Triết học Đông phương

Nguyên ủy của các bộ phái

ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN 

 

Chương thứ hai

TƯ TRÀO CỦA CÁC BỘ PHÁI 

TRƯỚC NGÀY ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO HƯNG KHỞI

1 2 3 4 5

 

Tiết thứ nhất:

NGUYÊN ỦY CỦA CÁC BỘ PHÁI

 

KIMURA TAIKEN

 


Kimura Taiken. Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận. Thiên thứ nhất "Lịch sử tư tưởng của Đại thừa Phật giáo". Thích Quảng Độ dịch. Viện Đại Học Vạn Hạnh. 1969. | Phiên bản điện tử: thuvienhoasen.org


 

 

Đức Phật nhập diệt tuy là một sự kiện vô cùng trọng đại đối với giáo đoàn Nguyên thủy Phật giáo, song thật ra, trong khoảng thời gian 45 năm hoằng hóa cho đến khi nhập diệt, những phương châm nên áp dụng cho việc tu trì và tiến hành công cuộc truyền đạo, trên đại thể đã được đức Phật xác lập rồi. Khi nhập diệtPhật đã di chúc cho người đệ tử thân tín là tôn giả A Nan, “Các ông phải lấy giáo pháp làm ngọn được, lấy pháp làm nơi nương tựa, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi!” chính là ý ấy. Nói cho cùng thì không ngoài việc lấy giáo pháp của Phật để lại làm tiên chuẩn và quy định hành vi của mình, hơn nữa phải lấy Phật làm trung tâm để duy trì giáo đoàn. Sau khi đức Phật nhập diệthành vi của các đệ tử chưa thành thục không khỏi chỗ mê lầm, nhưng nhờ có các vị niên trưởng đã trù hoạch một phương châm hữu hiệu để cũng cố và duy trì giáo đoàn. Theo truyền thuyết thì sau Phật nhập diệt không lâu, công việc đầu tiên của họ là kết tập kinh điểnTôn giả Đại Ca Diếp làm chủ tọaA Nan và Ưu Ba Lythuật lại kinh, luật. Đại hội gồm 500 người họp ở một nơi để biên tập tất cả giới luật và giáo pháp của Phật đã chỉ dạy để xác lập phương châm mà giáo đoàn nên tiến hành. Sau đó chỗ nói tất cả kinh, luật, luận hiện giờ được lưu truyền, đều đã được kết tậphoàn hảo trong kỳ đại hội này. Điều đó dĩ nhiên là không thể tin được. Song ít nhất kỳ đại hội ấy cũng đã xác định những kinh, luật căn bản được áp dụng cho nhu cầu duy trì giáo đoàn theo một hình thức nào, và đó là một sự thật không thể phủ nhận. 

Tăng đoàn bấy giờ tuy bầu Tôn Giả Ca Diếp làm bậc chủ tọa và các vị tôn túc khác làm huynh trưởng, nhưng thật thì họ đều lấy kinh, luật của Phật làm tiêu chuẩn. Các vị tỳ khưu, một mặt ra công tu dưỡng cho bản thân, một mặt dạy bảo đệ tử và tiếp dắttín đồ để noi theo tinh thần truyền đạo của đức Phật và mở rộngphạm vi của giáo hội. Bởi vậy, sau khi Phật nhập diệt khoảng một trăm năm, tuy vẫn lấy các đô thị lớn dọc theo sông Hằng làm trung tâm, song giáo đoàn đã lan tràn đến cả hai niềm Nam và Bắc Ấn Độ. Nhưng điều đáng tiếc là trong đó, lúc bấy giờ thiếu một cơ quan thống nhất. Lúc đầu, tuy giáo đoàn ở Ma Kiệt Đàvẫn còn khuynh hướng trung tâm, song vì các huynh trưởng lần lượt qua đời mà phạm vi giáo đoàn lại quá rộng, thêm vào đấy là óc địa phương hoặc vì sự khó khăn vì kinh tế, nên tăng chúngtrong giáo đoàn ở các nơi xa xăm không những đã dần dầnkhông thể không gặp gở vào thời kỳ nhất định (mùa mưa), mà còn thiếu cả sự liên lạc với nhau nữa. Bởi thế, đối với việc giải thích cũng như áp dụng giáo pháp của Phật đã có ít nhiều điểm sai khác vì sự bất đồng quan điểm giữa tăng chúng trong giáo đoàn. Đó là lẽ tất nhiên, mặc dầu Phật đã nhập diệt mới trong vòng một năm thôi, nhưng cũng là một sự kiện khó tránh khỏi. Duy sự bất đồng ấy đã không đi quá trớn, và trong vòng một trăm năm, nó vẫn chưa có gì đặc biệt đáng chú ý, nhưng dù sao vẫn có sự bất hòa ngấm ngầm giữa tăng chúngcuối cùng nó đưa đến sự rạn nứt và chia rẽ thật sự. 

Bất luận theo kinh điển Nam Tôn (văn Pali) hay kinh điển Bắc Tôn (văn Sanscrit), đều nói sự chia rẽ đó bắt đầu vào khoảng hơn một trăm năm sau khi Phật nhập diệt, nhưng thật ra về điểm này, giữa Nam Tôn và Bắc Tôn có nhiều chỗ bất đồng. Thí dụ: Theo Nam Tôn (Đảo sử) thì giáo đoàn phương Đông lấy thành Phệ Xá Ly Bạt Kỳ (Vaissali) làm trung tâm, bấy giờ đối với giới luật, đã phạm mười điều trái phép, và bị vị Chủ tọa của giáo đoàn phương Tây là niên trưởng Gia Xá tố cáo. Do đó, một cuộc họp giữa các đại biểu của giáo đoàn bốn phương được triệu tập để cảnh cáo việc làm phi pháp của giáo đoànphương Đông, đồng thời các vị niên trưởng Thượng tọa cũng trù liệu một hội nghị kết tập lần thứ hai. Song phái Đại Chúng không phục tòng quyết định cảnh cáo họ, và cũng tổ chức một cuộc họp riêng để chống đối với cuộc kiết tập lần thứ hai, thế là sự chia rẽ thành bộ pháiThượng tọa bộ (phái già) và Đại chúng bộ (phái trẻ) đã hình thành rõ rệt. Nhưng theo Bắc Tôn (Dị bộ ôn luật), tuy cũng nhận sự chia rẽ là biến cố hơn một trăm năm sau Phật nhập diệt, nhưng nó đã xẩy ra trong một cuộc hội nghị tại Ma hađà (?). Trong khi hội nghị bàn cải về tư cách và nhân cách của các vị La Hán, có người đưa ra năm thuyết mới (sẽ thuật sau), và chính đề nghị ấy đã đưa đến kết quả chia thành Thượng tọa bộ không thừa nhận thuyết mới và Đại chúng bộ thừa nhận thuyết mới. Đó là đầu mối chia rẽ của các bộ phái

Theo Nam Tôn thì việc phân phái ấy là kết quả của sự bất đồng ý kiến về quy luật giáo đoàn, còn Bắc Tôn thì lại cho là kết quả của sự bất đồng quan điểm về giáo lý. Song, căn cứ vào sự thể đương thời mà nhận xét thì thuyết Nam Tôn có lẽ đúng hơn, là vì sự ứng dụng quy luật giáo đoàn tùy theo tính cách địa phương nên mới có những điểm bất đồng, và đó là nguyên nhân chủ yếu đã đưa đến sự chia rẽ đầu tiên. Nhưng trong thời gian ấy dĩ nhiên sự bất đồng quan điểm về giáo lý cũng đã ngấm ngầm tồn tại. Về sau điểm đó tuy có thể trở thành nguyên nhân chia rẽ bộ phái sau này, song nguyên nhân đầu tiên vẫn được coi là vì vấn đề quy luật.

Sau khi xu thế bộ phái đã đưa đến sự chia rẽ công khai, thì đối với nhiều vấn đề khác trong giáo đoàncùng một địa phương, người ta cũng dễ có những quan niệm bất đồng. Hơn nữa, vì giữa giáo đoàn ở các địa phương thiếu sự liên lạc với nhau, nên lại càng dễ phát huy những sắc thái riêng. Do đó, trong khoảng từ một trăm đến ba bốn trăm năm sau Phật nhập diệt, ta có thể thấy rõ thời đại cạnh tranh phát khởi của các bộ pháiTrong lịch sử giáo hội thông thường chỉ nói có 18 bộ phái, nhưng thật ra thì giữa các bộ phái lại chia ra thành nhiều chi phái khác nữa.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt