Triết học Đông phương

Lương Huệ vương - thượng (VII)

MẠNH TỬ

THIÊN LƯƠNG HUỆ VƯƠNG THƯỢNG 

梁惠王上

(GỒM 7 CHƯƠNG)

I

II

III

IV

V

VI

VII

 

VII

 


Tú tài Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Tú tài Tùng Văn Nguyễn Đôn Phục. Mạnh tử quốc văn giải thích 孟子國文解. Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1992. | Bản chữ Hán: 中國哲學書電子化計劃


 

 

 

 

DỊCH ÂM

Tề Tuyên vương vấn viết: “Tề Hoàn, Tấn Văn chi sự, khả đắc văn hồ?”

DỊCH NGHĨA

Tuyên vương nước Tề hỏi rằng: “Những việc vua Hoàn nước Tề, vua Văn nước Tấn có thể nói cho nghe được không?”

CHÚ GIẢI

Tề Hoàn, Tấn Văn = đời Xuân - Thu có năm ông vua thay đổi nhau làm bá trưởng chư hầu. Tề Hoàn công, Tấn Văn công, Tống Tương công, Tần Mục công và Sở Trang vương, gọi là năm đời bá, duy có Tề Hoàn, Tấn Văn là công nghiệp lừng lẫy hơn cả.

 

 

DỊCH ÂM

Mạnh Tử đối viết: “Trọng Ni chi đồ, vô đạo Hoàn Văn chi sự giả, thị dĩ hậu thế vô truyền yên, thần vị chi văn dã, vô dĩ tắc vượng(1) hồ?”.

DỊCH NGHĨA

Thầy Mạnh thưa: “Môn đồ ông Trọng Ni không nói đến sự vua Hoàn vua Văn, bởi thế đời sau không thấy truyền lại, sự đó tôi chưa được nghe. Vua muốn cho tôi nói nữa, thì nói cái đạo vượng thiên hạ được không?”.

CHÚ GIẢI

Trọng Ni = Tên tự đức Khổng phu tử. Đạo = Nói.   = thông dụng với chữ   nghĩa là thôi. Vô dĩ là nói nữa không thôi.

 

 
 

 

DỊCH ÂM

Viết: “Đức hà như tắc khả dĩ vượng hĩ?” – Viết: “Bảo dân nhi vượng, mạc chi năng ngữ dã.”

DỊCH NGHĨA

Vua hỏi: “Đức ông vua như thế nào thì vượng được thiên hạ?” – “Đức ông vua hay biết giữ gìn được dân, thì cái thế vượng thiên hạ, không ai ngăn được.”

CHÚ GIẢI

Bảo 保 = Giữ gìn. Chữ bảo gồm có bốn nghĩa: Bảo dưỡng, bảo toàn, bảo tuất và bảo hộ. Ngữ = Ngăn lại, chống lại.

 

 

諸. 曰. 哉. 曰.
  曰. 上.
  也. 鐘. 之. 可.
  曰.
  者.
 
  之. 之. 之. 曰.
  與.
  曰.
  地. 者. 也.

 

DỊCH ÂM

Viết: “Nhược quả nhân giả, khả dĩ bảo dân hồ tai?” - Viết: “Khả.” - Viết: “Hà do tri ngô khả dã?” -Viết: “Thần văn chi Hồ Hột viết: “Vương tọa ư đường thượng, hữu khiên ngưu nhi quá đường hạ giả, viết: Ngưu hà chi? Đối viết:  “Tương dĩ hấn chung. Vương viết: Xả chi, ngô bất nhẫn kỳ hộc tốc, nhược vô tội nhi tựu tử địa. Đối viết: Nhiên tắc phế hấn chung dư? Viết: Hà khả phế dã, dĩ dương dịch chi.” - Bất thức hữu chư?” 

DỊCH NGHĨA

Vua hỏi: “Như cái đức quả nhân này đủ giữ gìn được dân không?” – Thầy nói: “Được.” – Vua hỏi: “Bởi sao biết tôi có thể được?”

Thầy nói: “Tôi có nghe người Hồ Hột nói chyện với tôi rằng: “Một hôm, vua ngồi ở trên thềm, có đứa dắt trâu đi ở dưới thềm. Vua trông thấy, vua hỏi: Dắt trâu đi đâu? Đứa dắt trâu thưa: Toan đem giết nó để lấy máu bôi chuông. Vua nói: Tha nó ra, ta không nỡ trông thấy nó hộc tốc, bằng dường vô tội mà phải tới chỗ chết. Đứa dắt trâu thưa: Thế thì bỏ việc bôi chuông ư? Vua nói: Sao bỏ được, đem dê thay cho nó.” Chẳng biết chuyện ấy có chăng?” 

CHÚ GIẢI

Hồ Hột = Quan nước Tề. Hấn = Chỗ nứt nẻ. Chuông mới đúc nhiều chỗ nứt nẻ phải dùng máu loài súc sinh để bôi vào cho liền. Hộc-tốc = Nhơ nhác run sợ. Đây là thầy Mạnh thuật lại lời Hồ Hột nói chuyện với mình mà hỏi lại vua.

 

 

 

DỊCH ÂM

Viết: “Hữu chi,” – Viết: “Thị tâm túc dĩ vượng hĩ. Bách tính giai dĩ vương vi ái dã, thần cố tri vương chi bất nhẫn dã.”

DỊCH NGHĨA

Vua nói: “Chuyện ấy có.” – Thầy nói: “Cái lòng bất nhẫn ấy đủ vượng được thiên hạ. Bách tính đều cho vua là tiếc của đấy, tôi thực biết vua là bất nhẫn vậy.”

CHÚ GIẢI

Bách tính = Trăm họ, là trỏ nhân dân. Ái = Nghĩa là tiếc.

 

  曰.
  然.
 

 

DỊCH ÂM

Vương viết: “Nhiên, thành hữu bách tính giả. Tề quốc tuy biển tiểu, ngô hà ái nhất ngưu? Tức bất nhẫn kỳ hộc tốc, nhược vô tội nhi tựu tử địa, cố dĩ dương dịch chi dã.”


DỊCH NGHĨA

Vua nói: “Phải! Thực có như lời bách tính họ chê đó, nhưng nước Tề tuy nhỏ hẹp, ta có tiếc gì một con trâu. Chỉ là không nỡ trông thấy nó hộc tốc bằng dường vô tội mà tới chỗ chết, cho nên bảo đem con dê thay cho nó đấy thôi.”

 

也. 焉.
  哉.
 
  曰.
  也.
  也. 之.

 

DỊCH ÂM

Viết: “Vương vô dị ư bách tính chi dĩ vương vi ái dã; dĩ tiểu dịch đại, bỉ ô tri chi. Vương nhược ẩn kỳ vô tội nhi tựu tử địa, tắc ngưu dương hà trạch yên.” - Vương tiếu viết: “Thị thành hà tâm tai? Ngã phi ái kỳ tài nhi dịch chi dĩ  dương dã, nghi hồ bách tính chi vị ngã ái dã.”

DỊCH NGHĨA

Thầy nói: “Vua cũng chẳng lạ gì bách tính họ cho vua là tiếc của vì đem con nhỏ thay con lớn, họ biết đâu là vì bụng bất nhẫn. Vua nếu thương nó vô tội mà tới chỗ chết, thì con trâu con dê khác gì nhau.” – Vua cười mà rằng: “Chẳng hay lúc ấy bụng ta nghĩ sao? Nếu ta không phải là tiếc của thì sao lại đổi ra con dê, bách tính họ bảo ta là tiếc, cũng phải.”

CHÚ GIẢI

Ẩn = Thương xót. Trạch = Phân biệt. Hà trạch = Không phân biệt gì.

Đây là Thầy Mạnh cố đặt ra lời biện nạn muốn để cho vua tự xét hỏi lại bản tâm, nhưng vua vẫn chưa tự giải rõ ra được.

 

 
 
 
  也.

 

DỊCH ÂM

Viết: “Vô dương dã, thị nãi nhân thuật dã, kiến ngưu vị kiến dương dã. Quân tử chi ư cầm thú dã, kiến kỳ sinh bất nhẫn kiến kỳ tử, văn kỳ thanh bất nhẫn thực kỳ nhục, thị dĩ quân tử viễn bào trù dã.”

DỊCH NGHĨA

Thầy nói: “Không hại gì, ấy chính là cái mẹo làm nhân đó, bởi vì trông thấy con trâu chửa trông thấy con dê vậy. Người quân tử xử với loài cầm thú, trông thấy nó sống không nỡ trông thấy nó chết, nghe tiếng nó sống không nỡ trông thấy nó chết, nghe tiếng kêu, không nỡ ăn thịt nó, cho nên quân tử thường xa nơi lò bếp vậy.”

CHÚ GIẢI

Thuật = Mẹo khôn khéo. Gặp việc khó xử thì phải có mẹo để xử trí sao cho toàn, mà vẫn không hại đến việc làm nhân. Đây là thầy Mạnh nói giải cái lẽ thay trâu ra dê không phải là tiếc của. Bởi vì trông thấy trâu, thì cái lòng bất nhẫn đã phát hiện ra rồi, dê chưa trông thấy thì cái lòng bất nhẫn chưa hiện, thế thì tha cho trâu là đạt được lòng nhân; mà dê dẫu bị giết cũng không hại gì lòng bất nhẫn, ấy chính là cái mẹo khéo khôn trong sự làm nhân đó. Người quân tử sở dĩ thường xa nơi lò bếp không muốn trông thấy những sự sát sinh, là để bảo dưỡng lấy cái lòng bất nhẫn, mà mở rộng ra cái thuật làm nhân vậy.

 

之.
說.
者. 心. 曰.
也. 之. 之. 云.
  焉. 也.

.

DỊCH ÂM

Vương duyệt, viết: “Thi vân: “Tha nhân hữu tâm, dư thỗn đạc chi.” Phu tử chi vị dã. Phù ngã nãi hành chi, phản nhi cầu chi, bất đắc ngô tâm, phu tử ngôn chi, ư ngã tâm thích thích yên, thử tâm chi sở dĩ hợp ư vượng giả, hà dã?”

DỊCH NGHĨA

Vua hả lòng, mà rằng: “Kinh Thi có câu: “Cái tâm người khác ta hay lường đạc.” Nhà thầy chính như thế đấy. Này như sự ta làm ra đó, mà ta xét lại tâm ta, ta không tự giải ra được. Nay thầy nói rõ ra, tự nhiên cái lòng bất nhẫn của ta, lại sinh ra áy náy cảm động. Nhưng cái lòng ấy sở dĩ hợp với cái lẽ vượng thiên hạ được, là sao vậy?”

CHÚ GIẢI

Thi = Thơ xảo ngôn thiên Tiểu nhãThỗn đạc = Suy lường đo xét. Thích thích = Áy náy thương xót.

 

  輿 乎.
  末.
  否.
 
  羽.
  輿

 

DỊCH ÂM

Viết: “Hữu phục ư vương giả viết: “Ngô lực túc dĩ cử bách quân, nhi bất túc dĩ cử nhất vũ; minh túc dĩ sát thu hào chi mạt, nhi bất kiến dư tân.” Tắc vương hứa chi hồ?”  Viết: “Phủ.” – “Kim, ân túc dĩ cập cầm thú, nhi công bất chí ư bách tính giả, độc hà dư? Nhiên tắc nhất vũ chi bất cử, vi bất dụng lực yên; dư tân chi bất kiến, vị bất dụng minh yên; bách tính chi bất kiến bảo, vị bất dụng ân yên; cố vương chi bất vượng, bất vi dã, phi bất năng dã.”

DỊCH NGHĨA

Thầy nói: “Có kẻ tâu với vua rằng: “Tôi, cái sức có thể nhắc nổi trăm quân, mà không có thể nhắc nổi một cái lông; cái sáng có thể xét thấu ngọn lông mùa thu, mà không trông thấy cái xe củi.” Thì vua tin lời ấy không?” Vua nói: “Không”. Thầy nói: “Nay vua, ơn đủ kịp đến con cầm con thú, mà công đức chẳng gia được đến bách tính, là tại sao? Thế thì một cái lông chẳng nhắc nổi là vì chẳng dùng sức đẩy; cái xe củi chẳng thấy, là vì chẳng dùng sáng đấy; bách tính mà không giữ gìn được là vì chẳng dùng ơn đấy; cho nên vua chẳng vượng được thiên hạ, là chẳng chịu làm đấy không phải là chẳng làm được đâu.”

CHÚ GIẢI

Phục = Nghĩa là tâu. Quân = Ba mươi cân là một quân; trăm quân là cái vật rất nặng khó nhắc.  = Lông, một cái lông là cái vật rất nhẹ dễ nhắc. Phàm lông đến mùa thu thì nó tước nhỏ ra, nên gọi là thu haoMạt = Ngọn, vút ngọn cái lông mùa thu là cái vật rất nhỏ khó trông thấy. Dư tân = cái xe chở củi, là cái vật lớn dễ trông thấy. Hứa = Tin cho, nghĩa là cho lời ấy là phải mà khá tin.

Phàm người ta ai cũng có cái lòng thương xót; duy thương xót dân là đồng loại thì thuộc về phần thiết và dễ; thương xót vật là dị loại thì thuộc về phần hoãn và khó. Nay vua biết thương đến con trâu, mà không biết thương đến trăm họ; không phải vua là người không có ân, chỉ vì vua không chịu suy quảng cái ân để thực hành lấy sự nhân đó thôi; khác nào những người không chịu dùng cái sức thì không nhắc nổi cái lông chim; không chịu dùng cái sáng, thì không trông thấy cái xe củi.

 

 
 
  王.

 

DỊCH ÂM

Viết: “Bất vi giả dữ bất năng giả chi hình hà dĩ dị?” Viết: “Hiệp Thái - sơn dĩ siêu Bắc - hải, ngữnhân viết: Ngã bất năng; thị thành bất năng dã. Vị trưởng giả chiết chi, ngữ nhân viết: “Ngã bất năng; thị bất vi dã, phi bất năng dã. Cố vương chi bất vượng, phi hiệp Thái sơn dĩ siêu Bắc hải chi loại dã; vương chi bất vượng, thị chiết chi chi loại dã.”

DỊCH NGHĨA

Vua hỏi: “Cái hình trạng chẳng chịu làm với cái hình trạng chẳng làm được nó khác nhau thế nào?” Thầy nói: “Như cái việc cắp núi Thái sơn về vượt bể Bắc, bảo người rằng: Tôi không làm được, sự đó thực là không làm được. Vì người trên bẻ cành cây, bảo người rằng: Tôi không làm được, sự đó là chẳng chịu làm đấy, không phải là không làm được đâu. Cho nên vua chẳng vượng được thiên hạ, không phải là cái loài cắp núi vượt bể đâu; vua chẳng vượng được, là cái loài bẻ cành cây đấy.”


CHÚ GIẢI

Đây là kê ra hai cái hình trạng, một cái là sự rất khó và một cái là sự rất dễ để rõ ra cái hình trạng không làm được và cái hình trạng làm được mà không chịu làm.

 

矣. 子. 弟. 掌.
海. 云.
已. 幼.
邦.
妻. 老.
與.

 

DỊCH ÂM

“Lão ngô lão dĩ cập nhân chi lão, ấu ngô ấu dĩ cập nhân chi ấu, thiên hạ khả vận ư chưởng. Thi vân: “Hình vu quả thê, chí vu huynh đệ, dĩ ngự vu gia bang.” Ngôn cử tư tâm gia chư bỉ nhi dĩ. Cố suy ân túc dĩ bảo tứ hải, bất suy ân vô dĩ bảo thê tử. Cổ chi nhân sở dĩ đại quá nhân giả, vô tha yên, thiện suy kỳ sở vi nhi dĩ hĩ. Kim, ân túc dĩ cập cầm thú, nhi công bất chi ư bách tính giả, độc hà dư?”

DỊCH NGHĨA

“Kính người già mình, suy ra để kịp đến kẻ già của người; nuôi trẻ mình, suy ra để kịp đến trẻ của người; làm thế thì việc trong thiên hạ có thể vận dụng ở bàn tay. Kinh Thi có nói: “Làm phép cho quả thê trước, rồi đến người anh em, sau thống trị cả đến nhà nước”. Là nói đem cái lòng nhân ái nọ mà thi ra đến người kia đấy thôi. Cho nên biết suy ân ra thì có thể giữ gìn được bốn bể; không biết suy ân ra thì không giữ gìn được vợ con. Các vua đời xưa, công nghiệp sở dĩ hơn người ấy, có cớ gì khác đâu, chỉ khéo suy cái ơn của mình làm ra đấy thôi. Nay vua, ân đủ kịp đến chim muông, mà công đức chẳng gia được đến trăm họ, là tại sao?”

CHÚ GIẢI

 

Kinh Thi là thơ Tư - trai thiên Đại - nhãHình = Khuôn phép. Quả thê = Người vợ kém đức, là cái lời khiêm xưng vợ mình. Ngự = Thống trị.

Tiết này là nói cái lẽ làm nhân, phải do từ mối thân thân là yêu người đồng bào thân hơn trước, rồi mới kịp đến mối nhân dân là yêu người đồng loại, lại suy rộng ra nữa mới đến yêu vật; đó là thi ân có thứ tự, tự gần mà dễ trước rồi mới đến xa mà khó sau. Nay Tuyên vương trái mất lẽ ấy, cho nên ân cần với cầm thú thì có, mà công với bách tính thì không.

 

之.
 
  短. 重.

 

DỊCH ÂM

“Quyền, nhiên hậu tri khinh trọng, độ nhiên hậu tri trường đoản; vật giai nhiên,  tâm vi thậm, vương thỉnh đạc chi.”

DỊCH NGHĨA

“Cân lên rồi mới biết nhẹ nặng, thước đo rồi mới biết dài ngắn; phàm vật gì cũng vậy, cái tâm lại càng nên cân đo lắm. Xin vua cân đo lấy.”

CHÚ GIẢI

Quyền = Cái quả cân. Độ = Cái mực đo, như từng trượng từng thước vân vân. Đạc = Đo, lượng đạc, gồm cả nghĩa cân đo. Đây nói cái tâm người ta, khi ứng ra mọi việc cũng có mối nhẹ nặng, có mối ngắn dài, cốt xử làm sao cho đều đặn, cho có thứ tự, mà không sai, thế thì lại cần phải cân phải đo hơn là các thứ vật, phải nhờ cái cân cái thước vô hình, là cái lẽ chính đáng đương nhiên, mà cân nhắc đo lường thì mới biết được. Nay Tuyên vương cái lòng yêu vật thì nặng và dài, mà cái lòng yêu dân thì nhẹ và ngắn, thế là vua làm sai cái trật tự đương nhiên, nên phải khuyên vua đem cái cân cái thước vô hình ra để mà cân đo lấy cái tâm vậy.

 

與.
  臣.

 

DỊCH ÂM

“Ức vương hưng giáp binh, nguy sĩ thần, câu oán chư hầu, nhiên hậu khoái ư tàn dư?”

DỊCH NGHĨA

“Hay là vua muốn động việc giáp binh, làm nguy cho kẻ võ thần chiến sĩ, gây oán với các nước chư hầu, rồi mới sướng lòng vua dư?”

 

否.
也. 是. 曰.

 

DỊCH ÂM

Vương viết: “Phủ, ngô hà khoái ư thị, tương dĩ cầu ngô sở đại dục dã.”

DỊCH NGHĨA

Vua rằng: “Không, ta sướng gì những điều ấy, toan để cầu những điều đại dục của ta đấy thôi.”

 

曰.
也. 也. 使 與. 言.
曰. 曰.
也. 地.
 
  欲.
 
 
 
  欲. 否. 與.
  便
 
  已.

 

DỊCH ÂM

Viết: “Vương chi sở đại dục, khả đắc văn dư? Vương tiếu nhi bất ngôn. Viết:  “Vị phì  cam bất túc ư khẩu dư? Khinh noãn bất túc ư thể dư? Ức vị  thái sắc bất túc thị ư mục dư? Thanh âm bất túc thính ư nhĩ dư? Biền bế bất túc sử linh ư tiền dư? Vương chi chư thần giai túc dĩ cung chi, nhi vương khởi vị thị tai. Viết: "Phủ, ngô bất vị thị dã." Viết: "Nhiên tắc vương chi sở đại dục khả tri dĩ, dục tịch thổ địa, triều Tần Sở, lị trung-quốc, nhi phủ tứ di dã, dĩ nhược sở vi, cầu nhược sở dục, do duyên mộc nhi cầu ngư dã."

DỊCH NGHĨA

Thầy nói: "Những điều vua đại dục, có thể được nghe chăng?" Vua cười mà không nói. Thầy nói: "Ví đồ ngon béo chẳng đủ thích ở miệng chăng? đồ nhẹ ấm chẳng đủ thích ở thân chăng? Hay là đồ thái sắc chẳng coi ở mắt chăng? đồ thanh âm chẳng đủ nghe ở tai chăng? kẻ hầu hạ chẳng đủ sai khiến ở trước mặt chăng? Chư thần nhà vua đều đủ cung vua cả, vua há vì những điều ấy đâu. Vua rằng: "Không, ta chẳng vì những điều đó". Thầy nói: "Thế thì những điều đại dục của vua tôi biết rồi, là muốn mở mang thổ địa, bắt nước Tần nước Sở lại chầu, ngự lâm trung-quốc mà vỗ về cả tứ di đấy. Đem điều sở vi thế nọ, cầu điều sở dục thế kia, khác nào như leo cây mà tìm cá vậy."

CHÚ GIẢI

Biền-bế = những kẻ hầu hạ thân yêu. Tịch = mở rộng. Li = trị vì, ngự lâm. Tứ di = các rợ ở bốn phương. Sở vi = Trỏ những điều hưng động giáp binh v.v.. Sở dục = trỏ những điều mở mang thổ địa v.v.. Leo cây tìm cá = Thí dụ cái lẽ không thể nào được.

 

勝. 為.
曰.
哉. 一. 戰.
地. 欲.
眾.
與.
矣. 勝. 曰. 災.
  九. 曰. 焉.

 

DỊCH ÂM

Vương viết: Nhược thị kỳ thậm dư ? Viết: “Đãi(2) hữu thậm yên. Duyên mộc cầu ngư, tuy bất đắc ngư, vô hậu tai; Dĩ  nhược sở vi, cầu nhược sở dục, tận tâm lực nhi vi chi, hậu tất hữu tai. Viết: “Khả đắc văn dư?” Viết: “Trâu nhân dữ ở nhân chiến, tắc vương dĩ vi thục thắng?” Viết: “Sở nhân thắng.” Viết: “Nhiên tắc tiểu cố bất khả dĩ địch đại, quả cố bất khả dĩ địch chúng, nhược cố bất khả dĩ địch cường, hải nội chi địa, phương thiên lý giả cửu, Tề tập hữu kỳ nhất, dĩ nhất phục bát, hà dĩ dị ư Châu địch Sở tai? Cái (3)diệc phản kỳ bản hĩ.

DỊCH NGHĨA

Vua nói: “Thậm đến như thế dư?” Thầy nói: “Lại còn thậm tệ hơn nữa, leo cây tìm cá, tuy chẳng được cá, không hại gì về sau. Nếu đem điều sở vi thế nọ, cầu điều sở dục thế kia, hết lòng hết sức mà làm, về sau chắc có hại.” Vua hỏi: “Cái hại có thể được nghe chăng?” Thầy hỏi: “Người nước Châu đánh nhau với người nước Sở, thì vua cho là bên nào được”? Vua nói: “Người nước Sở được.” Thầy nói: “Thế thì nước nhỏ vẫn không địch được nước lớn, nước ít người vẫn không địch được nước nhiều người, nước yếu vẫn không địch được nước mạnh. Hiện nay đất trong thiên hạ vuông nghìn dặm có chín phần, nước Tề hợp cả lại mới được có một phần, nước Tề hợp cả lại mới được có một phần; đem một phần ít chinh phục tám phần, có khác gì lấy nước Châu địch với nước Sở đâu, thôi cũng nên cầu lại điều gốc là hơn.”

CHÚ GIẢI

Châu, Sở = Tên hai nước ở về đời Chiến quốc, Châu là nước nhỏ, Sở là nước lớn.

 

市.
之. 王.
  者. 朝.
 
  仁.
  使

 

DỊCH ÂM

“Kim vương phát chính thi nhân, sử thiên hạ sĩ giả giai dục lập ư vương chi triều; canh giả giai dục canh ư vương chi dã; thương cổ giai dục tàng ư vương chi thị, hành lữ giai dục xuất ư vương chi đồ, thiên hạ chi dục tật kỳ quân giả giai dục phó tố ư vương, kỳ nhược thị, thục năng ngự chi.” 

DỊCH NGHĨA

“Nay vua phát ra chính lệnh để thi hành nhân ân; khiến cho thiên hạ kẻ làm quan đều muốn đứng ở triều vua; kẻ đi cày đều muốn cày ở đồng vua; kẻ thương cổ đều muốn chứa của ở chợ vua; kẻ hành lữ đều muốn đi ra ở đường vua; trong thiên hạ những người họ ghét vua họ đều muốn đến kêu với vua, nếu đã như thế, ai hay ngăn lại được.”

CHÚ GIẢI

Thương = Vận của đi buôn bán mọi nơi gọi là thương. Cổ = chứa hàng hoá ở một chỗ để bán gọi là cổ. Hành lữ = Hành khách đi đường. Phó tố = Đến kêu cầu. Đây nói nhân chính là cái gốc để vượng thiên hạ, vua có nhân chính thì kẻ gần yêu, kẻ xa cũng mến, thiên hạ người ta qui phụ cả, những điều mình sở dục, không phải cầu mà tự nhiên được, còn cái thế lực lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, có kể chi.

 

之.
 
 

 

DỊCH ÂM

Vương viết: “Ngô hôn bất năng tiến ư thị hĩ, nguyện phu tử phụ ngô chí, minh dĩ giáo ngã, ngã tuy bất mẫn, thỉnh thường thí chi.”

DỊCH NGHĨA

Vua nói: “Ta tư chất tối tăm, chưa có thể tiến ngay lên đạo ấy được, xin nhà thầy giúp chí ta, rõ ràng bảo ta; ta tuy chẳng siêng, xin cũng thử làm.”

 

也.
 
 

 

DỊCH ÂM

Viết: “Vô hằng sản nhi hữu hằng tâm giả, duy sĩ vi năng. Nhược dân tắc vô hằng sản, nhân vô hằng tâm; cẩu vô hằng tâm, phóng tích tà xỉ, vô bất vi dĩ; cập hãm ư tội, nhiên hậu tùng nhi hình chi, thị võng dân dã. Yên hữu nhân nhân tại vị, võng dân nhi khả vi dã.”

DỊCH NGHĨA

Thầy nói: “Không nghiệp thường mà có lòng thường ấy, chỉ người sĩ là được thế thôi; đến như dân mà không có nghiệp thường, rồi vì đó không lòng thường, rồi vì đó không lòng thường; nếu không lòng thường, thì dông dài càn giở, điều gì là chẳng dám làm; đến lúc mắc phải tội, lại liền theo mà bắt tội, thế là đánh lưới dân đấy. Có lẽ đâu người nhân làm vua, lại chịu làm cái sự lừa dân mắc lưới đó.”

CHÚ GIẢI

Hằng = Thường. Hằng sản = Cái sinh nghiệp làm ăn thường. Hằng tâm = Cái thiện tâm người ta sẵn có.  = Những người có học vấn biết nghĩa lý. Phóng tích = Dông giỡ cong queo. Tà xỉ = Mếch lệch càn giỡ. Võng = Tức là la võng nghĩa là lưới, là ý lừa dân mắc lưới. Đây là nói nuôi dân mà không cho có nghiệp thường thì là làm hãm hại dân đó.

 

輕.
 
 
 
  使

 

DỊCH ÂM

“Thị cố minh quân chế dân chi sản, tất sử ngưỡng túc dĩ sự phụ mẫu, phủ túc dĩ súc thê tử, lạc tuế chung thân bão, hung niên miễn ư tử vong, nhiên hậu khu nhi chi thiện, cố dân chi tùng chi dã khinh.”

DỊCH NGHĨA

“Cho nên đấng minh quân đặt ra những cách thường sản cho dân, phải khiến cho dân trông lên đủ để cung cha mẹ, cúi xuống đủ để nuôi vợ con; năm được mùa suốt đời ăn no, năm mất mùa khỏi đến nỗi chết đói, rồi mới xua bảo dân đi làm điều thiện, thời dân theo về đường thiện đó dễ.”

CHÚ GIẢI

Đây là nói nuôi dân cho có hằng sản thì dân mới giữ được hằng tâm.

 

哉.
 
 
 
 

 

DỊCH ÂM

“Kim dã chế dân chi sản, ngưỡng bất túc dĩ sự phụ mẫu, phủ bất túc dĩ súc thê tử, lạc tuế chung thân khổ, hung niên bất miễn ư tử vong, thử duy cứu tử nhi khủng bất thiệm, hề hạ trị lễ nghĩa tai.”

DỊCH NGHĨA

“Nay đặt ra những cách thường sản cho dân, trông lên không đủ để cung cha mẹ, cúi xuống không đủ để nuôi vợ con, năm được mùa vẫn suốt đời khổ sở, năm mất mùa thì chết đói ngay, thế thì dân còn lo về cứu sự chết không xong, còn lúc nào rỗi rải mà sửa sang lễ nghĩa nữa.”

CHÚ GIẢI

Thiệm  cũng như chữ Túc  nghĩa là đủ. Bất thiệm = Không đủ, không xong. Trì = Sự gì còn đương sửa sang là trì, sự gì đã thành hiệu rồi gọi là trị.

Đây là nói dân đã không có hằng sản thì khó lòng giữ được hằng tâm. 

 

矣.

 

DỊCH ÂM

“Vương dục hành chi, tắc hạp phản kỷ bản hĩ.”

DỊCH NGHĨA

“Vua muốn thực hành cái đạo bảo dân, thì sao chẳng trở lại mà cầu lấy điều gốc đó.”

CHÚ GIẢI

Điều gốc = Trỏ những điều đặt ra cho dân có thường sản tức là gốc việc nhân chính đó.

 

矣.
時. 畜.
矣. 義.
也. 矣.
  寒.
  教. 家. 時. 矣.
 
  田. 桑.
  肉.
  者.

 

DỊCH ÂM

“Ngũ mẫu chi trạch, thụ chi dĩ tang, ngũ thập giả khả dĩ ý bạch hĩ; kê, đồn, cẩu trệ chi súc, vô thất kỳ thời, thất thập giả dĩ thực nhục hĩ, bách mẫu chi điền, vật đoạt kỳ thời, bất khẩu chi gia, khả dĩ vô cơ hĩ. Cẩn Tường, Tự chi giáo, thân chi dĩ hiếu đễ chi nghĩa, ban bạch giả bất phụ đái ư đạo lộ hĩ, lão giả ý bạch thực nhục, lê dân bất cơ bất hàn, nhiên nhi bất vương giả, vị chi hữu dã.”

DỊCH NGHĨA

“Khu đất ở năm mẫu, bảo dân trồng lấy dâu, thì người năm mươi tuổi có thể được lụa mà mặc; những loài gia súc như: kê, đồn, cẩu, trệ chớ làm hại cái thời sinh đẻ của nó, thì người bảy mươi tuổi có thể được thịt mà ăn; khu ruộng trăm mẫu chớ cướp mất cái mùa cấy gặt của dân, thì trong nhà tám miện ăn, có thể không đến nỗi đói. Thận trọng về sự giáo dục trong nhà Tường, nhà Tự, dạy dỗ dân lấy nghĩa hiếu đễ, thì những người đầu đã hoa dâm, không đến nỗi phải vác đội vất vả ở đường sá; người già được mặc áo lụa, ăn cơm thịt, người trẻ không đến nỗi đói rét; thế mà nước không hưng vượng, chưa có lẽ thế bao giờ.”

(Tiết này đã hai lần nói đến, vậy những nghĩa chú thích xem ở chương thứ III trang 22 – 24).

TỔNG BÌNH

Tôn chỉ trong sách Mạnh Tử đại để cho cái sự nghiệp bá giả là hèn mà không thèm nói đến; cho cái sự nghiệp vương giả là quí mà khuyên vua các nước nên làm. Ôi! Nói đến sự nghiệp vương giả, mới nghe thì tưởng là cao xa lắm. Nhưng có cao xa già đâu, chỉ cốt thi hành những điều nhân chính là những việc giáo, dưỡng cho dân mà thôi. Song lại phải cốt ở ông vua biết suy xét đem cái lòng bất nhẫn suy ra mà làm chính sự bất nhẫn, thì mới có thành hiệu được. Nếu như Tề Tuyên vương chỉ có cái lòng bất nhẫn mà thôi, trông thấy con trâu nó sắp sửa tới chốn chết thì biết thương, mà nay đi đánh Tần, mai đi đánh Sở, tự mình đem dân mình vào chỗ chết, thì không biết thương như vậy thì mong gì làm được vương nghiệp. 

 



(1) Thống trị thiên hạ là vượng. Tôn hiệu ba đời vua: Hạ, Thương, Châu là đời tam vương. Đây nên đề nguyên âm là vương, để trái lại với đạo bá của Tề Hoàn, Tấn Văn. Ý là nói không thôi thì nói đạo vương, chứ không bàn đạo bá.

(2) Đãi Nghĩa đen là chỉn, là tiếng đưa đầy, thí dụ như tiếng “hãy” tiếng “hãy còn” tùy chỗ mà đọc ra tiếng ta cho hợp nghĩa.

(3) Cái  = Cũng là tiếng đưa đầy ở đầu cầu.

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt