Triết học Đông phương

Các loại kinh điển mới và lịch trình thành lập

ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN

 

CHƯƠNG THỨ TƯ

ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO TỪ SAU THỜI ĐẠI LONG THỤ  

ĐẾN THỜI ĐẠI VÔ TRƯỚC VÀ THẾ THÂN

1 2 3 4

 

Tiết thứ hai: 

CÁC LOẠI KINH ĐIỂN MỚI VÀ LỊCH TRÌNH THÀNH LẬP

 

KIMURA TAIKEN

 


Kimura Taiken. Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận. Thiên thứ nhất "Lịch sử tư tưởng của Đại thừa Phật giáo". Thích Quảng Độ dịch. Viện Đại học Vạn Hạnh. 1969. | Phiên bản điện tử: thuvienhoasen.org


 

 

Song có bao nhiêu kinh điển mới đã phát huy được những đặc sắc trên? Kể ra thì rất nhiều, nhưng nếu theo thứ lớp mà đan cử thì đại khái có những kinh điển sau đây:

Kinh Như-lai-tạng, Kinh Bất-tăng-bất-giảm, Kinh Đại-pháp-cổ, Kinh Thắng-mạn, Kinh Vô-thượng-y, Kinh Đạt-thừa-niết-bàn, Kinh Giải-thâm-mật, Kinh Đại-thừa-A-tỳ-đạt-ma (chưa dịch) và Kinh Nhập-lăng-già. Tất cả những kinh điển trên không có một bộ nào mà Long thụ dẫn chứng cả. 

Nếu theo sự nghiên cứu lịch sử dịch kinh mà phán đoán thì những kinh điển kể trên được kết tập sau thời đại Long thụ, đó là điểm không còn nghi ngờ gì nữa. Xét trên đại thể, ta có thể nói những kinh đó đã xuất hiện trước thời đại Vô-Trước và Thế -Thân. 

Căn cứ vào những kinh điển đó mà nhận xét Phật-tính-luận của Thế-thân là một điều rất rõ ràng. Về tên các kinh, trong Phật-tính-luận tuy chỉ đề cập đến ba bộ là: Kinh Thắng-mạn, kinh Vô-thượng-y và kinh Giải-thâm-mật, song theo nội dung Phật-tính-luận mà phán đoán thì kinh Như-lai-tạng, kinh Đại-thừa-niết-bàn có lẽ cũng đều là lợi dụng kinh Lăng-già: điều đó ta có thể suy luận mà biết. Theo sự giải thíchphần Cửu-dụ của kinh Như-lai-tạng trong Phật-tính-luận, quyển thứ tư, thì kinh Như-lai-tạng có thật. Lại như kinh Đại-thừa-niết-bàn, tuy không có tên trong Phật-tính-luận, nhưng thuyết "Hết thảy chúng sinh có Phật-tính", thuyết "Pháp-thân thường còn", hay thuyết "Thường-lạc-ngã-tịnh", đặc biệt là thuyết "pháp-thân không phải xưa vốn không mà nay có, xưa vốn có mà nay không" (Phật-tính-luận quyển 4), có điểm nhất trí với luận "Bản-vô-kim-hữu-trước không nay có" và được gọi là chú giải kinh Đại Thừa-niết-bàn. Như vậy ta có thể tin chắc rằng, kinh Đại-pháp-cổ chịu ảnh hưởng của kinh đó mà xuất hiện. Nhưng kinh Đại Thừa-niết-bàn đã trải qua nhiều giai đoạn sửa chữa mới thành có hình thái ngày nay, nên niên đại của kinh này, so với kinh Vô-thượng-y và kinh Đại-pháp-cổ, có lẽ đã được thành lập sau. Còn kinh Giải-thâm-mật không nói đến Như-lai-tạng mà lấy A-tựu trung, kinh Giải-thâm-mật không nói đến Như-lai-tạng mà lấy A-lại-gia-thức làm chủ vị, muốn theo nhận thức luận để thuyết minh sự khai triển của vạn vật. Về điểm này kinh Giải-thâm-mật tuy có hơi khác với các kinh điển chủ trương Như-lai-tạng, nhưng đứng về phương diện đại quan mà nhận xét thì vẫn là đại biểu cho kinh Như-lai-tạng. Kinh Lăng-nhập-già lại muốn thuyết minh tư tưởng Chân-như-duyên-khởi. 

Tóm lại , tất cả các kinh điển thuộc trào lưu Như-lai-tạng và A-lại-gia-thức đại khái đều xuất hiện sau cùng (duy có kinh Lăng-già có lẽ sau thời đại Thế-thân) . 

Dưới đây tôi tưởng nên nhận xét sơ lược đặc chất tư tưởng và ý nghĩa phổ thông của những kinh kể trên .

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt