Triết học Đông phương

Lương Huệ vương thượng (II)

 

MẠNH TỬ

THIÊN LƯƠNG HUỆ VƯƠNG THƯỢNG 

梁惠王上

(GỒM 7 CHƯƠNG)

I II III IV V VI VII

 

II

 


Nguồn: Tú tài Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Tú tài Tùng Văn Nguyễn Đôn Phục. Mạnh tử quốc văn giải thích 孟子國文解. Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1992.


 

        鹿
        0 0
          0
                       

DỊCH ÂM

Mạnh tử kiến Lương Huệ vương, vương lập ư chiểu thượng, cố hồng, nhạn, mi, lộc, viết: “Hiền giả diệc lạc thử hồ?”

DỊCH NGHĨA

Thầy Mạnh yết kiến vua Huệ vương nước Lương, vua đương đứng chơi ở trên ao, đoái trông con hồng, con nhạn, con mi, con lộc, nhân hỏi rằng: “Ông vua hiền đức cũng vui cảnh này chăng?”

CHÚ GIẢI

Hồng nhạn là loài chim sếu, hồng là con lớn, nhạn là con nhỏ. Mi là nai, Lộc là hươu.

 

         
           
           

 

DỊCH ÂM

Mạnh tử đối viết: “Hiền giả nhi hậu lạc thử, bất hiền giả tuy hữu thử bất lạc giả.”

DỊCH NGHĨA

Thầy Mạnh thưa: “Ông vua có hiền đức, rồi mới vui được cảnh ấy; ông vua không có hiền đức, tuy có cảnh ấy, chẳng vui được đâu.”

 

鹿
o 鹿 o o
o
o o o o
 
  o o 鹿 o o
 
  o o
  o
  o o o o o

 

DỊCH ÂM

“Thi vân: “Kinh thủy Linh đài, kinh chi doanh chi” thứ dân công chi, bất nhật thành chi; kinh thủy vật cức, thứ dân tử lai; vương tại Linh hựu, bưu lộc du phục; bưu lộc trạc trạc, bạch điều hạc hạc; vương tại Linh chiểu, ô nhận ngư dược.” Văn vương dĩ dân lực vi đài vi chiểu, nhi dân hoan lạc chi; vị kỳ đài viết Linh đài, vị kỳ chiểu viết Linh chiểu; lạc kỳ hữu mi lộc ngư miết. Cổ chi nhân dữ dân giai lạc, cố năng lạc giả.”

DỊCH NGHĨA

“Kinh Thi có câu rằng: “Khi vua làm Linh đài, buổi mới đương kinh doanh, dân cùng làm giúp sức, đài không mấy chốc thành. Vua bảo dân chớ vội, dân vẫn như con lại. Vua chơi trong Linh hựu, yên nghỉ kìa đàn hươu; đàn hươu béo và tốt; đàn chim lại trắng phau. Vua chơi trên Linh chiểu. Ôi cá nhẩy đầy ao!” Ấy đấy, vua Văn vương dùng sức dân làm đài làm ao, mà dân lấy làm vui vẻ, gọi đài vua là Linh đài, gọi ao vua là Linh chiểu; lại vui trong cảnh vườn cảnh ao có con mi con lộc, con ngư con miết. Đó là ông vua đời xưa hay cùng với dân đều vui, cho nên mới hưởng được sự vui vậy.”

CHÚ GIẢI

Kinh thủy 經始 = Mới khởi làm. Kinh doanh 經營= lường đạc sửa sang. Công 攻 = làm, sửa. Cức 亟 = kíp. Vật-cức 亟 = lời vua bảo chớ cần kíp vội. Tử lai 來 (hiệp vần đọc là tử lức) là ví con lại làm việc chăm chỉ cho cha. Linh đài , Linh hựu , Linh chiểu , đều là cái tên đẹp dân đặt ra để gọi cái đài, cái vườn, cái ao của vua, chính là để tỏ lòng vui vẻ. Bưu 麀 = hươu cái. Trạc trạc = béo tốt. Hạc hạc 鶴鶴 = trắng lốp. Nhận = đầy. Miết 鼈 = ba ba.

Xét: Vua Văn vương sở dĩ hưởng được sự vui như thế là bởi vì Văn vương bình nhật biết yêu dân mà hay thi hành chính sách nhân huệ, khiến cho dân đều được ấm no vui vẻ, thế là vua Văn vương cùng dân đều vui đấy, cho nên dân cũng vui rằng vua ta có cảnh đài trì điểu thú, nên vua Văn vương vì thế cũng hưởng được sự vui.

Đây là dẫn lời kinh Thi (thơ Linh đài, thiên Đại nhã) mà lại giải thích ra cho rõ cái ý có phải vua hiền thì mới được vui cảnh ấy.

 

 

 

DỊCH ÂM

Thang-thệ viết: “Thời nhật hạt táng, dư cập nhữ giai vong. Dân dục dữ chi giai vong, tuy hữu đài trì điểu thú, khởi năng độc lạc tai.”

DỊCH NGHĨA

Thiên Thang thệ có câu rằng: “Mặt trời kia bao giờ mất, ta với mày đều mất đi cho rồi!” Dân oán vua mà mong cùng vua đều mất đi cho rồi, thế thì vua tuy có cái cảnh đài trì điểu thú, há vui được một mình ru?”

CHÚ GIẢI

Mặt trời là trỏ vào vua Hạ Kiệt. Vua Kiệt thường nói: “Ta có thiên hạ cũng như trời có mặt trời, mặt trời mất thì ta mới mất.” Dân oán vua Kiệt bạo ngược, nên mới mượn lấy lời vua Kiệt, mà rủa vua Kiệt, mong cho vua Kiệt chóng mất đi. Bởi vì vua Kiệt thường nhật không biết thương dân, chỉ biết vui một mình, cho nên dân oán, dân đã oán thì cái cơ diệt vong đã phục sẵn cả rồi, vui một mình mãi được sao. Đây là dẫn lời kinh Thư (Thang thệ là tên một chương trong kinh Thư) mà lại thích ra, để rõ cái ý rằng ông vua bất hiền, tuy có cảnh vui cũng chẳng vui được. Đây là ý thầy Mạnh khuyên vua Huệ vương có muốn vui cái cảnh đài trì điểu thú ấy, thì nên bắt chước theo vua Văn, chớ nên bắt chước theo vua Kiệt vậy.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt