Triết học Đông phương

Sự triển khai của tư tưởng bản nguyện và ý nghĩa đạo đức, văn hóa và tôn giáo của nó (1)

ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN

 

THIÊN THỨ BA 

ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO THỰC TIỄN LUẬN

1 2 3 4 5 6 7 8

 

CHƯƠNG THỨ NĂM

SỰ TRIỂN KHAI CỦA TƯ TƯỞNG BẢN NGUYỆN VÀ 

Ý NGHĨA ĐẠO ĐỨC VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO CỦA NÓ

1 2 3

 

TIẾT THỨ NHẤT: LỜI MỞ ĐẦU

KIMURA TAIKEN

 


Kimura Taiken. Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận. Thích Quảng Độ dịch. Viện Đại học Vạn Hạnh. 1969. | Phiên bản điện tử: thuvienhoasen.org


 

 

Phật Giáo, nhất là Đại Thừa Phật Giáo, thường nói đến Bản Nguyện của các vị Bồ-Tát (Purvapra- nidhana). Bồ-Tát trong thời tu hành, đối với việc hoàn thành Phật đạo trong tương lai, hay thực hiện việc kiến thiết Phật quốc độ, tất phải có thệ nguyện. Không phải chỉ phát nguyện thành tựu trong một kiếp này mà còn thệ nguyền tu hành hết kiếp này, qua kiếp khác trong vòng luân hồi vô tận để cuối cùng thực hiện cho bằng được những kế hoạch mà mình đã phát nguyện thực hiện. Đó là đặc chất tư tưởng bản nguyện

Thông thường, người ta chia bản nguyện đó thành hai loại khác nhau: tổng luyện (Samanya- pranidhana) và biệt nguyện(Visesapranidhana). Tổng nguyện là cái thể nguyện cộng thông của hết thảy các vị Bồ-Tát. Nếu nói một cách đơn giản thì tổng nguyện đó là của tất cả bậc trí giả, tức là của các vị Phật, và thông lệ thường chia đôi nội dung của nó thành bốn: "Chúng sanh vô biênthệ nguyện độ: Phiền não vô tậnthệ nguyện đoạn; Pháp môn vô lượngthệ nguyện học: Phật đạo vô thượngthệ nguyện thành". 

Bốn câu trên đây được tóm tắt thành một tiểu ngữ " Thượng cầu Bồ ĐềHạ hóa chúng sinh" là cái tinh thần cơ bản của Phật Giáo Đại Thừa

Đối lại với tổng nguyện trên là biệt nguyệnBiệt nguyện liên quan đến những thệ nguyện đặc thù ở lĩnh vực "hạ hoá chúng sanh", tuỳ theo từng đức Phật hay các vị Bồ- tát mà tính chất hay chủng loại của nó cũng có chỗ khác nhau. Chẳng hạn, nói theo số mục thì: Thiên Thủ Quan Âm có sáu nguyện Dược Vương Như Lai có mười hai nguyện, Phật A-DI-Đà có hai mươi bốn nguyện hay bốn mươi tám nguyện, Phật Thích-Ca có năm trăm đại nguyện. Nếu đứng về mặt tiêu cực mà nói, thì Phật hay Bồ-Tát tùy theovô lượng chúng sinh có vô lượng nhược điểm mà cứu độ họ,do ý đồ đó chú lực về phương tiện nào mà có sự sai khác. Nếu đứng về phương tiện tích cực mà nói thì Phật Bồ-Tát trong khi kiến thiết quốc độ lý tưởng (Tịnh Độ), có thể nói, do ở thị hiếu mà có chổ bất đồng. Điều này tuy đã thành thông lệ, nhưng trong quá trình phát triển của tư tưởng cũng nảy sinh nhiều điểm bất đồng, đó là điều tất nhiên. 

Trong hai loại bản nguyện tổng và biệt, bất luận đứng về phương diện lịch sửgiáo lý hay ý nghĩa hiện đại mà nói, tư tưởng biệt Nguyện vẫn có hứng thú hơn. Tổng nguyện tuy là đại biểu cho tinh thần căn bản của Phật Giáo Đại thừa, nhưng đó chẳng qua là tiêu ngữ trừu tượngBiệt nguyện trái lại, có những qui định cụ thể trong đó có nhiều lời giáo huấn và ám thị mà dẫu cho đến nay, giữa thời đại chúng ta, cũng có thể lấy đó làm mục tiêu văn hóa tối cao để học tập. Do đó, ở đây chúng tôi sẽ không nói nhiềuvề tổng nguyện mà chỉ chuyên đề cập đến tư tưởng biệt nguyện mà thôi. 

Về tính chất của vấn đề này cần phải nhìn ở hai phương tiện. Thứ nhất, về quá trình khai triển của tư tưởng bản nguyện, tức là bộ môn lịch sử. Thứ hai, căn cứ vào tài liệu trên, theo ý nghĩa đạo đứcvăn hóa và tôn giáo, rồi tiến đến lập trường giáo nghĩa học Phật Giáo để tìm hiểu nội dung của nó, tức bộ môn tổ chức.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt