Chủ nghĩa Marx

Phê bình những lý thuyết sai lầm về xã hội phát triển

DUY VẬT LỊCH SỬ

 

CHƯƠNG THỨ NHẤT

PHÊ BÌNH NHỮNG LÝ THUYẾT SAI LẦM 

VỀ XÃ HỘI PHÁT TRIỂN

SỰ TỒN TẠI CỦA QUY LUẬT TRONG LỊCH SỬ XÃ HỘI

 


Bài giảng của Giáo sư Trần Văn Giàu tại Trường Dự bị Đại học Việt Nam đầu năm 1954.


 

 

MỤC ĐÍCH VÀ TRỌNG TÂM CỦA CHƯƠNG THỨ NHẤT

Mục đích

1. Chứng minh rằng các lý thuyết duy thần, duy tâm, địa lý, v.v. đều không giải thích được sự phát triển của lịch sử, không giải thích đưọc các biến cố, hiện tượng căn bản của lịch sử.

2. Chứng minh rằng cáclý thuyết chính là ý thức tư tưởng, mưu kế của các giai cấp địch, cốt làm mờ ám ý thức của nhân dân trên mặt chính trị.

3. Chứng minh rằng các lý thuyết ấy sở dĩ sai lầm căn bản vì nó không thừa nhận lịch sử phát triển theo những quy luật khách quan, tất yếu, và ý thức xã hội là do tồn tại xã hội quyết định. Duy Vật Lịch Sử làm cho môn lịch sử trở thành một khoa học chính xác có sức hướng dẫn cuộc đấu tranh tiến bộ của nhân dân lao động ngày nay.

Trọng tâm

1. Phê bình các lý thuyết tựa hồ như duy vật

2. Tồn tại của quy luật khách quan trong sự phát triển của lịch sử xã hội lòai người.

Học lịch sử tiến hóa của nhân lọai, chúng ta được biết rằng, từ trước đến giờ, nhân lọai trải qua năm chế độ xã hội nối tiếp nhau: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.

Những động cơ nào đã thúc đẩy xã hội tiến hóa? Cái gì làm nền móng cho sự phát triển ấy? Làm sao cắt nghĩa được mọi sự biến chuyển lớn lao của lịch sử?

Trả lời những câu hỏi trên là trình bày một lý thuyết về xã hội phát triển.

Sống trong trời đất, con người không thể không muốn biết thiên nhiên. Sống trong xã hội, con ngưòi không thể không tìm hiểu lịch sử của chính mình; không thể không tìm hiểu những hiện tượng rất thiết thân đến cuộc đời mình: lầp nước, mất nước, quân chủ, dân chủ, hòa bình, chiến tranh, cách mạng, phản động, thời lai, vận khứ.

“Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?”

Xưa nay, ở xứ ta, ở Trung Quốc, môn Sử học là môn rất quan trọng trong “sôi kinh nấu sử” để tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, “ôn cố tri tân”. Sử học được đề cao, đó là điều rất chí lý. Song trước đây, tác dụng của Sử học thì ít, bởi vì trước khi Mác ra đời, thì ở Tây Phương cũng như ở Đông Phương, sự giải thích Sử rất là sai lạc, lúng túng, thậm chí các hiện tượng lịch sử bị kẻ thống trị bẻ vẹo đi, chôn lấp mất, bịa đặt ra, làm cho môn sử học trở thành một cách hiệu nghiệm bênh vực quyền thống trị của các giai cấp bóc lột.

Người viết sử không hiểu thấu ý nghĩa của hiện tượng lịch sử.

Người học sử không nắm được mối dây chỉ đạo của lịch sử.

 

 

I. CÁC THUYẾT DUY THẦN

Trước nhất là người viết sử giải thích sự kiện bằng ý muốn của Thượng Đế, vua ở dưới đất tuân lệnh vua trên trời: mọi việc dưới đất đã được định sẳn trong thiên thư

‘Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư’

cho nên theo tiền nhân, hễ xem thiên văn, bói quẻ, thì biết trước rằng vua còn hay mất, thời tới hay vận đi, tướng được trận hay thua trận. Sử nhà Tống chép rằng: “Trong cuộc bang giao Tống-Lý gay go thì sao chổi hiện ra (ở chòm sao Chẩn) làm cho vua nhà Tống càng lo. Theo lý học thì sao Chẩn là tinh phận phương Nam, sao chổi là điềm sắp có binh đao, tật dịch. Triều đình Tống đoán rằng có nạn binh đao trên đất Giao Chỉ”!

Sử nhà Lý ta chép: Tháng 8 năm Mậu Thìn (1068), thuyền vua đậu ở bến, tự nhiên rời đi ba thước, tháng 9 rồng vàng hiện ở hai chiếc thuyền bể lớn. Đó là điềm trời cho biết rằng vua sắp thân chinh vượt biển, xuống đánh Chiêm Thành và sẽ đắc thắng trận hoàn toàn.

Lẽ tất nhiên là có những tên vua, có những tể tướng tin dị đoan, tin vào thuyết thiên mệnh; nhưng điều chắc chắn hơn cả là cũng có nhiều lợi dụng cái lòng tin dị đoan của dân để làm việc lớn, ví dụ như dân chài trên sông Mã vớt được bửu kiếm với câu: “Lê Lợi vi vương, Nguyễn Trãi vi thần”, hoặc có kẻ lợi dụng cái lòng dị đoan ấy để cướp nước (ví dụ phong kiến Minh đánh Việt Nam hồi đời Hồ Quý Ly), để thực hiện mưu phản động, Nguyễn Anh cho viết chữ bằng mật trên lá cây để cho kiến đục khoét).

Nói chung, các lý thuyết duy thần cốt để duy trì ngôi thống trị của vua chúa, cốt để nhồi sọ quần chúng, giam hãm quần chúng trong vòng lầm than. Ví dụ, thánh Augustin cắt nghĩa nguyên lai của chế độ nô lệ như sau đây: 

Thượng đế bày ra chiếm hữu nô lệ trên thế gian là để phạt tội, bởi vậy cho nên, nếu ai muốn thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ thì người đó chống lại ý muốn của Thượng đế.”

Còn thánh Laud d’Anger nói về chế độ nông nô như sau: 

Chính Chúa Trời muốn rằng trong số con người có kẻ làm chủ điền, người khác thì làm nông nô; chủ điền thì phải yêu Chúa Trời; nông nô thì phải thờ kính chủ điền.”

Quả đúng hai ông là “thánh”, “thánh của chủ nô và chủ điền”. Để cắt nghĩa sự phân chia giai cấp và sự bất bình đẳng trong xã hội, Giáo hoàng Pie X tuyên bố: 

Theo sự sáng tạo của Chúa, xã hội loài người gồm có nhiều yếu tố bất bình đẳng. Vì vậy, đúng với trật tự của Chúa đặt để, trong xã hội loài người tất phải có quân và thần, phú và bần, bác học và ngu độn, quý tộc và bình dân.”

Thật là rõ, lý thuyết duy thần sỡ dĩ được sáng chế ra là để bênh vực bọn bóc lột, nhồi sọ người bị bóc lột. Bọn cướp nước đội lốt Công giáo ở xứ ta có nói gì hơn để phản đối Cách mạng Tháng Tám, phản đối phát động quần chúng, phản đối kháng chiến.Theo chúng, Tây tới nước ta là vì Chúa sai Tây đến để bênh vực “đạo”. Chúa bảo phải có chủ tớ, giàu nghèo, thì giảm tô tức là trái ý Chúa. Nhẫn nhục làm mọi suốt đời mới là thuận ý Chúa.

Lý thuyết duy thần “gẫm hay muôn sự tại trời, Trời xanh đã bắt làm người có thân, Bắt phong trần phải phong trần.” Cái thuyết ấy rốt cùng chỉ có lợi cho bọn bóc lột, cho bọn vua chúa phong kiến, tư bản suy đồi; nó làm cho nhân dân không tin vào sức mạnh của mình.

Tưởng rằng những thuyết duy thần ấy đã xa xăm cổ lỗ, chết mất đi hồi đời mô chăng? Ay mà không. Trong quyển “Bằng Quận Công” của P.T.C., tác giả còn kể đi kể lại cái việc Nguyễn Hữu Chỉnh gặp câu đối: “Ho tư Tây Sơn nhất, Long trùng Đông Hải lai”, trong một cái miếu; hay là cái việc mà khi Chỉnh xuất quân chống Vũ Văn Nhậm, thì mây đen quấn cờ, ong đốt sưng cổ, điềm bại vong... có lẽ tác giả chỉ muốn thêm mùi vị cho độc giả nuốt trôi quyển sách chăng. Nhưng viết theo kiểu đó là khuếch trương cái dư ba của lý thuyết duy thần lịch sử thịnh hành suốt thời phong kiến, có hại cho điộc giả ngày nay.

Thế cũng chưa hết, một người tên Phan Mật gì đó viết quyển mà cái đầu đề kêu như sấm sét: “Triết lý về vũ trụ và nhân sinh”, ông Mật nói cho phải, chẳng có chế tạo gì mới đâu, chỉ nhập cảng cái món hàng duy thần cũ rích của Au Châu để cắt nghĩa hiện tượng lịch sử Á Au bằng những cái vết của mặt trời, xin trích mấy dòng sau đây để mua vui trong chốc lát: “Đại khái như năm 1778, những vết mặt trời tăng lên, riêng nước Pháp có chiến tranh với Anh. Nước Nam thì Tây Sơn dấy loạn đánh đuổi Chúa Nguyễn. Năm 1787 đến 1794, vết mặt trời tăng lên, nhiệt độ và điện lực mãnh liệt phi thường thì ở bên ta Tây Sơn đem binh ra đánh Bắc Hà (1787). Hai năm sau, quân Tàu giả danh cứu viện nhà Lê tràn qua nước Việt toan thôn tính, ông Nguyễn Huệ lại thân chinh đánh phá quân Tàu ở Thăng Long. Chính năm ấy ở bên Pháp có cuộc cách mạng.”

Chắc hẳn ông Mật tin rằng năm nay có nguyệt thực thì bà Mật sinh con gái, còn bên cạnh ai sinh con trai thì chả cần phải biết. Hay là khi bên Pháp có trận giặc 400 năm thì bên ta suốt mấy mươi năm từ Tây Sơn khởi nghĩa đến Gia Long toàn thắng thì mặt trời nóng gắt lắm, còn ở nơi khác trên hoàn cầu nếu có thái bình thì ở đó chắc hẳn là chiếc mặt trời khác, không phải chính cái mặt trời ấy đâu.

Nếu quả mặt trời nóng lên gây ra chiến tranh, cách mạng thì hễ muốn có hoà bình ắt nên phun nước lên, hễ muốn huy động cách mạng thì nên đốt thêm tý lửa mà vửa vào. Ngốc tột bực.

Rời bỏ cái trò hề của ông Mật, ta xem qua học thuyết duy thần của vài nhà “tư tưởng” Tây phương có tiếng: Aristote, Platon, Bossuet, Feurbach, Campanella.

Theo nhà tu hành và văn sĩ Bossuet của nước Pháp thì tất cả lịch sử, biến cố của lịch sử đều là ý muốn thưởng phạt của Đức Chúa Trời.

Cho đến nhà duy vật siêu hình như ông Feurbach cũng nghĩ rằng, những giai đoạn lịch sử của xã hội loài người tuỳ theo những giai đoạn lịch sử của tôn giáo!

Đôi lý thuyết duy thần mập mờ khác:

Ong Campanella so sánh con người với vị Thượng đế sáng tạo ra con người, xem con người như là con của Thượng đế; mặc dầu không phải Thượng đế dẫn đặt cho lịch sử trong từng giai đoạn, xã hội loài người tiến tới dường như là để thực hiện mỗi một kế họach có sẳn trước từ đời nào.

Aristote cố tìm trong mỗi bước tiến của loài người sự thực hiện một mục đích của Thượng đế, nhưng cũng không nói là mục đích của ai; tất nhiên lý thuyết này cũng giống như thuyết của Campanella duy có bỏ rơi cái chữ Thượng đế mà giữ cái ý nghĩ ấy. Platon tin rằng tất cả hoạt động của con ngưòi đều xu vào một chỗ là: thực hiện ý kiến “tốt lành”. “Tốt lành” theo Platon, là một quan niệm trời cho sẵn có từ đời nào, mà con người vô tình hay cố ý đi dần mãi tới sự thực hiện nó.

Gần hay xa, những thuyết chúng ta vừa kể trên đều là dựa vào oai linh, ý chí, kế hoạch của Thượng đế hay của một lực lượng siêu nhân nào.

Duy vật luận đả phá duy tâm luận và duy thần luận, chỉ rằng không có Thượng đế nào tạo ra tự nhiên và xã hội cả; trái lại Thượng đế chỉ là một quan niệm thô sơ của con ngưòi lúc còn lạc hậu. Vậy đã không có Thượng đế thì làm gì có Thượng đế điều khiển lịch sử con người như tài xế điều khiển ô tô. Nếu không có Thượng đế thì làm sao xem lịch sử loài người như sự thực hành kế họach, ý chí của Thượng đế?

Duy vật luận cũng đã chỉ ra rằng không có ý kiến siêu nhân nào phất phơ ở đâu trưóc khi có vũ trụ, con người thì cũng không thể bảo rằng lịch sử là sự thực hành ý kiến siêu nhân ấy.

Nói như Feurbach rằng lịch sử xã hội là lịch sử của tôn giáo là càng sai. Trái lại tuỳ theo mỗi thời kỳ xã hội  mà có bản chất, màu sắc của tôn giáo: như Thiên chúa giáo phát khởi ra trước hết bởi cuộc tranh đấu giữa giàu và nghèo; nô lệ và chủ nô; đến thời sau, lúc thì nó là lợi khí áp bức của phong kiến, lúc thì nó là lợi khí áp bức của tư bản; đến xã hội không giai cấp, không ngưòi bóc lột người, thì không còn tôn giáo nữa, chỉ còn đạo đức luân lý cộng sản, và xã hội loài người còn viết vô số trang lịch sử khác nữa; như vậy bảo sự phát triển của tôn giáo là nền tảng của phát triển xã hội sao được? Nói như Feurbach là như trồng cây ở phía ngọn, như bảo con sinh cha.

Nói chung, những lý thuyết duy thần, gần hay xa đã kể trên là ý thức của chủ nô, của phong kiến, cốt để giữ quyền uy vô hạn của chúng nó, cốt để nhờ Chúa Trời làm cảnh vệ cho ngôi vàng, cốt để cho nhân dân bị áp bức tin vào số mạng, số trời, mà không tin vào sự sáng tạo lịch sử của chính mình.

II. CÁC THUYẾT DUY TÂM VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Như chúng ta đã biết duy thần cũng là duy tâm, một thứ duy tâm thô sơ; duy tâm nào rồi cũng kết thúc đến duy thần, một thứ duy thần nguỵ trang. Sở dĩ để riêng hai loại như vậy là cốt chứng minh rằng có lúc uy quyền của Thượng đế không còn linh thiêng nữa, các nhà học giả (tư sản) tìm căn nguyên của sự phát triển lịch sử ở trong tư tưởng ý chí con người; nhất là của con người uyên bác, lãnh đạo.

Montesquieu, nhà học giả Pháp vào thế kỷ thứ 17, cắt nghĩa sự phát triển xã hội bằng sự phát triển của pháp lý. Hễ người lập luật như thế nào thì do nơi pháp luật ấy mà có chế độ theo như pháp luật. Ví dụ như hễ khi nào pháp luật chỉ là ý chí của nhà vua, ý chí của nhà vua là pháp luật (quân chủ độc tôn) thì do đó mà tạo thành chế độ phong kiến, trái lại, nếu pháp luật do một số đông người chế ra cho lợi ích chung, nếu có hiến pháp mà nhà vua cũng phải theo, thì đó là chế độ dân chủ.

Những nhà triết học thế kỷ 18 ở bên Pháp nghĩ rằng nền tảng của xã hội phát triển là phong tục, công luận, nhất là giáo dục nhân dân.

Theo họ, hễ giáo dục nhân dân theo hướng tiến bộ dân chủ thì nhân loại khỏi cần phải trải qua chế độ phong kiến hắc ám; 15 thế kỷ phong kiến là một sai lầm của lịch sử, nó không có gì tất yếu cả; ví phỏng hồi chế độ nô lệ tan rả, con người biết những tư tưởng dân quyền, đem tư tưởng dân quyền giáo dục cho nhân dân, thì tránh được chế độ phong kiến.

Cũng cứ theo đó, nếu có nhà tư tưởng nào tìm ra một lẽ phải quấy nào đó mà cố sức đem ra giáo dục phổ biến thành ra tư tưởng của dân, phong tục của dân thì xã hội sẽ phát triển hay đi lạc tùy theo tư tưởng phải hay quấy ấy.

Ong Fourrier, một nhà xã hội chủ nghĩa ảo tưởng đã suốt đời trông mong những vị Mạnh Thường Quân, giàu tiền của mà cũng giàu lòng thương người nghèo khổ, hoặc trông mong những vị vua hiền chúa tốt, để họ lấy tiền lấy của mà cải tạo xã hội cho tốt đẹp công bằng, làm gương cho những nhà giàu và vua chúa khác noi theo.

Không chỉ Fourrier, nhiều ông xã hội chủ nghĩa ảo tưởng khác cũng tưởng tượng rằng tập quán, gương mẫu là nền tảng, là nguyên lý của sự phát triển xã hội. Cho nên trong khuôn khổ của chế độ tư bản, họ lập những trại ấp cộng sản để làm gương gây tập quán, đặng noi theo gương mẫu và tập quán ấy loài người đi vào Cộng sản chủ nghĩa. Lẽ cố nhiên là họ thất bại, dù họ đã tốn rất nhiều công phu và dù có vài người thật đã giàu lòng cứu khổ.

Xem qua những lý thuyết bên trên, chúng ta trông thấy ngay bản chất duy tâm của họ, nghĩa là nó cắt nghĩa sự phát triển của xã hội bằng sự phát triển của pháp lý, của giaó dục, của tư tưởng, của tấm lòng nhân v.v. Họ không biết rằng tư tưởng, giáo dục, pháp lý, ý kiến trừu tượng, thì thảy đều do sinh hoạt vật chất của xã hội và do tình trạng giai cấp đấu tranh mà phát sinh ra cả, và tuỳ mỗi thời kỳ, tùy mỗi chế độ xã hội mà có một nội dung pháp lý, giáo dục như thế nào.

Chúng ta đã phê bình duy tâm luận của Hegel rồi, khỏi phải trở lại nữa, chỉ nói vắn tắt rằng trước khi có xã hội con người và ngoài đầu óc con người, không có ý kiến, tinh thần nào được. Hegel để đầu xuống đất, dựng chân lên trời, lấy ngọn làm gốc.

Pháp luật quyết định sự phát triển của xã hội chăng?

- Có chế độ phong kiến, giai cấp phong kiến cầm quyền lập luật theo lợi quyền của phong kiến, đời nào họ lại lập luật theo quyền lợi của đa số nông nô? Đến tư bản chủ nghĩa cũng thế; có tư bản phát triển, có giai cấp tư bản sinh nở ra, mới có ‘tinh thần pháp lý’, có Montesquieu, ‘hợp đồng xã hội’ của Rousseau v.v. Mãi cho đến Cách mạng Nga thành công mới có pháp lý Xô Viết. Vậy pháp lý tùy theo chế độ xã hội, chế độ xã hội giải thích pháp lý chớ pháp lý không giải thích được chế độ xã hội. Thì ta cứ xem: luật Gia Long, luật Hồng Đức đã có trước rồi sau mới có phong kiến Việt Nam, hay là có phong kiến từ lâu mới có luật Hồng Đức, luật Gia Long. Có Cách Mạng Tháng Tám mới có luật mới của thời kỳ Hồ Chí Minh hay là có luật mới rồi mới có chế độ dân chủ nhân dân bây giờ? Liên Xô xây dựng xã hội chủ nghĩa; xã hội biến chuyển cho nên Hiến pháp Lê-nin biến chuyển thành Hiến pháp Sta-lin, Hiến pháp Lê-nin lập ra hồi còn giai cấp, hồi vô sản chuyên chính mới bắt đầu; Hiến pháp Sta-lin ra đời vì sự xây dựng xã hội chủ nghĩa thành công, sự người bóc lột người đã được thủ tiêu tận cội rễ. Cứ xem đó thì hiểu cái sai lầm của lý thuyết ‘duy tâm’, ‘pháp lý’ về xã hội phát triển là sai lầm. Còn nói giáo dục tập quán là nền tảng của xã hội  phát triển thì cũng chẳng hơn gì. Ai bảo rằng pháp lý quyết định lịch sử, người ấy vô tình hay cố ý bảo rằng dưới chế độ phong kiến, tư bản lập luật xã hội chủ nghĩa thì tự nhiên xã hội tiến. Khỏi cần cách mạng gì cả. Mà đó là một ảo tưởng nguy hiểm.

Giáo dục quyết định sự phát triển của xã hội chăng? –Dạy thì dạy những tư tưởng, những kinh nghiệm. Mà hồi Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên, nhất định là không có tư tưởng dân chủ nhân dân như thời kỳ Hồ Chí Minh được, bởi vì kinh nghiệm này, tư tưởng này chỉ có thể sinh ra với sự thành lập của giai cấp vô sản; giai cấp vô sản sở dĩ có là tại có chế độ tư bản, đế quốc. Hãy đừng lầm tưởng rằng Hội nghị Diên Hồng là một thứ Quốc hội như Quốc hội ta ngày nay; Diên hồng chẳng qua là một thứ họp ban của một số kỳ mục quý tộc mà thôi, ở nước nào trong thời phong kiến cũng đều có cả. Rốt cùng thì chế độ kinh tế, giai cấp tranh đấu quyết định giáo dục phong tục chớ không phải giáo dục phong tục quyết định chế độ xã hội.

Giáo dục có ảnh huởng lớn đã đành , nó đẩy xã hội tới hay giật lùi xã hội. Vì thế mà bọn đế quốc phong kiến, tư bản cố nhồi sọ dân, ngu dân, kìm hãm sự phát triển giao dục, còn ta thì hết sức đấu tranh để phát triển giáo dục nhân dân. Nhưng dù một hạng ngừoi nào muốn nhờ giáo dục mà ngăn cản đường phát triển của xã hội thì hạng ngừoi ấy chỉ có thất bại mà thôi. Lão tử dạy trở lại chế độ tự nhiên, sao cho gà nước này gáy thì người nước kia nghe, không cần lễ nghi luật pháp gì cả, nhưng dù Khổng khen Lão như “Rồng trên mây”, dù Lão chê Khổng như “chó tìm chủ”, giáo huấn của Lão bị chôn vùi, giáo lý của Khổng được phát triển. Ay là vì, thời nọ phong kiến đương lên, chế độ cũ tan rả, Khổng giáo thuận chiều lịch sử, Lão giáo lại ngược chiều lịch sử. Giáo dục thần quyền độc đoán của các nhà vua và nhà thờ Pháp rất phổ cập, như giáo dục duy tâm trụy lạc của tư bản ngày nay được tung ra bằng vô số phương tiện hình thức, với vô số tiền tài, ấy thế mà giáo dục phổ biến ấy có ngăn ngừa được chế độ mới thay thế cho chế độ cũ ở đâu? Giáo dục không phải là yếu tố quyết định sự phát triển của lịch sử.

Nếu trong chế độ đế quốc tư bản, ai ngồi chờ kỳ công ấy của giáo dục, chỉ biết lo giáo dục và tuyên truyền xuống, thì ngừoi ấy chỉ có thể đánh lạc hướng tiến, cách tiến của quần chúng mà thôi.

“Lẽ phải và lòng tốt” quyết định sự tiến hóa của lịch sử chăng?

Cái phải cái quấy có ai là tuyệt đối vô điều kiện? Nó nào phải là một món vật sẵn có đó trong rương tráp mà người ta tìm được đâu? Mot là phải quấy tùy thời, hai là phải quấy tùy địa vị giai cấp. Cái phải của Rousseau, Diderot là cái quấy của phong kiến nhà thờ; Nguyễn Trường Tộ cho rằng phát triển tư bản là phải, thì Tự Đức cho là sai. Bần cố trung nông cho rằng phát động quần chúng chia đất địa chủ cho dân cày là phải, đế quốc phong kiến cho là sai, rất sai: cho nên không có một lý phải nào bay bổng lên trên tất cả các giai cấp để dắt xã hội tiến lên cả. Moi giai cấp lên cầm quyền, nhờ sự phát triển của xã hội, thực hành lẽ phải của nó, phá họai cái phải của giai cấp địch.

Còn như trông đợi nơi lòng tốt của nhà giàu, vua mạnh để cải biến xã hội thì thật là một ảo tưởng vô cùng. Mộng tưởng của Owen, Fourrier đến tòan bại, mộng tưởng ấy đưa Khổng Tử trở về nước Lỗ sau khi chu du lục quốc tìm ông chủ đứng đắn, biết phải để khuôn phò, cũng như bây giờ, nếu ai nghĩ rằng bọn bù nhìn Tâm, Bảo Đại muốn cải cách ruộng đất cho ngừoi cày có ruộng thì người ấy dại dột như trẻ con mong chuột giữ gìn bồ lúa. Trái lại nếu trông đợi vào năng lực sáng tạo của một giai cấp đang lên, vào nhân dân thì sẽ không bao giờ thất vọng trong công trình cải tạo xã hội.

Một màu duy tâm lịch sử khác là sự tin tưởng rằng lịch sử biến chuyển theo tài ba, tâm lý của kẻ cầm quyền. Ví dụ như, hồi quân sĩ Tây Sơn đánh đâu thắng đó là chỉ vì nhờ mưu lược, sức khỏe của Nguyễn Huệ (xem truyện Tây Sơn của Phan Trần Chúc) hay là nói, sỡ dĩ ta mất nước vào tay giặc Pháp, là chỉ vì vua Tự Đức ngoan cố không muốn duy tân, còn Nhật Bản khỏi mất nước là vì vua Minh Trị khôn ngoan hơn, hoặc nói rằng giá phỏng năm 1946, ta cứ cầm giữ Bảo Đại không cho hắn sang Trung Quốc thì không làm gì có chính phủ bù nhìn, nguỵ quyền. Theo quan điểm lịch sử này thì người anh hùng hay kẻ gian hùng làm lịch sử mà dân chúng là con cờ, còn thế giới hay quốc gia là bàn cờ, vua chúa hay tướng tá là kẻ đánh cờ; thua được, tiến thoái chỉ là một vấn đề vị trí, không có sinh hoạt kinh tế, không có giai cấp tranh đấu gì cả.

Đó là một quan niệm sai lầm chúng ta sẽ vạch, càng rõ sự sai lầm của quan niệm này khi chúng ta bàn đến vai trò quần chúng trong lịch sử, ở đây chỉ cần nói sơ qua rằng, tuy cá nhân có tác dụng trong lịch sử nhưng vai trò của cá nhân giỏi dở, ý đẹp, ý xấu… không phải là yếu tố căn bản, yếu tố quyết định của sự phát triển lịch sử. Thao lược của Nguyễn Huệ có thành công căn bản ở lòng nông dân phản phong yêu nước; chớ giá phỏng ông sống lại cầm quân của Tự Đức thì ông cũng chẳng làm sao bách chiến bách thắng được. Những kẻ đi ngược dòng lịch sử đều thất bại mặc dầu họ có thể có chí rồi họ than rằng: “Vận khứ anh hùng ẩm hận đa,” rồi họ lại không rõ vì đâu mà họ lại thua thất, họ gọi là vận, là thời, là mệnh trời, còn bảo rằng Minh Trị khôn ngoan, Tự Đức ngu độn? Có thể như thế, song xét kỹ thì hơn thua không phải tại chỗ đó, mà tại chỗ khác, Nhật đã có sẵn một lớp tư sản thương mại khá khá nên Minh Trị duy tân, thống nhất nước Nhật thành công. Điều kiện ấy hãy còn thiếu ở Việt Nam, nên Tự Đức ngoan cố thủ cựu và khi muốn duy tân, trễ tràng cũng không biết dựa vào đâu, cậy vào ai mà duy tân.

Khôn ngu của con người, thao lược của họ, nhất là của con người có quyền chỉ đạo, đều có ảnh hưởng, song khôn ngu ấy, thao lược ấy hãy còn tùy nhiều điều kiện khách quan của xã hội lịch sử. (kinh tế, sinh hoạt giai cấp, đấu tranh). Còn cái giai cấp phong kiến phản quốc phản dân, còn cái hạng tư sản mại bản bám sát gót giày của đế quốc thì nếu chẳng Bảo này lại còn Bảo khác, vua chúa bù nhìn là cái ngọn mà phong kiến mới là cái gốc. Con người làm nên việc lớn là do thời thế, do hành động đúng quy luật lịch sử, quy luật này thì không tùy ý muốn và tài ba của người dù là ý muốn và tài ba của vĩ nhân.

Những ai có quan niệm sai lầm, duy tâm cá nhân về lịch sử mà viết sử thì sẽ chỉ biết chuyện các vĩ nhân mưu mô ý kiến riêng của họ mà sẽ không còn kể gì đến vai trò quần chúng. Ví dụ suốt hai quyển “Bành quận công” và “Triều Tây Sơn” không hề có dòng nào nói đến phong trào quần chúng, mặc dù rằng không có lúc nào mà dễ thấy vai trò quần chúng trong lịch sử hơn là lúc ấy. Quần chúng đọc lọai ‘sử’ ấy sẽ không còn tin vào sức mình, tưởng rằng mình chỉ là những con cờ của vĩ nhân, của kẻ gian hùng mà thôi. Cái hại lớn là chỗ đó.

Trong bản tuyên truyền của Trung ương Đảng Cộng Sản Liên Xô về ngày kỷ niệm 50 năm thành lập Đảng có đọan dặn nhà sử học Liên xô hãy đề phòng xu hướng quá trọng thị vai trò của cá nhân trong lịch sử. Ở xứ ta càng phải đề phòng cái sai lầm ấy hơn nữa.

Có một vài lý thuyết khác cũng duy tâm cần phải được đả phá vì nó vô cùng phổ biến, hoặc nó lấy sự đấu tranh giữa các chủng tộc làm động cơ cho sự biến chuyển lịch sử thế giới hoặc nó lấy tâm lý dân tộc làm cách giải thích lịch sử quốc gia tách biệt lịch sử dân tộc này với lịch sử dân tộc khác. 

Cứ theo thuyết ấy thì như lịch sử Việt Nam chỉ được thu gọn vào hai điểm lớn: chống xâm lăng và đi xâm lăng. Chống xâm lăng từ ngòai vào và xâm lăng các dân tộc nhỏ yếu ở trong vòng Trường Sơn Cửu Long. Lý thuyết này là một lọai quốc gia vị chủng hẹp hòi mà kết quả có lợi cho bọn thống trị bóc lột bởi vì nó hòan tòan thủ tiêu cuộc đấu tranh giai cấp; chủ nghĩa Hitler chính là lọai vị chủng ấy. Lẽ tất nhiên là trong tòan bộ thế giới lịch sử nhân lọai có ghi chép cuộc triển khai của chủng tộc Aryen, Hán; cuộc đấu tranh giữa người Aryen và Dravidien ở An Độ, giữa người Hán tộc và người Bách Việt ở Trung Hoa v.v. Nhưng điều ấy không phải là điều chính và nó hòan tòan không cắt nghĩa được tại sao cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản nối tiếp nhau. Vì dựa vào lý thuyết chủng tộc đấu tranh sai lầm nầy nên có nhiều sử gia cắt nghĩa sự đổ nát của chế độ nô lệ La Mã bằng cuộc xâm lăng của người dã man, kỳ thực như chúng ta đã chứng minh rất rõ trong giáo trình sử học năm ngóai, cuộc đấu tranh của giai cấp nô lệ mới cắt nghĩa được sự băng họai của chế độ La Mã mà lực lượng của người nông dân, của người dã man là đồng minh của người nô lệ và người dã man chính vì bị chế độ chủ nô La Mã bóc lột mà nổi lên. Hay là nếu ta mù quáng theo cái thuyết chủng tộc đấu tranh thì ví dụ như suốt đời Hậu Lê, trừ 10 năm kháng chiến của Lê Lợi, trừ mấy ngày oanh liệt của Quang Trung ở Đống Đa trọn mấy trăm năm sẽ không có sử viết gì nữa, hằng trăm cuộc đấu tranh của nông dân sẽ không có, lịch sử văn học sẽ không có, không có bộ luật Hồng Đức và ngay trong hai cuộc chống ngọai xâm đó người ta sẽ không thấy vì sao mà Lê Lợi và Quang Trung thắng và sao mà thắng xong Lê Lợi phải thừa nhận sự quân phân điền địa, sự hạn điền và sự thủ tiêu chế độ đã bị hạn chế trước đó. Và ngay bây giờ đây nhà viết sử sẽ cần chép những chiến dịch mà không cần chép sự giảm tô tức, tạm cấp ruộng đất, phát động quần chúng, thi đua cải cách ruộng đất… nhất là không cần biết rằng, Cách mạng Tháng Tám đánh đổ phong kiến, không cần biết rằng từ đó chúng ta bước vào chế độ dân chủ nhân dân.

Ai cũng biết rằng nếu vứt bỏ cái công nghiệp phản phong thì không còn có Cách mạng Tháng Tám nữa, không còn kháng chiến nữa, không còn cắt nghĩa được sự thắng lợi quân sự, mà cũng không còn sự quật khởi dân tộc nữa. Sai lầm và tai hại của thuyết dân tộc đấu tranh đã rõ.

Bây giờ lại nói đến thuyết tâm lý chủng tộc, tâm lý dân tộc: thuyết này được một nhóm giáo sư sử học trong tạp chí “Les Annales” của Pháp hiện giờ chủ trương. Lấy cái tâm lý dân tộc đi cắt nghĩa sự biến chuyển lịch sử có được không? Lẽ cố nhiên là con người làm sử con người, mà con ngừoi thì có tâm lý, thì yếu tố tâm lý cũng như yếu tố tư tưởng đều không phải là vô dụng, không phải là không có tác dụng gì đâu. Song vì đâu mà có một lúc đa số con người lại có tâm lý phản phong mà trước đó thì thân phong. Vì sao có một lúc đa số con người ủng hộ tư bản và một lúc khác họ lại ghét tư bản. Cái tâm lý rất tùy thời đại, tùy giai cấp, tùy tình hình cụ thể nào, chứ không tùy cơ thể, tiếng nói. Thứ sử học về tâm lý học sẽ dắt đến sai lầm nào? Cái phái Annales mà ta đã kể trên cắt nghĩa rằng vì tâm lý người Đức mà tự cổ chí kim đại đa số dân tộc nhắm mắt theo lãnh tụ, theo một hai người xuất chúng nào đó: từ Luther qua Bismark, rồi đến Hitler đều như thế cả. Sự thực thì thế nào? Hoc phái Annales xuyên tạc lịch sử. Năm ngoái chúng ta học về Luther mà cũng học về Thomas Munzer và cuộc nông dân đấu tranh mà chính Luther đả phá. Chúng ta biết Liebneck, Thoelmonn và những phong trào chống Bismark, Guillaume II, Hitler. Nói chung Annales đã làm sai sự thực mà cũng là truyền bá một nhận định để xóa án cho Hitler và phát xít, để ru ngủ quần chúng, nhưng hòan tòan không thấy hay không muốn thấy rằng: 

– Nguồn gốc của chủ nghĩa Hitler, phát xít không phải ở tâm lý dân tộc mà cốt ở tư bản tài chánh mà nó là lối độc tài ra mặt khủng bố của những phần tử phản động nhất.

- Hitler và chủ nghĩa phát xít không phải là một hiện tượng thuần Đức mà là một hiện tượng của đế quốc suy tàn, xứ đế quốc tư bản nào cũng có và đã có, bọn Mỹ hiện giờ thực hiện chủ nghĩa Hitler…

Bọn Annales cũng toan căn cứ vào lý thuyết cố tâm cắt nghĩa rằng chủ nghĩa Bôn-sơ-vích là một hiện tượng Nga, hiện tượng Đông Phương, không ứng dụng, không thực hiện được ở Tây Phương vì tâm lý dân tộc ở Tây Phương thì khác, vì Tây Phương trọng cá nhân chủ nghĩa.

Tôi còn nhớ trong các sách vở của Gandhi, Nehru, hai ngừoi này bằng vào tâm lý dân tộc của người An, vào tư tưởng An Giáo, để truyền bá rằng người An không thích vũ trang bạo động, chỉ muốn bất hợp tác, tranh đấu bằng cách hòa bình mà thôi. Lẽ cố nhiên rằng lý thuyết này chỉ thích ứng với tâm lý sợ cách mạng của thực dân Anh và phong kiến, tư bản An Độ mà thôi.

Tất cả chúng ta đều biết rằng T.T. Kim viết sử, nói rằng người Việt Nam vốn chuộng văn ghét võ, vốn chuộng hình thức hơn nội dung, không cần kiệm mà thích cờ bạc… dường như đó là tâm lý, bản chất bất biến của dân tộc, những tính chất ấy quyết định lịch sử ta. Khỏi phải bài bác tốn công, chỉ cần nói rằng, có lẽ vì thế mà Trần Trọng Kim chủ trương xin xỏ van lạy đối với Nhật Pháp mà chống lại cách mạng và kháng chiến, và cũng có lẽ vì thế mà hắn thích cái độc lập của Nhật Pháp ban cho (hình thức) mà chống lại độc lập thực sự (nội dung) của nhân dân đổ máu giành được.

III. NHỮNG LÝ THUYẾT TỰA HỒ NHƯ DUY VẬT

 Chúng ta trình bày và phê bình hai lý thuyết trong lọai này, một là lý thuyết “giao thương”, hai là lý thuyết “địa lý”; những người sáng tạo ra các lý thuyết hoặc chưa nhận được Duy Vật Lịch Sử một cách thấu đáo hoặc chủ tâm bẻ vẹo Duy Vật Lịch Sử đi để dễ bề xuyên tạc và đánh lạc ý thức của nhân dân. Sở dĩ những lý thuyết nay được xuất hiện ra trước tiên là vì các lý thuyết duy tâm, duy thần, duy lý… đều bất lực; có một lý do khác: vì từ một thế kỷ nay, Duy Vật Lịch Sử Marx được càng ngày càng nhiều người tán thành, mà ứng dụng Duy Vật Lịch Sử triệt để thì nhất định đi đến tán thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, các nhà tư tưởng tư bản rất lo.

Trước tiên, nói đến lý thuyết “giao thương”. Thuyết này của phái sử học quanh tạp chí Annales; nó có ít nhiều ảnh hưởng đến những giáo sư sử học ở vùng tạm bị chiếm. Theo giáo sư Braudel thì:

Cuộc vận động tổng quát của cung cầu, giao dịch là đầu mối của lịch sử thế giới.”

Mới nghe qua thì dường như lý thuyết này rất gần gũi với Duy Vật Lịch Sử; có người ít suy nghĩ sẽ hấp tấp nói phái Annales cũng lấy nền tảng kinh tế mà giải thích lịch sử đấy! Nhưng, không, chủ nghĩa Mác khác xa, khác hẳn. Mác dạy rằng nền tảng của sự nghiên cứu lịch sử đúng khoa học là phân tích phương thức sản xuất của các chế độ xã hội.

Không thể thu gọn, thu hẹp phương thức sản xuất vào cái quan niệm cung cấp giao dịch, giao thương. Ta sẽ cắt nghĩa ở bài sau thế nào là phương thức sản xuất; ở đây chỉ cần nói rằng thuyết giao thương này không có gì giống chủ nghĩa Marx cả; nó chỉ có một ít mùi vị kinh tế có thể đánh lạc người ta mà thôi. Xuất phát điểm giao thương, bọn học giả phái Annales cố làm cho người ta nhận nhưng ý kiến sau đây (mà là những ý kiến sai lầm nguy hiểm):

- Theo họ, lịch sử xưa tới nay chỉ khác nhau ở chỗ buôn bán giao dịch nhiều hay ít, rộng hay hẹp. (Thực ra các chế độ khác nhau ở tính chất của sự sở hữu, sự sản xuất, sự phân phối của cải làm ra.) Các lối bóc lột, các cuộc đấu tranh giai cấp bị che lấp đi. Cho nên, ví dụ, nhờ giáo sư Lombard, họ cắt nghĩa sự tan rã của chế độ nô lệ La Mã không phải bằng cuộc đấu tranh của người nô lệ nông dân, và người dã man, mà bằng cuộc khủng hỏang vàng bạc, vì sự sụp đổ của chế độ Bishze cũng thế.

- Theo họ, các chế độ chỉ khác nhau ở cách giao thương, số cung cầu. Nếu vậy thì về chất lượng không có gì hay đổi từ chế độ nô lệ đến chế độ tư bản; chỉ có thay đổi về số lượng mà thôi. Vì thế mà theo họ, sự buôn bán của thời Hy Lạp, La Mã, Venise thời hiện bây giờ cũng giống như nhau thôi, khác chăng chỉ là nhiều hay ít. Thực ra công thương ở thời La Mã, Hy Lạp chưa phải, không phải là tư bản chủ nghĩa. Cho nên, nếu theo lý thuyết của nhóm sử gia này thì cả lịch sử nhân lọai chỉ là lịch sử của sự giao thương, lịch sử của tư bản chủ nghĩa. Như thế, tư bản chủ nghĩa sẽ là một hiện tượng vĩnh viễn, xưa, nay và sau đều có, không ai đánh nó chết được. Mà chính đây là mục đích thực sự của học thuyết giao thương. Từ một giản đồ có vẻ “duy vật” kinh tế” họ đưa độc giả tới một quan niệm hồ đồ, hổn độn và từ chỗ hỗn độn đó, họ đi đến chỗ tán dương Tư bản Chủ nghĩa là vĩnh cửu.

Chúng ta biết rằng nhiều người trước đây đã bị giáo sư Pháp hay giáo sư ta dạy cái tư bản chủ nghĩa, cái đế quốc chủ nghĩa của thời Hy, La. Kết quả là chúng ta sẽ không biết rằng tư bản chủ nghĩa là một phạm trù lịch sử, nó sinh ra từ ba bốn thế kỷ trước đây, nay già cỗi, đương chết, đã chết trên ¼ địa cầu, sẽ chết mãi không có thuyết giao thương nào cứu nổi.

Bây giờ nói đến thuyết địa lý:

Có ba học thuyết cần phải chú ý đến:

Một là của Mét-xi-kốp; hai là của Man-túyt; ba là của Bodin.

1. Học thuyết của Mét-xi-kốp

Mét-xi-kốp dựa vào nguyên tắc “Bành trướng địa lý của các nền văn minh” mà gọi những thế kỷ đầu tiên của lịch sử là “Thời kỳ sông ngòi” vì lúc ấy các dân tộc ăn ở dọc theo những con sông to như Hòang Hà, Hằng Hà, Anh-đua (L’Indus), Ơ-phờ-ra-tờ (Euphrate), Nin (Nil), v.v. Đến khi những phương tiện giao thông phát triển lên, con người vượt biển được thì văn minh lan ra dọc theo mé biển: đó là thời kỳ thứ nhì “thời kỳ Địa Trung Hải”. Rồi phương tiện giao thông tiến hơn nữa, trùng dương không ngăn cản nổi thuyền to, gió lớn không nhấn chìm tàu máy, thì đó là thời kỳ thứ ba của lịch sử nhân lọai, tức là “thời kỳ đại dương” ngày nay.

Tóm lại theo Mét-xi-kốp thì đời sống của các dân tộc phát triển của xã hội lòai người là do một trong những lẽ địa lý là sự phát triển của những đường giao thông.

2. Học thuyết của Man-Túyt (Malthus)

Man-tuýet và Kô-va-lét-sky (Kovalesky) cắt nghĩa sự phát triển của xã hội bằng sự tăng tiến và mật độ của dân cư. Hai ông giống nhau ở chỗ đó, nhưng hai ông khác nhau hẳn về kết quả của số dân ngày càng đông, mật độ dân số ngày càng cao: Man-túyt thì bảo rằng dân càng đông thì xã hội càng bị nguy hại, nghèo nàn, khổ sở; Kô-va-lét-sky lại nói rằng số dân càng đông, mật độ càng cao thì xã hội càng phát triển.

Theo Man-túyt, quy luật phát triển chung của sinh vật trong đó có lòai người, là xu hướng đến “dư dân tuyệt đối” bởi vì số dân thì tăng tiến theo tỷ lệ kỷ hà, còn số đồ ăn mặc thì tăng tiến theo tỷ lệ số học. Cho nên nghèo khổ, đói rét là việc rất tự nhiên, kẻ nghèo không muốn thế, người giàu không trách nhiệm gì cả; tại luật trời, luật tự nhiên, nghèo khổ đói rét cũng không tùy hình thức chính quyền nào, chính quyền nào cũng thế thôi; không tùy sự phân phối tài sản nào, lối phân phối nào cũng bất lực; nhà giàu đã không làm sao có thể cung cấp ăn mặc cho người nghèo thì người nghèo cũng không có quyền đòi nhà giàu phải giao cho công việc và phải cho ăn mặc đầy đủ.

Nhà sử học Nga Kô-va-lét-sky trình bày và giải thích một cách rõ ràng hơn. Theo ông những thay đổi trong nền kinh tế, trong chế độ xã hội nối nhau, nối nhau không phải một cách ngẫu nhiên, vô quy luật, mà nối nhau, thay đổi theo thể lệ, quy luật; động cơ căn bản của sự bíên chuyển ấy là số dân tăng lên, là mật độ của số dân trong mỗi nước, mỗi thời.

Để dễ hiểu, ta lấy tỷ dụ; tỷ dụ như hễ dân 1 là cộng sản nguyên thủy, dân 5 là nô lệ, dân 10 là phong kiến, 20 là tư bản chủ nghĩa.

Cùng một tư tưởng rằng dân số quyết định sự biến chuyển của xã hội, ông Man-túyt với ông Kô-va-lét-sky kết luận khác nhau, trái nhau; thì hoặc một ông đúng, một ông sai, hoặc cả hai ông đều sai cả, nhưng không thể hai ông đều đúng cả.

3. Học thuyết của Bodin, Montesquieu, Buckle

Hồi thế kỷ thứ 16, Jean Bodin, một nhà học giả Pháp đã lập luận rằng những đặc sắc của xã hội là tùy hòan cảnh địa lý như đất nước phong thổ.

Trong quyển “Tinh thần của pháp luật”, ông Montesquieu nhấn mạnh vào điều kiện phong thổ trong sự phát triển cấu tạo của xã hội lòai người: phong thổ ảnh hưởng đến mạnh đến cơ thể của con người, do đó mà quyết định đến tính tình, ý kiến; rồi do tính tình, ý kiến của con người, nhất là con người tài năng quyết định cả cách cấu tạo xã hội, cách sinh hoạt vật chất của một dân tộc.

Theo Montesquieu, phong thổ nắng quá, quả mau chín, người mau già, dễ lười biếng, thiếu nghị lực; phong thổ mát lạnh thì con người siêng năng, họat động bền bỉ, can đảm, mạo hiểm. Hơn nữa, phong thổ của một xứ quyết định chế độ kinh tế chính trị; trình độ tự do của các dân tộc tùy phong thổ ấy: trời nóng nực quá, người lười biếng, thiếu nghị lực thì dễ bị nô lệ hóa, bị chinh phục; trời mát lạnh, người siêng năng, có nghị lực thì nước phồn thịnh chinh phục các nước mà dân yếu hèn vì nóng nực.

Nhà sử học Buckle nói thêm rằng phong thổ, đất cát, món ăn uống tất cả những điều kiện địa lý có ảnh hưởng rất to đến giống nòi. Nhưng theo ông, ở vùng rét buốt cũng như ở vùng nóng nực bên bị mặt trời, bên bị tuyết giá nên hoạt động bị gián đoạn đi, làm việc chậm chạp, cho nên theo Buckle, ở những xứ ấy, tính con người yếu ớt và không có chừng, không đổi mặc dầu tập quán, luật pháp khác nhau bởi xứ này nóng, xứ kia lạnh.

Cũng dòng thuyết địa lý, lấy phong thổ làm gốc cho tổ chức và biến chuyển của xã hội, Monstequieu và Buckle kết luận khác nhau: một ông nói ở xứ lạnh thì ngưòi hăng hái, xã hội tổ chức cao và vững, thịnh vượng; một ông nói ở xứ lạnh thì người không đổi, không chừng, xã hội tổ chức thấp, yếu ớt v.v. ông nào đúng, ông nào sai, hoặc cả hai ông đều sai cả, chớ không thể hai ông đều đúng.

Đại loại những học thuyết địa lý về xã hội phát triển là thế. Nhưng nhà bác học không cần có thần thánh hay tinh thần tuyệt đối, ý kiến siêu nhiên gì để giải thích sự cấu tạo và biến chuyển của xã hội.

Mới trông bề ngoài tựa hồ như học thuyết của họ là duy vật, vì họ căn cứ vào điều kiện vật chất, số dân, phong thổ, phương tiện giao thông mà giải thích xã hội. Vậy những lý thuyết ấy đúng hay sai, duy tâm hay duy vật.

4. Phê bình những học thuyết địa lý

Không thể chia lịch sử loài người ra ba giai đoạn “giai đoạn sông ngòi”, “giai đoạn Địa Trung Hải”, “giai đoạn Đại dương”, không thể cắt nghĩa được sự phát triển của xã hội tuỳ theo sự phát triển của sự giao thông được.

Quả sự giao thông có ảnh hưởng đến chế độ xã hội, nhưng ta hỏi tại sao cũng là giai đoạn Địa Trung Hải” mà có cả nô lệ và phong kiến? Cùng “giai đoạn Đại dương” sao lại có thể có cả tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa? Giao thông đưòng nước theo Mét-xi-kốp quan trọng là thế, còn giao thông đường bộ thì thế nào? Còn những đại lục không có biển trong, biển nhỏ giống như Địa Trung Hải, những xứ như  An Độ, Trung Hoa, thì ở đó sao cũng có chế độ nô lệ, chế độ phong kiến?

Thế thì giao thông, phương tiện giao thông không phải là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội, nó chỉ là yếu tố giúp vào hay kiềm chế sự phát triển của xã hội.

Còn nói xã hội phát triển tuỳ theo số dân tăng tiến, tùy theo mật độ dân cư, thế cũng chẳng đúng gì. Thực ra, mỗi xã hội có quy luật tăng tiến dân số của nó. Ta thử xem: mật độ dân số An Độ cao bằng mấy lần ở Mỹ mà Mỹ là tư bản phát triển cao, còn An Độ là phong kiến còn trầm trọng. Bỉ có 200 dân trên một cây số vuông; Liên Xô có vài mươi dân trên một cây số vuông, mật độ dân số ở Liên Xô kém Bỉ, tại sao Liên Xô tiến cao hơn Bỉ, vì Bỉ là tư bản chủ nghĩa và Liên Xô là xã hội chủ nghĩa.

Thế thì mật độ dân số không phải là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người.

Có xứ dân thưa thớt mà sống trong một chế độ xã hội cao hơn xứ đông dân cư.

Thuyết phong thổ lại còn sai hơn nữa; phong thổ đất cát, điều kiện địa lý của một nước thay đổi rất chậm từ hai, ba mươi thế kỷ trước đến nay, đại để thì đất cát, phong thổ của Pháp chẳng thay đổi bao nhiêu, ở Nga cũng thế, ấy thế mà chế độ xã hội ở Pháp đổi bốn lần, chê độ xã hội ở Nga đổi năm lần. Ở xứ ta trong trăm năm nay, nóng lạnh xưa nay từa tựa nhau, đất cát chả thêm gì mấy cây số ngoài cửa sông, ấy thế mà đời phong kiến, thực dân, dân chủ nhân dân nối tiếp nhau.

Vậy điều kiện phong thổ cùng đất cát không phải là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội, mặc dầu nó có ảnh hưởng trong một chế độ xã hội. Xứ nghèo thì khó tiến, xứ giàu dễ tiến hơn. Nếu các ông kia nói đúng thì nóng nực như Việt Nam, An Độ chắc mãi mãi phong kiến hay nô lệ; còn mát lạnh như Mỹ, Pháp, Anh thì đời đời tư bản sao?

Các học thuyết về địa lý đều là sai lạc, nguy hại.

Ở xứ ta, nhiều người mắc phải thuyết địa lý. Một nhà viết sử có tiếng viết rằng, điều kiện địa lý có tác dụng quyết định đến lịch sử cho nên đồng chí ấy bắt đầu tập văn học sử bằng sự trình bày điều kiện địa lý. Có nhiều giáo sư cắt nghĩa sự phân chia và phân tranh Nam Bắc xứ ta hồi thời trưóc bằng những giải nuí Ninh Bình, Hoành Sơn, Hải Vân…  Có ngưòi khác hãy còn bốc rằng: Nguyên soái Mùa Đông là kẻ đánh tan quân Napoléon và quân Hitler lúc chúng sang xâm phạm nước Nga, Liên Xô… Cho nên tranh đấu chống thuyết địa lý không phải xa vời đối với chúng ta.

Những học thuyết sai lầm về xã hội phát triển lại còn gieo những tai hại rõ rệt, tai hại ấy là:

a. Nếu quả như học thuyết duy thần, muôn sự đổi thay trong lịch sử đều do ý chí của Thượng Đế, thì con ngưòi chẳng còn có uy quyền, năng lực gì nữa, không thể tiến bước theo một kế hoạch, một lý tưởng nào; mà trái lại con người phải đành liều nhắm mắt, lắm khi chỉ còn oán trách mà thôi.

b. Nếu quả như học thuyết của những nhà duy tâm, lịch sử phát triển tùy theo ý chí, tấm lòng xấu tốt của bậc quân vương, anh hùng lãnh tụ, thì đại đa số nhân dân chỉ còn một nước là xu phụ theo quân vương anh hùng, lãnh tụ ấy mà thôi, mà chính mình lại không thấy vai trò quyết định, năng lực tạo ra lịch sử của mình. Lý thuyết này giam hãm nhân dân trong thái độ mong chờ, bị động, bàng quan.

c. Nếu quả như học thuyết của các nhà triết học thế kỷ 18 của Pháp; giáo dục như thế nào thì lịch sử sẽ tùy theo sự giáo dục ấy mà tiến hay thoái; nếu quả như vậy thì chẳng cần gì phải hành động cách mạng của quần chúng, không cần phải đánh đổ một bộ máy thống trị nào mà chỉ cần có cải lương sự giáo dục, lựa ngưòi “tài đức” nào đó lên cầm quyền để thực hiện lý tưởng bằng nhà trưòng cao và thấp.

Nói chung cả ba thứ lý thuyết trên đều dắt đến chỗ: khinh, xô lệt vai trò cải tạo xã hội của quần chúng, không trông thấy những quy luật phát triển của xã hội.

d. Thuyết của Man-tuýt vô tình hay cố ý thừa nhận cho kẻ mạnh thống trị và tiêu diệt kẻ yếu, vô tình hay cố ý chứng nhận rằng chiến tranh xâm lược là đúng lẽ tự nhiên, việc giết chóc, tàn sát nhân dân, bao nhiêu cảnh đói khổ cũng là tai nạn dư dân, không phải tư bản đế quốc nào cả. Ai ai đều dễ thấy tính chất phản động của thuyết dư dân của Man-tuýt. Ngày nay ở Mỹ, bọn đồ đệ của Malthus công nhiên tán dương chiến tranh đế quốc để giảm bớt dân số. Có bọn Mỹ bảo rằng thầy thuốc cứu dân khỏi bệnh đã chết là làm hại chung v.v.

e. Thuyết về địa lý bề ngoài ngó như “duy vật” kỳ trung là làm cho ngưòi ta tưỏng đâu một dân tộc nào ở chổ mát lạnh thì tự nhiên phải có sức có quyền làm chủ dân tộc nào ở chỗ nóng nực; dường như trời đất định trước như thế; Pháp, Anh ở vùng ôn đới thì khỏe, siêng, tự nhiên phải là chủ của An Độ, Mã Lai, Việt Nam v.v Khác nào Đức Quốc xã của Hít-le (Hitler), Nhật quân phiệt của Tô-giô (Tojo) tuyên truyền rằng Đức Nhật được trời cho cái sứ mạng phải chinh phục hoàn cầu, dìu dắt các dân tộc.

Có hai lý thuyết sau đây rút cuộc lại là thuyết dân tộc bất bình đẳng vì luật của tự nhiên… Đó là tư tưởng của tư bản Au Tây, của chủ nghĩa phát xít vị chủng.

Tất cả các lý thuyết về lịch sử phát triển đều gắn liền với những quan niệm, lập trường về chính trị, duy thần, duy tâm, địa lý v.v. đều khuôn phù tư tưởng phản động, phản cách mạng.

Chống lại với nhưng lý thuyết sai lầm, tai hại, phản động trên là thuyết xã hội tiến hóa của Mác.

Mác giải thích sự phát triển của lịch sử loài người như thế nào? 

IV. SỰ TỒN TẠI VÀ TÍNH CHẤT CỦA QUY LUẬT XÃ HỘI VÀ LỊCH SỬ

Trong các đoạn trước, chúng ta đã đánh đổ tất cả các lý luận duy tâm sai lạc về xá hội phát triển; trong đoạn này, chúng ta sẽ chứng minh rằng chỉ có học thuyết Mác mới giải quyết được tất cả các điều bế tắc. Khó khăn trong khi nghiên cứu lịch sử phát triển xã hội loài người, Mác dạy ta nghiên cứu lịch sử một cách khoa học. Nghiên cứu lịch sử  một cách khoa học nghĩa là trước hết, thừa nhận sự tồn tại của quy luật khách quan và tất yếu trong lịch sử; mà nhiệm vụ của “DuyVật Lịch Sử” chính là phát kiến những quy luật ấy. Nếu chưa tìm ra đuợc quy luật khách quan và tất yếu thì môn lịch sử xã hội chưa phải là khoa học đứng đắn; chủ nghĩa Mác-Lê đã xây dựng và hoàn thành khoa học ấy. Lê-nin nói: 

Nhận thấy rằng duy vật luận cũ thiếu luận lý, chưa hoàn bị, phiến diện, nên Mác tin là cần phải “làm cho Khoa học xã hội phù hợp với cơ sở duy vật luận, và dựa vào cơ sở đó mà kiến lập nó lại.” Nếu nói chung, duy vật luận giải thích ý thức bằng tồn tại, thì ứng dụng vào sinh hoạt xã hội của nhân loại, duy vật luận đòi hỏi chúng ta giải thích ý thức xã hội bằng tồn tại xã hội.”1

Tồn tại xã hội như tương quan giữa con người và thiên nhiên, sản xuất, khí cụ, kỹ thuật; như tương quan giữa con ngưòi và con người, giai cấp này và giai cấp kia, tầng lớp này đối với tầng lớp nọ, xung đột nhau, hợp tác nhau v.v. Ý thức xã hội như: học thuyết, chủ trương, luân lý, luật pháp, tôn giáo, văn nghệ.

Duy vật lịch sử là sự phát triển, sự ứng dụng những nguyên lý cơ bản của duy vật luận triết học vào môn nghiên cứu lịch sử xã hội, nghiên cứu sinh họat xã hội. Một nguyên lý căn bản của duy vật luận là tồn tại quyết định ý thức.

Duy vật luận trưóc Mác có nhiều khuyết điểm. Một khuyết điểm lớn của nó là nó duy vật ở dưới gốc mà duy tâm ở trên ngọn (Feuerbach, những nhà duy vật Pháp hồi thế kỷ thứ 18), duy vật trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, mà duy tâm trong sự nghiên cứu lịch sử và xã hội. Mác đã “làm cho khoa học xã hội phù hợp với cơ sở duy vật luận, dựa vào cơ sở ấy mà kiến lập nó lại.”

Mác “dạy ta tìm căn nguyên của các tư tưởng chỉ đạo của tất cả các xu hướng trong trạng thái của lực lượng sản xuất vật chất.” (Lê-nin)

Và Mác “dạy ta nghiên cứu lịch sử một cách khoa học, xem lịch sử là một quá trình duy nhất biến chuyển theo quy luật, mặc dầu nó phức tạp phi thường, mặc dầu nó chứa nhiều mâu thuẫn.”1

Một nguyên lý của duy vật luận triết học là nhìn nhận rằng tự nhiên và xã hội biến chuyển không phải là tự do vô chính phủ, mà biến chuyển theo quy luật, quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội đều là tất yếu, khách quan, nghĩa là nhất định phải như thế, không thể không như thế được: đun nước, nước hóa ra hơi, tư bản chủ nghĩa nhường chỗ cho xã hội chủ nghĩa, cả hai đều tất yếu. Cái khách quan nghĩa là ta tìm quy luật tất yếu ấy tự trong sự vật, không phải tự ta chế tạo ra quy luật như ta chế tạo hàng hóa đâu. Quy luật ấy không tùy ý muốn của ta ngược lại phải tùy ý muốn của nó thì ta mới thành công, ta cũng không thể sửa chữa được quy luât. Stalin nói:

“Chủ nghĩa Mác quan niệm những quy luật của khoa học -dù là quy luật của tự nhiên hay là quy luật của kinh tế chính trị học- là phản ảnh của những quá trình khách quan diễn ra một cách độc lập đối với ý chí con người. Những quy luật ấy người ta có thể phát hiện nó ra, biết nó, nghiên cứu nó, tuỳ theo nó trong khi ta hành động, lợi dụng nó cho lợi ích của xã hội, nhưng ngưòi ta không thể sửa đổi nó hay thủ tiêu nó. Càng rõ ràng hơn nữa là ngưòi ta không thể thành lập, chế tạo ra những quy luật mới của khoa học.”

 

Sta-lin nói thêm về sự tồn tại của quy luật ngay dưới chế độ xã hội chủ nghĩa:

Thế thì những quy luật kinh tế chính trị học dưới xã hội chủ nghĩa là những quy luật khách quan, nó phản ảnh sự đều đều của các quá trình trong sinh hoạt kinh tế độc lập đối với ý chí của chúng ta. Phủ nhận luận cương này xét cho đến cùng là phủ nhận khoa học; mà phủ nhận khoa học là phủ nhận cái khả năng dự đoán –tức là phủ nhận cái khả năng chỉ đạo sự sinh hoạt kinh tế.”1

Sta-lin phản đối những ai lẫn lộn quy luật của tự nhiên và xã hội với pháp luật của con người chế tạo ra. Nhấn mạnh vào tính chất khách quan và tất yếu của các quy luật, Sta-lin lại dạy ta phải chú ý đến những đặc điểm, những tính chất sau đây:

- Thứ nhất: Chớ thần thánh hóa quy luật, đừng tưởng rằng con người hoàn toàn bất lực trước các quy luật, đừng tưởng rằng mình phải làm nô lê cho quy luật. Người ta:

bằng cách học để hiểu biết quy luật tự nhiên và xã hội, tuỳ theo nó và căn cứ vào nó, khôn khéo ứng dụng nó, thực hiện nó, con người có sức hạn chế phạm vi tác động của nó, xoay chiều những lực lượng phá hoại của tự nhiên, làm cho nó phục vụ xã hội.”

Thí dụ như lợi dụng thác nước, trị sông dữ, để mà làm nhà máy điện, dẫn nước vào ruộng, nhưng làm được như thế nhất định không phải là thủ tiêu quy luật tự nhiên, lập quy luật khác, ngược lại, nếu làm trái với quy luật tự nhiên thì những công trình sản xuất điện, dẫn nước v.v. sẽ thất bại. Đồng chí Sta-lin nói thêm:

Thì, cũng như thế đối với những quy luật phát triển kinh tế, quy luật kinh tế chính trị học, dầu là của thời kỳ tư bản chủ nghĩa hay của xã hội chủ nghĩa.”

Vì quy luật kinh tế dính dáng rất sâu xa với quy luật lịch sử, vì ở nhiều lãnh vực hai bên đồng có một hay những quy luật chung (ví dụ luật tương ứng giữa lực lượng sản xuất và tương quan sản xuất) cho nên những lời nói của Sta-lin mà ta đã dịch bên trên đều có đầy đủ ý nghĩa cho quy luật lịch sử. Ví dụ: ta dùng giai cấp tranh đấu, làm giai cấp tranh đấu để đi đến thủ tiêu giai cấp và giai cấp tranh đấu. Chúng ta ứng dụng được quy luật, đem nó phục vụ cho xã hội, như thế không phải là chế tạo, sửa chữa, thủ tiêu quy luật lịch sử.

- Thứ nhì: Tìm ra quy luật xã hội và lịch sử, không những cốt để giải thích, để tìm hiểu xã hội và lịch sử, mà trước hết là ứng dụng nó vào công trình cải tạo xã hội, đẩy mạnh bánh xe lịch sử tới trước, Duy vật Lịch sử là nền tảng của chính trị cách mạng của giai cấp công nhân, của Đảng tiền phong. Ví dụ như tìm được vai trò của quần chúng trong lịch sử, chúng ta xây dựng quan điểm quần chúng của đảng viên, chúng ta phát huy năng lực vô biên của quần chúng để thực hiện chính sách của Đảng. Hay nói ví dụ như ta cải cách ruộng đất trong kháng chiến, đó là đúng với quy luật phát triển của kinh tế và xã hội Việt Nam. Ví dụ như tìm được luật tương ứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, chúng ta kết luận rằng, chế độ xã hội chủ nghĩa phải thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa và chúng ta tranh đấu với tất cả tấm lòng tin tưởng vào sự thắng lợi của cách mạng vô sản.

Lẽ tất nhiên là tìm quy luật xã hội và lịch sử, chúng ta đã nắm trong tay cái chìa khóa để vào cái cửa bí hiểm của quá khứ, biết được quá khứ một cách chính xác. Song biết quá khứ không ngoài mục đích xây dựng tương lai, mặc dầu rõ ràng có nhiều khi ta nghiên cứu lịch sử mà không có tác dụng trực tiếp và cấp thời đến hành động cách mạng đến hay ví dụ như xem xét lý do gì mà Lý Thường Kiệt hưng binh đánh Tống, hay là những kết quả của cuộc Thập Tự Viễn Chinh, hay là những tiền đề điều kiện tất yếu đã dắt đến sự thành lập quốc của phong kiến Việt Nam.

Nhưng trong sự ứng dụng quy luật xã hội, thì Sta-lin có chú ý đến điều kiện sau đây, điều ấy phân biệt quy luật tự nhiên với quy luật kinh tế, xã hội, lịch sử.

Khác với quy luật của tự nhiên trong đó thì gần như không có trở ngại gì trong sự phát triển và ứng dụng quy luật, còn trong lĩnh vực kinh tế, sự phát triển và ứng dụng quy luật nào có đụng chạm đến quyền lợi của những lực lượng suy tàn của xã hội, đều gặp phải sức phản kháng mạnh mẽ nhất của lực lượng ấy. Phải có một lực lượng xã hội có sức đánh bại sự phản kháng ấy”.

Điều ấy chứng tỏ tại sao mặc dầu quy luật tương ứng giữa lực lượng sản xuất và tương quan sản xuất chỉ được thực hiện rộng rãi ở Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân; còn ở các nước tư bản thì những giai cấp thống trị bóc lột không thừa nhận quy luật ấy, đi ngược quy luật ấy; trái lại công nông cố sức làm cách mạng để thực hiện quy luật ấy. Hồ Chủ tịch nói cải cách ruộng đất là hợp với quy luật phát triển của xã hội Việt Nam, nhưng đồng thời Hồ Chủ tịch lại dạy rằng đó là một cuộc đấu tranh gay go quyết liệt, ấy bởi vì giai cấp địa chủ tất nhiên sẽ và đã phản ứng kịch liệt, đế quốc cũng phản ứng kịch liệt để phá cách mạng ruộng đất, cho nên ta phải huy động lực lượng của nông dân, công nhân, của toàn nhân dân mà đánh bại sức phản ứng ấy. Lịch sử không phải là một chiếc máy tiến triển một cách tất yếu nhưng không giống nhau với bốn mùa nối tiếp đông đi xuân lại nào ai ngăn trở, cũng không mấy ai ngăn trở sự ứng dụng truyền bá ví dụ như nguyên lý nhiệt động học của Carnot, trái lại, xe lịch sử thì có người đẩy đi có kẻ kéo lại tranh đấu nhau.

- Thứ ba:  Có những quy luật xã hội và lịch sử  có tính chất lâu dài, tác dụng ở tất cả các thời đại (ví dụ luật tương ứng giữa lực lượng sản xuất và tương quan sản xuất), có những quy luật kém lâu dài hơn, tác dụng ở một số thời đại (ví dụ như quy luật giai cấp tranh đấu, chỉ có nó từ chế độ nô lệ đến tư bản chủ nghĩa) và có những quy luật lâm thời (ví dụ luật tư bản phát triển bất đồng).

Sự quan trọng của mỗi quy luật mỗi khác. Trong số các quy luật về xã hội phát triển thì quy luật căn bản, trung tâm là luật tương ứng tất yếu  giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, quan trọng của nó là ở chỗ nó làm nền tảng của học thuyết Mác về xã hội phát triển và ngay trong chế độ Xô Viết, tác dụng của nó vẫn mạnh.

- Thứ tư: Nhà sử học hơn ai cả phải biết kinh tế chính trị học. Bởi vì nền tảng của lịch sử là sự phát triển kinh tế, bởi vì những quy luật sâu xa nhất của lịch sử chính là quy luật kinh tế.  Sta-lin dạy rằng:

Cái chìa khóa dẫn đến việc phát kiến những quy luật phát triển của xã hội, ta phải đi tìm nó không phải ở trong khối óc của con người, không phải ở trong công luận và ý tưởng của xã hội, mà ở trong phương thức sản xuất mà xã hội ứng dụng ở thời kỳ lịch sử nhất định nào đó ở trong kinh tế của xã hội.” 1

Chúng ta không lẫn lộn (mà biết rõ mối tương quan mật thiết) giữa lịch sử quan với chính trị học trong Duy vật Lịch sử mà nghiên cứu cả những vấn đề như vô sản chuyên chính và vấn đề dân cày. Đảng như trong nhiều quyển Duy vật Lịch sử trước giờ trọng nhiều thứ tiếng thì sẽ dẫm chân lên chính trị. Duy vật Lịch sử tức xã hội học Mác Lê có liên quan mật thiết đến chính trị học, nhưng hai cái không phải là một; nó lại có liên quan mật thiết với kinh tế học, nhưng cần phân biệt với kinh tế học; hai môn học  gắn bó với nhau mà có đối tượng khác nhau. Lê-nin viết về Duy vật Lịch sử: 

Quan niệm duy vật về lịch sử hay nói cho đúng hơn sự ứng dụng và sự phát triển triệt để duy vật luận vào lĩnh vực của hiện tượng xã hội, quan niệm ấy thủ tiêu hai điều sai lầm chính của những lý luận trưóc kia về lịch sử. Thứ nhất: những lý  thuyết này nhiều nhất là chỉ chú ý đến động cơ tư tưởng của sự hoạt động lịch sử của con ngưòi mà không tìm biết những cái gì sinh ra các động cơ ấy, không tìm biết những quy luật khách quan nào có chủ trì sự phát triển của hệ thống tương quan xã hội, và không xét cội rễ của những tương quan ấy và mức độ phát triển của những tương quan ấy và mức độ phát triển của sự sản xuất vật chất. Thứ nhì là các lý thuyết trước kia không kể đến hành động của quần chúng nhân dân, còn Duy vật Lịch sử thì lần đầu tiên, cho phép chúng ta nghiên cứu một cách chính xác –chính xác như là khoa học tự nhiên- những điều kiện xã hội của sự sinh hoạt quần chúng và sự thay đổi của các điều kiện ấy.”

Không còn gì rõ ràng hơn nữa. Trong đoạn vắn tắt này, Lê-nin đặt những vấn đề căn bản của Duy vật Lịch sử mà chúng ta đã kể trên.

 



1 Lê-nin, Mác-Ang-ghen và chủ nghĩa Mác

1 Lê-nin

1 Sta-lin, Những vấn đề kinh tế Xã hội Chủ nghĩa ở Liên Xô

1 Duy vật Biện chứng và  Duy vật Lịch sử

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt