác giả để biểu đạt những từ tiếng Đức khó dịch; hoặc còn tệ hơn nữa, khi gặp một từ như vậy được lắp lại, ông ta đã dùng hàng loạt thuật ngữ khác nhau để dịch, quên rằng, mỗi thuật ngữ chuyên môn bao giờ cũng phải dùng cùng một từ có cùng một nghĩa để biểu đạt. Thí dụ, ngay ở tiêu đề của chương một ông ta dịch Wertgröße2*là “extent of value”, không hiểu rằng Größe3* là thuật ngữ toán học có ý nghĩa xác định, có nghĩa tương đương với thuật ngữ “magnitude” hay là một lượng nhất định, trong khi đó “extent”, ngoài ra, có thể có nhiều nghĩa khác. Lại thí dụ, thậm chí như “thời gian lao động” [“labour-time”], là một từ mới đơn giản, dịch cho từ Arbeitszeit, thì đối với ông ta cũng khó quá; ông ta đã dịch từ ấy như sau: 1) “time-labour” là một từ có nghĩa - nếu như từ này nói chung có một ý nghĩa nào đó - là lao động được trả công theo thời gian, hoặc đó là lao động được thực hiện bởi một người đang “thụ án” thời hạn [time] lao động cưỡng bức [hard labour], 2) “time of labour” [“thời gian của lao động”], 3) “labour-time” [“thời gian lao động”] và 4) “period of labour” [“thời kỳ lao động”] (Arbeitpriode) - là thuật ngữ mà ở tập hai, Mác hiểu theo một nghĩa hoàn toàn khác. Tuy nhiên, ai nấy đều biết rõ rằng, “phạm trù” thời gian lao động là một trong những phạm trù cơ bản nhất của toàn bộ quyển sách, vậy mà chỉ trong chưa đầy mười trang, đã dịch nó bằng bốn thuật ngữ khác nhau, thì đó là điều không thể tha thứ được.

Mác bắt đầu từ việc phân tích hàng hóa. Hàng hóa trước hết là đồ vật có ích; có thể xem xét nó, trong tính cách ấy, hoặc về mặt số lượng, hoặc về mặt chất lượng. “Mỗi một đồ vật như thế đều là tổng hòa nhiều  phẩm chất và thuộc tính và vì thế nó có thể có ích về nhiều phương diện khác nhau. Khám phá những phương diện khác nhau đó và từ đó khám phá ra các cách sử dụng khác nhau các đồ vật là công việc của sự phát triển lịch sử. Cũng phải nói như thế vì sự tìm kiếm những thước đo xã hội cho mặt số lượng của những đồ vật có ích. Những sự khác nhau của các cách thức đo lường hàng hóa một phần được chế định bởi bản chất khác nhau của bản thân những đồ vật được đo lường, một phần thì chúng mang tính chất quy ước”4*.

Ông Brốt-hau-xơ đã dịch đoạn đó như sau:

“Khám phá các phương diện khác nhau đó và từ đó khám phá những hình thức khác nhau mà qua đó một đồ vật có thể là có ích, - là công việc của thời gian. Như vậy, đó cũng là nội dung sự tìm kiếm thước đo xã hội đối với mặt số lượng của những đồ vật có ích. Sự khác nhau của khối lượng hàng hoá được quy định một phần bởi bản chất khác nhau”5*, v.v.

Theo Mác, việc phát hiện những mặt có ích khác nhau của các đồ vật tạo thành bộ phận cốt yếu của tiến bộ lịch sử, theo Brốt-hau-xơ thì đó chỉ là công việc của thời gian. Theo Mác, điều đó liên quan cả tới việc xác định các thước đo xã hội. Theo ông Brốt-hau-xơ, “việc  tìm kiếm thước đo xã hội đối với mặt số lượng  của những đồ vật có ích” cũng vẫn là “công việc của thời gian”; tất nhiên, Mác chẳng bao giờ quan tâm về thước đo kiểu đó. Và sau chót, Brốt-hau-xơ lẫn lộn một cách sai lầm Masse (thước đo) với Masse (khối lượng), và như vậy hiến cho Mác một “con cua” tuyệt vời nhất trong số “những con cua” đã từng có lúc bị tóm được.

Mác nói tiếp: “Giá trị sử dụng tạo nên nội dung vật chất của của cải, bất kể hình thức xã hội của nó là như thế nào”6* (hình thức đặc thù của sự chiếm hữu, trong đó sự chiếm hữu và phân phối được thực hiện). ở ông Brốt-hau-xơ là:

“Giá trị sử dụng tạo thành cơ sở thực sự của của cải; cơ sở ấy luôn luôn là hình thức xã hội của chúng”7*.

Điều đó hoặc là sự tầm thường kiêu kỳ, hoặc là điều hoàn toàn vô nghĩa.

Khía cạnh thứ hai mà hàng hóa được biểu hiện ra là giá trị trao đổi. Sự thể là tất cả mọi hàng hóa đều có thể trao đổi lẫn nhau theo một tỷ lệ thay đổi nhất định, chúng đều có giá trị trao đổi, điều đó có nghĩa là trong các hàng hóa có một cái gì đó chung cho tất cả mọi hàng hóa. Tôi không bàn về tính chất cẩu thả mà ông Brốt-hau-xơ đã dịch một cách bừa bãi ở đây một trong những ý phân tích hết sức tinh vi trong cuốn sách của Mác, và tôi chuyển ngay sang đoạn trong đó Mác nói: “Điều chung đối với tất cả các hàng hóa không thể là những thuộc tính hình học, lý học, hóa học hay một thuộc tính tự nhiên nào khác. Nói chung, những thuộc tính vật chất của hàng hóa chỉ được tính đến trong chừng mực chúng quyết định tính chất hữu ích của hàng hóa, nghĩa là những  thuộc tính ấy làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng”. Và ông nói tiếp: “Mặt khác, hiển nhiên là quan hệ trao đổi của các hàng hóa chính là được đặc trưng bởi sự trừu tượng hóa các giá trị sử dụng của chúng. Trong giới hạn quan hệ trao đổi hàng hóa thì mỗi giá trị sử dụng nào đó đều tương xứng với bất cứ giá trị nào khác, miễn là nó có được một tỷ lệ thích đáng”8*.

Còn ông Brốt-hau-xơ:

“Nhưng mặt khác, chính những giá trị sử dụng ấy, xét một cách trừu tượng, rõ ràng đã nói lên tỷ lệ trao đổi của các hàng hóa. Bản thân một giá trị sử dụng có giá trị ngang bằng với một giá trị sử dụng khác, nếu nó có cùng một tỷ lệ”9*.

Như vậy, - chúng ta hãy tạm gác sang một bên những khuyết điểm ít quan trọng hơn của bản dịch, - ông Brốt-hau-xơ buộc Mác phải nói ngược lại những điều mà Mác nói trên thực tế. Theo Mác, việc trừu tượng hóa hoàn toàn những giá trị sử dụng của hàng hóa, việc các hàng hóa được xem xét như là những vật hoàn toàn không có những giá trị sử dụng, là đặc điểm đối với quan hệ trao đổi của các hàng hóa. Dịch giả của chính Mác lại bắt tác giả phải nói là, chính giá trị sử dụng của hàng hóa, chỉ có điều là được xem xét “một cách trừu tượng”, mới đặc trưng cho tỷ lệ trao đổi (mà ở đây không hề được bàn tới)! Và dưới đó vài dòng, ông ta còn dẫn ra câu của Mác như sau: “Các hàng hóa, với tư cách là những giá trị sử dụng, khác biệt nhau trước hết về chất lượng, và với tư cách là những giá trị trao đổi thì chúng chỉ có thể có những khác biệt về số lượng, cho nên chúng không chứa đựng ở trong bản thân chúng một nguyên tử nào của giá trị sử dụng”, trừu tượng và cụ thể. Chúng ta có quyền hỏi: “Anh có hiểu điều anh vừa đọc không?”.

Trả lời một cách khẳng định câu hỏi đó quả là không thể được, khi ta thấy rằng ông Brốt-hau-xơ luôn nhắc đi nhắc lại khái niệm sai lầm đó. Sau câu vừa trích dẫn, Mác viết tiếp: “Nếu không xét đến” (nghĩa là trừu tượng hóa) “những giá trị sử dụng của hàng hóa thì chúng chỉ còn lại mỗi một thuộc tính, đó là sản phẩm của lao động. Nhưng ngay đến sản phẩm đó của lao động cũng mang một hình thức hoàn toàn khác. Thật thế, nếu chúng ta trừu tượng hóa giá trị sử dụng của nó thì đồng thời chúng ta cũng trừu tượng hóa những yếu tố cấu thành và những hình thức hàng hóa của nó, những hình thức đã làm cho nó có giá trị sử dụng10*”.

Điều đó được Brốt-hau-xơ dịch ra tiếng Anh như sau:

“Nếu chúng ta tách giá trị sử dụng khỏi vật chất thực tế của hàng hóa thì chỉ còn lại” (ở đâu? ở giá trị sử dụng hay là ở vật chất thực tế?) “một thuộc tính duy nhất, đó là sản phẩm của lao động. Nhưng sản phẩm của lao động đã được cải biến trong bàn tay chúng ta. Nếu chúng ta tách khỏi nó và trừu tượng hóa giá trị sử dụng của nó thì chúng ta cũng tách và trừu tượng hóa cơ sở và hình thức tạo nên giá trị sử dụng của nó”11* .

Vẫn lời của Mác: “Trong chính quan hệ trao đổi của hàng hóa thì giá trị trao đổi của chúng đối với chúng ta như là một cái gì hoàn toàn độc lập với giá trị sử dụng của chúng. Nếu chúng ta thực sự trừu tượng hóa giá trị sử dụng của sản phẩm lao động thì chúng ta có được giá trị của chúng như giá trị ấy vừa mới được xác định”12*. Đây là lời dịch của ông Brốt-hau-xơ:

“Trong tỷ lệ trao đổi hàng hóa thì giá trị trao đổi của chúng biểu hiện ra như là một cái gì hoàn toàn độc lập đối với giá trị sử dụng của chúng. Bây giờ nếu chúng ta thực  sự tách  giá trị sử dụng khỏi sản phẩm lao động  và  trừu tượng hóa chúng,  thì chúng ta sẽ có được giá trị của chúng như giá trị ấy lúc ấy được xác định”13*.

Không mảy may nghi ngờ gì nữa. Ông Brốt-hau-xơ chưa từng được nghe nói về những con đường và những phương pháp nào khác để trừu tượng hóa, ngoài những con đường và phương pháp vật chất, đại loại như việc trừu tượng hóa số tiền trong quỹ hoặc trong két sắt. Tuy nhiên, đồng hóa sự trừu tượng hóa và sự trừ đi số tiền [abstraction and subtraction] là điều hoàn toàn không thích hợp với người dịch tác phẩm của Mác.

Một thí dụ khác về việc chuyển nội dung nghĩa trong tiếng Đức sang một điều vô nghĩa trong tiếng Anh. Một trong những điều phân tích tinh tế nhất của Mác - đó là sự phân tích nêu bật tính chất hai mặt của lao động. Lao động, với tư cách là nhân tố sản xuất ra giá trị sử dụng, là lao động có tính chất đặc biệt, khác ngay với cùng lao động ấy, khi nó được xem xét trong tư cách là nhân tố tạo ra giá trị. Một đằng là lao động thuộc loại hình nhất định: kéo sợi, dệt vải, cày bừa v.v., đằng kia là thuộc tính chung của hoạt động sản xuất của con người, chung cho việc kéo sợi, dệt vải, cày bừa v.v., bao trùm tất cả những loại hình lao động đó bằng một thuật ngữ chung: “lao động”. Một bên là lao động cụ thể, bên kia là lao động trừu tượng. Một bên là lao động trong ý nghĩa kỹ thuật, bên kia - trong ý nghĩa kinh tế. Nói tóm lại: trong tiếng Anh có những thuật ngữ cho cả hai thứ, - một là work  khác với labour; hai là labour khác biệt với work. Sau khi phân tích như vậy, Mác tiếp tục: “Thoạt đầu, trước mắt chúng ta, hàng hóa như một vật gì đó có hai mặt: giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Sau này, chúng ta thấy rằng lao động, vì nó được biểu hiện qua giá  trị,  không còn những dấu hiệu thuộc về lao động trong tư cách là nhân tố giá trị sử dụng”14*. Ông Brốt-hau-xơ cố công chứng minh rằng ông ta không hiểu một từ nào trong sự phân tích của Mác, cho nên ông ta dịch đoạn đó như sau:

“Thoạt đầu chúng ta xem hàng hóa như là sự kết hợp giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Sau đó, chúng ta thấy rằng lao động, vì nó được biểu hiện qua giá trị, chỉ mang thuộc tính ấy trong chừng mực nó tạo ra giá trị sử dụng”15*.

Khi Mác nói: cái mang mầu trắng, thì ông Brốt-hau-xơ không thấy có căn cứ gì để ông ta lại không nói là: cái mang mầu đen.

Nhưng nói về điểm đó đủ rồi. Chúng ta lấy một ví dụ lý thú nữa. Mác nói: “Trong xã hội công dân người ta thấy ngự trị fictio-juris16* cho rằng mỗi người, với tư cách là khách mua hàng, có những kiến thức bách khoa trong lĩnh vực hiểu biết về hàng hóa”273. Nhưng mặc dầu “xã hội công dân” [Civil Society] là một thuật ngữ thuần túy của Anh và “Lịch sử xã hội công dân” của Phéc-guy-xơn đã tồn tại hơn trăm năm nay274, thuật ngữ này vẫn quá khó đối với ông Brốt-hau-xơ. Ông ta dịch thuật ngữ này là “ở những người bình thường” [“amongst ordinary people”] và như vậy là ông ta đã chuyển nghĩa ấy thành điều vô nghĩa. Bởi  vì, chính là “những  người  bình  thường” thường hay than phiền rằng những chủ hiệu buôn lừa dối họ v.v. do sự dốt nát của họ về bản chất và giá trị của những hàng hóa họ cần mua.

Sản xuất (Herstellung) ra giá trị sử dụng được dịch là: “sự thiết lập [establishing] giá trị sử dụng”. Khi Mác nói: “Nếu như biến than thành kim cương mà không hao phí lao động nhiều lắm thì giá trị của kim cương có thể bị tụt xuống thấp hơn giá trị của một viên gạch”, thì ông Brốt-hau-xơ rõ ràng là không biết rằng kim cương là một dạng đặc biệt của cac-bon, nên đã viết than cốc thay vì than. Cũng bằng cách đó ông ta đổi “tổng sản lượng khai thác mỏ kim cương ở Bra-xin”17* thành “tổng lợi nhuận của tổng sản lượng”18*. “Những công xã nguyên thủy ở ấn Độ” dưới ngòi bút của ông ta trở thành “những công xã đáng kính [venerable]”. Mác nói: “Trong giá trị sử dụng của mỗi hàng hóa đều bao hàm (steckt, tốt hơn nên dịch là: “Để sản xuất ra giá trị sử dụng của một hàng hóa đã phải chi phí”) một hoạt động sản xuất nào đó có mục đích hay một lao động có ích nào đó”19*. Ông Brốt-hau-xơ lại nói rằng:

“Trong giá trị sử dụng của hàng hóa đều chứa đựng một khối lượng nào đó sức sản xuất hoặc lao động có ích”20*, như vậy ông ta đã biến không chỉ chất lượng thành số lượng,  mà còn biến cả hoạt động sản xuất đã được sử dụng thành sức sản xuất cần được sử dụng.

Nhưng đủ rồi. Tôi có thể dẫn ra một số lượng ví dụ nhiều gấp chục lần như thế để chỉ ra rằng, về bất cứ phương diện nào ông Brốt-hau-xơ cũng không phải là người có đủ năng lực để dịch Mác, đặc biệt vì một lẽ là, ông ta rõ ràng là hoàn toàn không hình dung nổi thế nào là một công tác khoa học thực sự trung thực.

 

Viết vào tháng Mười 1885

Đã đăng trên tạp chí “The Commonweal” số 10, tháng Mười một 1885

 

In theo bản đăng trên tạp chí

Nguyên văn là tiếng Anh

 

 



272 Bài báo này phân tích có phê phán bản dịch phần thứ nhất và một phần của phần thứ hai chương thứ nhất tập I bộ “Tư bản” (xem C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, tiếng Việt , Nhà  xuất  bản  Chính  trị  quốc  gia, Hà  Nội, 1993, t.23, tr.61-74), in trên tạp chí “To-day”, vol.4, No22, tháng Mười 1885, tr. 429-436. Dịch giả là lãnh tụ Liên đoàn dân chủ – xã hội H.M. Hai-nơ-man, lấy biệt hiệu là Giôn Brốt-hau-xơ. Sau bài báo của Ăng-ghen, Hai-nơ-man tiếp tục in bản dịch của mình trên tạp chí “To-day” đến tháng Năm 1889; tổng cộng đã đăng bảy chương và phần lớn chương tám tập I. Bản dịch tiếng Anh, khoa học đầu tiên tập I bộ “Tư bản” do X. Mu-rơ dịch và Ăng-ghen hiệu đính ra mắt năm 1887.

               “To-day” (“Hôm nay”) là nguyệt san tiếng Anh có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa; xuất bản ở Luân Đôn từ tháng Tư 1883 đến tháng Sáu 1889; từ tháng Bảy 1884 đến năm 1886 chủ bút tạp chí H.M. Hai-nơ-man.

1* Nguyên văn từng chữ một có nghĩa là “bắt cua”, nhưng nghĩa bóng lại là “dấn mái chèo xuống nước quá sâu”.

2* - đại lượng giá trị

3* - đại lượng

4* Nguyên bản tiếng Đức tập I bộ “Tư bản”, lần xuất bản thứ ba năm 1883: “Jedes solches Ding ist ein Ganzes vieler Eigenschaften und kann daher nach verschiedenen Seiten nützlich sein. Diese verschiedenen Seiten und daher die mannigfachen Gebrauchsweisen der Dinge zu entdecken ist geschichtliche Tat. So ist die Findung gesellschaftlicher Masse für die Quantitӓt der nützlichen Dinge. Die Verschiedenheit der Warenmasse entspringt teils aus der verschiedenen Natur der zu messenden Gegenstande, teils aus Konvention”. Bản dịch tiếng Anh trong bài báo của Ăng-ghen: “Any such thing is a whole in itself, the sum of many qualities or properties, and may therefore be useful in different ways. Todiscover these different ways and there fore the various uses to which a thing may be put, is the act of history. So, too, is the finding and fixing of socially recognised standards of measure for the quantity of useful things. The diversity of the modes of measuring commodities arises partly from the diversity of the nature of the objects to be measured, partly from convention”.

5*  Bản dịch của Brốt-hau-xơ: “To discover there various ways, and consequently the multifarious modes in which an object may be of use, is a work of time. So, consequently, is the finding of the social measuse for the quantity of use ful things. The diversity in the  bulk of commodities arises partly from the different nature”, etc.

6* Trong nguyên bản tiếng Đức: “Gebrauchswerte bilden den stofflichen Inhalt des Reichtums, welches immer seine gesellschaftliche Form sei”. Bản dịch tiếng Anh trong bài báo của Ăng-ghen: “Use- values form the material out of which wealth is made up, whatever may be the social  form of that wealth”.

7* Bản dịch của Brốt-hau-xơ: “Use values constitute the actual basis of wealth which is always their social form”.

8* Trong nguyên bản tiếng Đức: “Dies gemeinsame kann nicht eine geometrische, physikalische, chemische oder sonstige natỹrliche Eigenschaft der Waren- Ihre kửrperlichen Eigenschaften kommen ỹberhaupt nur in Betracht, soweit selbe sie nutzbar machen, also zu Gebrauchswerten. Andrerseits aber ist es gerade die Abstraktion von ihren Gebrauchswerten, was das Austauschverhọltnis der Waren augenscheinlich charakterisiert. Innerhalb desselben gilt ein Gebrauchswert grade so viel wie jeder andre, wenn er nur in gehửriger Proportion vorhanden ist”. Bản dịch tiếng Anh trong bài báo của Ăng-ghen: “This something common to all commodities cannot be a geometrical, physical, chemical or other natural property. In fact their material properties come into consideration only in so far as they make them useful, that is, in so far as they turn them into use-values. But it is the very act of making abstraction from their use-values which evidently is the characteristic point of the exchange - relation of commodities. Within this relation, one use-value is equivalent to any other, so long as it is provided in sufficient proportion”.

9* Bản dịch của Brốt-hau-xơ: “But on the other hand, it is precisely these use-values in the abstract which apparently characterise the exchange-ratio of the commodities. In itself, one use-value is worth just as much sa another if it exists in the same proportion”.

10* Trong nguyên bản tiếng Đức: “Sieht man nun vom Gebrauchswert der Warenkửrper ab, so bleibt ihnen nur noch eine Eigenschaft, die von Arbeitsprodukten. Jedoch ist uns auch das Arbeitsprodukt bereits der hand verwandelt. Abstrahieren wir von seinem Gebrauchswert, so abstrahieren wir auch von den kửrperlichen Bestandteilen und Formen, die es zum Gebrauchswert machen ”. Bản dịch tiếng Anh trong bài báo của Ăng-ghen: “Now, if we leave out of consideration” (that is, make abstraction from) “the use-values of the commodities, there remains to them but one property: that of being the products of labour. But even this product of labour has already undergone a change in our hands. If we make abstraction from its use-value, we also make abstraction from the bodily components and forms which make is into a use-value”.

11* Bản dịch của Brốt-hau-xơ: “If we separate use-values from the actual material of the commodities there remains” (where? With the use-values or with the actual material?) “one property only, that of the product of labour. But the product of labour is already transmuted in our hands. If we abstract from it its use-value, we abstract also the stamina and form  which constitute its use-value”.

12* Trong nguyên bản tiếng Đức: “Im Austauschverhọltnis der Waren selbst erschien uns ihr Tauschwert als etwas von ihren Gebrauchswerten duschaus unabhọngiges. Abstrahiert man nun wirklich vom Gebrauchswert der Arbeitsprodukte, so erhọlt man ihren Wert wie er eben bestimmt ward”. Bản dịch tiếng Anh trong bài báo của Ăng-ghen: “In the exchange-relation of commodities, their exchange-value presented itself to us as something perfectly independent of their use-values. Now, if we actually make abstraction from the use-value of the products of labour, we arrive at their value, as previously determined by us.”

13* Bản dịch của Brốt-hau-xơ: “In the exchange-ratio of commodities their exchange-value appears to us as something altogether independent of their use-value. If we now in effect abstract the use-value from the labour-products, we have their value as it is then determined”.

14* Trong nguyên bản tiếng Đức: “Ursrỹnglich erschien uns Ware als ein Zwieschlọchtiges, Gebrauchswert und Tauschwert. Spọter zeigte sich, dass auch die Arbeit, soweit sie in Wert ausgedrỹckt ist, nicht mehr dieselben Merkmake besizt, die ihr als Erzeugerin von Gebrauchswerten zukommen”.

Bản dịch tiếng Anh trong bài báo của Ăng-ghen: “Originally a commo dity presented itself to us as something duplex: Use-value and Exchange-value. Further on we saw that labour, too, as far as it is expressed in value, does no longer possess the same characteristics which belong to it in its capacity as a creator of use-value”.

15* Bản dịch của Brốt-hau-xơ: “We saw the commodity first as a compound of Use-value and Exchange-value. Then we saw that labour, so far as it is expressed in value, only possesses that character so far as it is a generator of use-value”

16* - điều phi lý về pháp lý.

273 Xem C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, tiếng Việt , Nhà  xuất  bản  Chính  trị  quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23, tr.62-63. Ăng-ghen dịch thành ngữ “in der bỹrgerlichen Gesellschaft” ở đây là “trong xã hội công dân”; trong lần xuất bản bằng tiếng Pháp  năm 1872 – 1875 và trong lần xuất bản tập I bộ “Tư bản” bằng tiếng Anh ra mắt năm 1887 do Ăng-ghen hiệu đính, thành ngữ này được dịch khác đi là: “trong xã hội tư sản”.

274 A.Ferguson. “An Essay on the History of Civil Society”. Edinburgh, 1767 (A.Phéc-guy-sơn. “Thử bàn về lịch sử xã hội công dân”. Ê-đin-buốc, 1767).

17* Trong nguyên bản tiếng Đức: “Gesamtausbeute der brasilischen Diamantgruben”.

Bản dịch tiếng Anh trong bài báo của Ăng-ghen: “Total yield of the Brazilian diamond mines”.

18* Bản dịch của Brốt-hau-xơ: “The entire profits of the whole yield”.

19* Trong nguyên bản tiếng Đức: “Indem Gebrauchswert jeder Ware steckt eine bestimmte zweckmọssig produktive Tọtigkeit oder nỹtzliche Arbeit”. Bản dịch tiếng Anh trong bài báo của Ăng-ghen: “In the use value of a commodity is contained” (steckt, which has better be translated: for the production of the use-value of a commodity there had been spent) “a certain productive activiry, adapted to the peculiar purpose, or a certain useful labour”.

20* Bản dịch của Brốt-hau-xơ: “In the use-value of s commodity is contained a certain quantiry of productive power or useful labour”.

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt