Hài hước là thái độ bao hàm được cả nghi vấn, ngang tàng, khinh bỉ, đùa cợt và tất cả điều thiết yếu đối nghịch những thái độ nghiêm nghị đã phân tích ở trên. Đó là đường hướng phải hiểu hài hước của Socrate qua lối giải thích của Kierkegaard và triết học Hiện sinh...
Socrate không chủ trương xây dựng một vũ trụ luận như các triết gia trước ông ví dụ Empédocle và Héraclite, vì theo ông loài người phải để cho thần thánh nhiệm vụ chú ý tới vũ trụ ngoại tại, còn chính con người lại phải chú ý những gì trực tiếp liên hệ với mình. "Hãy tự biết mình!" đó là châm ngôn ghi trên khung cửa đền thờ Delphes và được coi là châm ngôn cho tinh thần nhân bản của Socrate
“Trong lịch sử nhân loại nói chung, Socrate đã nghiễm nhiên là một trong những nhân vật lớn nhất, ngang hàng với Khổng Tử, Phật Thích Ca và Jésus.”
Trong triết học, thái độ cho rằng những niềm tin phải được chấp nhận và làm theo miễn là chúng được khẳng định trước hết bằng kinh nghiệm thực tế. Định nghĩa rộng này phù hợp với việc ta dẫn xuất tên gọi này (“thuyết duy nghiệm”) từ chữ Hy Lạp là empeiria, nghĩa là “sự kinh nghiệm”. Tuy nhiên, cụ thể hơn, thuyết duy nghiệm gồm một cặp học thuyết triết học tuy có quan hệ gần gũi nhưng vẫn khác nhau: học thuyết này gắn với những khái niệm, còn học thuyết kia gắn với những mệnh đề.
Trong thời đại chúng ta, khi một nhật báo đặt ra một vấn đề với độc giả, chính là muốn hỏi ý kiến của họ về một chủ đề mà mỗi người đã có tư kiến riêng: không cần học hỏi điều gì mới. Vào thế kỷ 18, người ta ưa hỏi công chúng về những vấn đề thực sự chưa có giải đáp. Tôi không rõ điều đó có hiệu quả gì hơn, nhưng quả là rất thú vị.
Năm 399 trước Tây lịch, Socrate bị ba công dân Athènes là Mélètos, Anytos và Lycon truy tố về tội «làm thanh niên hư hỏng» và «thay thế các vị thần của thành quốc bằng ngoại thần». Theo luật pháp của Athènes, kẻ bị buộc tội có thể tự biện hộ hay đọc bài cãi do người khác viết giúp. Ông chọn giải pháp đầu, và sau một phiên xử mang danh nghĩa công lý song thực chất là chính trị, đã bị kết án phải uống thuốc độc...
Sau khi Martin Heidegger, cây đại thụ của triết học Đức, qua đời vào cuối thập kỷ 60 thế kỷ trước, người ta hay nói đùa rằng “Tinh thần thế giới” đã đổi chỗ ở: sau khi rời quê hương của Đại Cách mạng Pháp dọn sang nước Đức của Kant, Hegel từ cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, và ở mãi đấy cho đến lúc… Heidegger qua đời, thì bây giờ nó lại quay về tả ngạn sông Rhin, và Paris trở thành mảnh đất tư tưởng giàu tinh thần sáng tạo nhất!
RUI SAMPAIO | ĐINH HỒNG PHÚC dịch || Heidegger, người sáng lập của hệ hình thông diễn, bác bỏ lối nghiên cứu truyền thống về hoạt động văn hóa như là một cuộc tìm tòi các nền tảng có giá trị phổ quát cho hành động và nhận thức của con người
Đầu những năm 80 của thế kỉ trước, thông diễn học (Hermeneutik)[1] với tư cách là cơ sở phương pháp luận của khoa học nhân văn mới lọt vào tầm ngắm của giới học thuật Trung Quốc. Đầu tiên, nó thu hút sự chú ý của giới văn học và mĩ học.
Qua học thuyết và thái độ của Freud, người ta nhận thầy ông có quan niệm vô thần. Các môn đệ của ông muốn tỏ ra không quan tâm đến vấn đề tôn giáo. Vấn đề tôn giáo có tầm quan trọng về phương diện trị bệnh bằng Phân tâm học vì trong sự liên lạc giữa ông thầy và con bệnh dầu sao cũng đề cập đến những vấn đề then chốt về sự tin tưởng tôn giáo. Chung quanh vấn đề tôn giáo và Phân tâm học đã có nhiều cuộc thảo luận, rất nhiều sách phân tích các cạnh khía của vấn đề ấy.
Qua học thuyết và thái độ của Freud, người ta nhận thầy ông có quan niệm vô thần. Các môn đệ của ông muốn tỏ ra không quan tâm đến vấn đề tôn giáo. Vấn đề tôn giáo có tầm quan trọng về phương diện trị bệnh bằng Phân tâm học vì trong sự liên lạc giữa ông thầy và con bệnh dầu sao cũng đề cập đến những vấn đề then chốt về sự tin tưởng tôn giáo. Chung quanh vấn đề tôn giáo và Phân tâm học đã có nhiều cuộc thảo luận, rất nhiều sách phân tích các cạnh khía của vấn đề ấy.
Qua học thuyết và thái độ của Freud, người ta nhận thầy ông có quan niệm vô thần. Các môn đệ của ông muốn tỏ ra không quan tâm đến vấn đề tôn giáo. Vấn đề tôn giáo có tầm quan trọng về phương diện trị bệnh bằng Phân tâm học vì trong sự liên lạc giữa ông thầy và con bệnh dầu sao cũng đề cập đến những vấn đề then chốt về sự tin tưởng tôn giáo. Chung quanh vấn đề tôn giáo và Phân tâm học đã có nhiều cuộc thảo luận, rất nhiều sách phân tích các cạnh khía của vấn đề ấy.
Bài viết này lược thuật phần nội dung bàn về sự hình thành các quan niệm triết học của Karl Marx trong Marx: A Very Short Introduction của Peter Singer. Khởi đầu là Marx tiếp nhận di sản triết học Hegel trong bối cảnh của phong trào cải biến Hegel và rút ra từ đó những ý niệm về diễn trình biện chứng tất yếu của lịch sử và về sự tha hóa...
Chỉ có một vấn đề triết học thật sự nghiêm túc: đó là sự tự sát. Đánh giá cuộc đời đáng sống hoặc không đáng sống chính là trả lời cho vấn đề cơ bản của triết học. Những vấn đề còn lại, như thế giới có ba chiều hay không, linh hồn có chín hay mười hai loại, tất cả đều được xếp ở phía sau...
GORDON E. BIGELOW | CAO HÙNG LYNH dịch || Trước tiên, xin được bàn luận đôi lời về các loại chủ nghĩa hiện sinh. Giống như thuyết tiên nghiệm của thế kỷ trước, có bao nhiêu nhà văn dùng từ hiện sinh, thì hầu như có bấy nhiêu loại chủ...