Triết học xã hội

Hệ tư tưởng của sự phát triển

 

HỆ TƯ TƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

 

William  Easterly.  The  Ideology  of Development. Foreign Policy, No. 161, July/August 2007.

Hồ Quỳnh Oanh dch

Hà Quỳnh Hoa hiu đính

 

Lời BBT: Việt Nam, các chính sách hỗ trợ phát triển của Ngân hàng thế giới (WB), của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) của Liên Hợp Quốc (UN)đối với các nước đi sau thường ít được mổ xẻ những tác động tiêu cực của chúng. một nước tốc độ tăng trưởng cao, những năm qua Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ các tổ chức này. Nhiều chuyên gia IMF, WB, UNDPđã trở thành bạn thân thiết giúp Việt Nam thêm những kinh nghiệm phát triển quý báu. Tuy nhiên, bài viết của William Easterly chúng tôi giới thiệu đây lại tiếp cận vấn đề theo chiều ngược lại - trực diện phê phán các chính sách hỗ trợ phát triển của WB, IMF UN

William Easterly  là  GS.  kinh  tế  Đại  học  New  York, đng  Giám  đốc  Viện nghiên  cứu  phát  triển  New  York,  thành  viên  Trung  tâm  phát  triển  toàn cầu  Washington…  Ông  có  nhiều  bài  viết  và  sách  có  giá  trị  về  kinh  tế  và phát triển, đặc biệt là về  kinh  tế châu  Phi và các nước đang  phát triển[1].

Theo W. Easterly, các quan đim v phát trin ca WB, IMF và UNvi lch  sử  hơn  nửa  thế  kỷ  qua  đã  tạo  ra  một  hệ  tư  tưởng  về  phát  triển (Ideology of Development) theo nghĩa xấu của từ này. Hệ tư tưởng này tôn thờ Chủ nghĩa duy phát triển (Developmentalism).

Ch nghĩa duy phát trin, trong cách nhìn ca W. Easterly, mc sai lm ch đã  không  ngần  ngại hứa hẹn  một câu  trả  lời cuối cùng để giải quyết mọi vấn đề xã hội, từ dân chủ, nghèo đói đến tình trạng chuyên chế, tham nhũng hoặc chiến tranh.  Nó cố tình  đưa ra một công thức chung về phát triển nhằm áp dụng cho mọi nơi, ở mọi lúc. Đội ngũ trí thức riêng của nó là  các  chuyên  gia  của  các  tổ  chức  quốc  tế  như  IMF, WB  và  UN.  Thomas Friedman,  tác  giả  cuốn  Thế  giới  phẳng...”  và  Jefrey  Sachs,  một  trong những chuyên gia hàng đầu của UNDP và là người đề xướng những chính sách viện trợ cho các nước nghèo, được W. Easterly coi là đảng viên hàng đầu của đảng phát triển. W. Easterly chỉ ra, trên khắp thế giới các chính sách của IMF, WB và UN đã liên tục thất bại trong hàng chục năm qua. Nhưng các tổ chức này không biết đến điều đó, bởi nó được giải thích rằng các nước áp dụng chính sách của họ đã bỏ sót một điều kiện cần thiết nào đấy”… Theo W. Easterly, những trường hợp thành công như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ hay Việt Nam đều không phải là những nước biết nghe lời các thể chế quốc tế. Còn Mexico, Venezuela, Ngalại là những ví dụ về sự thất bại khi đi theo lời khuyên của các chuyên gia phát triển.

Tác  giả  khẳng  định, nên  vứt bỏ  chủ  nghĩa  duy  phát  triển  vào sọt  rác  và đưa nó vào bo tàng ca nhng h ng tht bi. Kinh nghim thành công ca các c phát trin không th máy móc tr thành chính sách đáp dụng cho những nước đi sau. Tự do lựa chọn là con đường tối −u để các nước đang phát triển và nghèo đói tìm được con đường của riêng mình để tiến tới thịnh vượng.

Nhng  nội  dung  trên  được  W.  Easterly  trình  bày  có  phần  cực  đoan  với nhiều ý kiến cần thiết phải được thảo luận thêm. Dù tán thành hay không tán thành, người  đọc  có  thể nhận  ở W. Easterly  không ít ý kiến  rất đáng tham khảo. Với Việt Nam, mặc dù được W. Easterly coi là quốc gia thành công  nhờ  không  nghe  theo  những  chỉ  dẫn  của  các  chuyên  gia,  tuy nhiên, yêu cầu phải tỉnh táo để tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm từ bên ngoài, rõ ràng, luôn là yêu cầu hết sức chính đáng.

Với tinh thần như vậy, BBT xin trân trọng giới thiệu bài báo của William Easterly với bạn đọc.

 

 

Những  hệ  tư  tưởng  đã  bị  thất  bại của  thế  kỷ  trước  vừa  chấm  dứt thì  một  hệ  tư  tưởng  mới  lại  nổi lên thay thế chúng. Đó là hệ tư tưởng của sự phát triển và nó tham vọng một giải pháp cho tất cả những vấn đề của thế giới. Nhưng giống như những chủ nghĩa khác đã thất bại trước đó, Chủ nghĩa  duy phát triển là  một điều nguy hiểm và là một xu thế nghiêm trọng[2].

Bóng  ma  của  hệ  tư  tưởng  đen tối đang ám ảnh thế giới[3]. Nó đang tiến gần đến cái chết giống như những hệ tư tưởng gây mệt mỏi của thế kỷ trước - những hệ tư tưởng đã bị phá sản một cách thảm hại. Nó đang nuôi dưỡng một số xu hướng nguy  hiểm  nhất của  thời đại chúng ta, bao gồm cả trào lưu tôn giáo chính thống. Nó là hệ tư tưởng của chủ nghĩa duy phát triển đã kéo dài nửa thế kỷ, hiện nay nóđang phát triển mạnh.

Giống như tất cả những hệ tư tưởng khác, hệ tư tưởng về sự phát triển hứa hẹn một câu trả lời toàn diện cuối cùng cho tất cả các vấn đề xã hội, từ nghèo đói và nạn mù chữ đến tình trạng bạo lực và những nhà thống trị chuyên quyền. Nó có đặc điểm chung của hệ tư tưởng khi cho rằng chỉ có duy nhất một câu trả lời đúng, và nó chỉ chấp nhận những bất đồng quan điểm nhỏ. Nó luận ra câu trả lời duy nhất này cho tất cả mọi người từ một lý luận chung ngụ ý áp dụng cho tất cả và cho khắp mọi nơi.

Không cần chú ý đến những nhân tố địa phương, đến những người được hưởng các chi phí và lợi ích của nó; sự phát triển thậm chí còn có giới trí thức của riêng nó được hình thành từ chuyên gia ở các tổ chức IMF, WB và UN.

Sức mạnh của chủ nghĩa duy phát triển đang tạo ra sự nản lòng, bởi sự thất bại của tất cả những hệ tư tưởng trước đó có lẽ đã đặt nền móng cho sự đối lập của hệ tư tưởng với sự tự do của các cá nhân và xã hội khi lựa chọn vận mệnh của họ. Mặc dầu vậy, từ khi Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, phương Tây đã cố gắng chớp lấy thời cơ này để tâng bốc chiến thắng của họ trước sự thất bại của Chủ nghĩa cộng sản. Hệ tư tưởng của sự phát triển đang làm nảy sinh một phản ứng đối lập nguy hiểm. “Một câu trả lời duy nhất đúng” có nghĩa là “Thị trường tự do”; đối với thế giới nghèo đói, điều đó được xác định là thực hiện bất cứ cái gì mà IMF và WB yêu cầu bạn làm. Nhưng sự phản ứng ở châu  Phi,  Trung á,  Mỹ  Latin, Trung Đông và Liên bang Nga lại là việc đấu tranh chống lại thị trường tự do. Vì vậy, một trong những ý tưởng kinh tế tốt đẹp nhất của thời đại chúng ta, vị thần hộ mệnh thị trường tự do đã được trình bày bằng một trong những cách tồi tệ nhất có thể,  khi những người ngoài  cuộc  không được bầu chọn đang áp đặt học thuyết cứng nhắc đó đối với những người bài ngoại bất đắc dĩ.

Sự phản ứng dữ dội đã gay gắt đến mức làm cho những hệ tư tưởng đã thất bại lại có được các đảng viên mới trên khắp các lĩnh vực của mình. Ví dụ, ở Nicaragua những điều chỉnh về cơ cấu của IMF và WB đã thất bại rõ ràng đến mức khi đem so sánh thì lại thấy chế độ Sandinista của những năm 1980 là tốt. Lãnh tụ của chế độ này, ông Daniel Ortega hiện đã quay trở lại nắm quyền. Những hành động của IMF trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính Argentina năm 2001 nửa thập kỷ sau vẫn tiếp tục tác động làm cho Hugo Chavez, vị lãnh tụ của Venezuela đang được chào đón  nhiệt liệt ở Buenos  Aires. Những chỉ  thị độc đoán của WB  và  IMF  ở Bolivia  đã  cung cấp  phương  tiện để từ đó vị tổng thống theo chủ nghĩa xã hội  mới của nước này, ông Evo Morales có tiếng nói. Việc thanh toán nợ gây thất vọng sau tám khoản vay để điều chỉnh cơ cấu cho Zimbabwe, và 8 triệu USD hỗ trợ của nước ngoài trong suốt những năm 1980 và 1990 đã giúp Robert Mugabe mở một cuộc phản công dữ dội vào chế độ dân chủ. Việc áp dụng “liệu pháp shock” của IMF - WB - và Jeffrey Sachs đối với Liên Xô cũ đã tạo ra một sự luyến tiếc lâu dài đối với chủ nghĩa Cộng sản. ở Trung Đông, 154 triệu USD từ sự trợ giúp của nước ngoài giữa năm 1980 và 2001, 45 khoản vay điều chỉnh cơ cấu và những lời tư vấn của “chuyên gia” đã tạo ra sự tăng trưởng GDP theo đầu người bằng không đã giúp tạo ra mầm mống phát sinh trào lưu sùng bái đạo Hồi.

Phản ứng chống lại toàn cầu hoá từ bên trên nay đã lan ra khắp nơi trên trái đất. Giờ đây nó đe dọa tiêu diệt sự hiểu biết, tiêu diệt những bước tiến ôn hoà, hợp lý hướng tới sự vận động tự do hơn về hàng hoá, về tư tưởng, về vốn và về con người.

BỘ CHÍNH TRỊ CỦA HỆ TƯ TƯỞNG PHÁT TRIỂN

Hệ tư tưởng của phe phát triển không chỉ có các chuyên gia thiết kế thị trường tự do của mình, mà còn có các chuyên gia thiết kế một kế hoạch kỹ thuật toàn diện nhằm giải quyết tất cả những vấn đề của người nghèo. Những chuyên gia này coi nghèo đói là một vấn đề hoàn toàn mang tính kỹ thuật sẽ được giải quyết bởi các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên và bỏ qua các ngành khoa học xã hội phức tạp như Kinh tế học, Chính trị học và Xã hội học.

Sachs - nhà kinh tế học nổi tiếng của trường Đại học Columbia, là một trong những chuyên gia chính. Ông hiện đang phục hồi học thuyết của mình về liệu pháp gây shock bất ngờ, học thuyết đã bị thất bại một cách thảm hại ở Nga, cụ thể là đưa ra những hứa hẹn giảm đói nghèo toàn cầu trong một sớm một chiều. Ông

đã từng nói, “Những vấn đề của châu Phi có thể giải quyết được bằng những công nghệ thực tiễn và đã được chứng minh”. Kế hoạch của ông có sự tham gia của hàng trăm chuyên gia nhằm giải quyết mọi vấn đề của người nghèo, từ vấn đề phân bón sạch, giáo dục, đến việc nuôi con bằng sữa mẹ; từ những chiếc xe đạp, các hệ thống năng lượng mặt trời, đến việc mặc đồng phục đi học của những trẻ mồ côi cần giúp đỡ và những chiếc cối xay gió. Không đề cập đến sự can thiệp quan trọng đó như là “những hỗ trợ thông tin và tư vấn cho con người nhằm đáp ứng những yêu cầu về sức khỏe sinh sản của họ”; tất cả điều này sẽ được tiến hành, Sachs nói, với “đội ngũ các quốc gia thành viên của UN đoàn kết và phối hợp hiệu quả thực hiện công việc tại cơ quan chuyên trách của UN, IMF và  WB”.

Vì vậy, sự quan tâm đáng ngưỡng mộ của những nước giàu đối với những bi kịch nghèo đói của thế giới cho đến nay chỉ được tập trung vào việc vỗ béo cho các bộ máy quan liêu trợ giúp quốc tế, cho những thầy tu tự chỉ định của đảng phát triển. Giống như hệ tư tưởng khác, hệ tư tưởng này ưu tiên những mục tiêu mang tính tập thể như vấn đề xoá đói giảm nghèo quốc gia, sự phát triển kinh tế quốc gia, và những Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trên toàn cầu (MDG), hơn là nguyện vọng của các cá nhân. Những kẻ quan liêu, những người soạn thảo các khung khổ cho việc giảm đói nghèo thì lại ở cấp cao hơn cá nhân những người thực sự làm giảm đói nghèo bằng cách khởi sự một doanh nghiệp. Giống như ở thời những người mácxít ủng hộ cuộc Cách mạng thế giới và Chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, sự phát triển được nhấn mạnh ở những mục tiêu thế giới hơn là quyền tự trị của các xã hội để chọn ra con đường đi của riêng mình. Nó thiên về những tín điều trừu tượng chẳng hạn “các chính sách thị trường thân thiện”, “môi trường đầu tư lành mạnh” và “toàn cầu hoá nhằm vào người nghèo” hơn là sự tự do cá nhân.

Chủ nghĩa phát triển  còn có một đặc điểm khác nữa: Đó là sự khao khát trở thành một khoa học. Việc tìm kiếm giải pháp đúng đắn cho nạn đói nghèo được coi như một vấn đề khoa học được giải quyết bởi các chuyên gia. Họ luôn luôn chắc chắn rằng họ biết câu trả lời, say sưa loại bỏ sự bất đồng và rồi sau đó lại thay đổi những câu trả lời của mình. Trong ngành tâm thần học, điều này được biết như là bệnh rối loạn nhân cách. Với các chuyên gia phát triển thì đó lại là một lối sống. Việc giải quyết vấn đề thường là, ban đầu là sự đầu tư hỗ trợ tài chính và quá trình công nghiệp hoá ở những nước nghèo, tiếp theo là sự cải tổ lại chính sách của chính phủ theo hướng thị trường, sau đó là việc sửa chữa những vấn đề mang tính thể chế như chống tham nhũng, các vấn đề của toàn cầu hoá, và chiến lược chống đói nghèo để đạt được những Mục tiêu Phát triển của Thiên niên kỷ.

Lý do khiến những câu trả lời của họ luôn thay đổi là vì, trong thực tế những nước  phát triển  cao  lại đi  theo  nhiều đường lối phát triển rối rắm, và những nước có tốc độ tăng trưởng cao lại liên tục thay đổi từ thập kỷ này sang thập kỷ khác. Nhưng, những nước nào có thể phát triển khác so với những nước thành công như Trung Quốc và Chilê, Botswana và Singapore, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc Hong Kong và Việt Nam? Còn những nước đã cố gắng cạnh tranh với những ngôi sao đang lên này và đã thất bại thì sao? Những ngôi sao xưa, những nước đã sụp đổ trong những thời điểm khó khăn, như Ivory Coast - một trong những nước phát triển nhanh nhất của thập niên 1960 và 1970, lại để bị nhấn chìm trong một cuộc nội chiến thì thế nào? Còn Mexico, nước có sự phát triển nhanh cho đến  năm  1980  và  sau  đó  đã  phát  triển chậm  lại, cho dù  đã thực hiện  những  cải cách của các chuyên gia thì sao?

Những chuyên gia trong Bộ chính trị của Chủ nghĩa duy phát triển không làm phiền mình bằng những câu hỏi đó. Tất cả những câu trả lời trước đây của họ đều đúng; họ chỉ để sót “một điều kiện cần thiết nào đấy” mà các chuyên gia chỉ việc thêm vào danh sách. Giống như tất cả những hệ tư tưởng, hệ tư tưởng phát triển cũng  quá cứng  nhắc  khi  dự  đoán xem điều  gì  sẽ  có  hiệu  quả  trong  cái  thế  giới thực sự hỗn độn này và lại  chỉ linh động để luôn luôn thoát ra bằng sự bóp méo những biến cố của thế giới hiện thực. Giáo hội cấp cao của tư tưởng phát triển, WB, đã bảo đảm rằng nó sẽ không bao giờ bị sai lầm bởi đã đưa ra những tuyên bố kiểu như “Những chính sách khác nhau có thể đem lại cùng một kết quả và những chính sách giống nhau có thể mang lại những kết quả khác nhau, điều đó phụ thuộc vào các bối cảnh thể chế của đất nước thực hiện các chiến lược phát triển”. Tất nhiên, bạn vẫn cần các chuyên gia để tìm ra bối cảnh và đưa ra những chiến lược.

KHÁNG CỰ LÀ VÔ ÍCH

Có thể, cái lý thuyết dễ hiểu về phát triển đối với tính tất yếu của lịch sử chỉ là thứ đạo đức giả. Các chuyên gia nói với chúng  ta rằng,  những  xã  hội  nghèo đói không chỉ là nghèo đói, mà đó là các xã hội “đang phát triển” sẽ đến lúc chạm tới giai đoạn cuối của lịch sử, hay là “sự phát triển”, mà ở đó đói nghèo chẳng bao lâu nữa sẽ kết thúc. Với kiểu chép sử này, việc chấm dứt đói nghèo, chuyên chế và chiến tranh giống như đưa vào như một lò nướng bánh miễn phí trong một quảng cáo thương mại. Các chuyên gia cho rằng tất cả các xã hội đều nằm trên một đường thẳng, tính theo thu nhập đầu người, với những nước ở tốp trên đang cho những nước kém hơn thấy hình ảnh tương lai của chính họ. Rồi, các chuyên gia tập trung sự khinh bỉ vào những nước kháng cự lại tính tất yếu đó trên con đường phát triển.

Một trong số những đảng viên   hàng đầu của chủ nghĩa duy phát triển ngày nay là nhà báo chuyên mục của tờ New York Times, Thomas Friedman. Khó có thể che đậy được sự nhạo báng của  ông đối với những nước đang kháng cự lại sự tiến triển của lịch sử hay “sự phẳng ra của thế giới” (flattening of world). Friedman đã từng viết “khi bạn là người Mexico”, bạn khẳng định cho tiếng tăm của “một nước Mexico có giá nhân công rẻ phải nhập khẩu những bức tượng Thánh bảo trợ từ Trung Quốc, bởi Trung Quốc là nước có thể đúc và vận chuyển qua Thái Bình DƯơng đến đây với giá rẻ hơn là bạn có thể sản xuất ra… Khi đó bạn có một vấn đề. Chỉ có một cách duy nhất để Mexico phát triển mạnh đó là thực hiện chiến lược cải cách, nước Mexico càng giẫm chân tại chỗ thì nó sẽ càng bị  vượt qua”[4]. Friedman dường như quá sung sướng nên không nhận thấy nước Mexico nghèo đói, cái đất nước quá xa với Chúa nhưng lại rất gần với những học giả   Mỹ đã nỗ lực nhiều hơn cả Trung Quốc để thực hiện những “chiến lược cải cách” của các chuyên gia về phát triển.

Sự tự tin của những người ủng hộ chủ nghĩa duy phát triển như Friedman mạnh mẽ đến nỗi họ áp đặt thậm chí với cả những ai đã chấp nhận những chiến lược của họ. Ví dụ, năm nay Ghana tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 50, một quốc gia châu Phi da đen đầu tiên giành được nền độc lập. Những nhà tài trợ quốc tế chính thức cho Ghana đã nói với chính phủ được cho là độc lập của nước này, theo ngôn từ của WB rằng: “Chúng tôi, những đối tác đang  có  mặt  tại  đây  xin  chúc  mừng  các bạn  đã  tạo  cho  chúng  tôi  cơ  hội  tốt  nhất để giúp cho cuộc sống của các bạn dễ dàng hơn khi điều hành đất nước mình”. Nhưng trong những điều họ sẽ làm để khiến cho “cuộc sống của các bạn dễ dàng hơn” chính là việc họ thay các bạn điều hành đất nước của mình.

Đáng  tiếc  là,  hệ  tư  tưởng  phát  triển có một kết quả buồn thảm trong việc giúp đỡ bất cứ nước nào thực sự phát triển. Những khu vực mà hệ tư tưởng này ảnh hưởng lớn nhất là Mỹ Latin và châu Phi đều là những nơi phát triển kém nhất. Các quốc gia Mỹ Latin và châu Phi xui xẻo đều đã bị rớt lại khi theo đuổi những công thức thành công ngày hôm qua của những nước khác, những nước đã lờ đi học thuyết của những nhà duy phát triển để tìm thấy con đường thành công cho mình. Những quốc gia thành công nhất trong suốt 40 năm qua đã đạt được điều đó bằng những cách thức khác nhau, mà khó có thể nhận định rằng họ đã khám phá ra “câu trả lời đúng” từ hệ tư tưởng phát triển. Trên thực tế họ đã thường xuyên vi phạm một cách rõ ràng bất cứ cái gì mà các chuyên gia về phát triển đã nói vào thời gian đó. Ví dụ, vào những năm 1960 những  con  hổ  Đông á, đã  tự lựa  chọn định hướng ra bên ngoài trong khi nếu theo kinh nghiệm khôn ngoan của các chuyên gia lại phải là công nghiệp hoá đối với thị trường trong nước. Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc suốt hơn một phần tư thế kỷ qua đã diễn ra khi nước này chỉ mới là một đứa trẻ đối với sự Đồng thuận Washington những năm 1980 cũng như đối với thể chế dân chủ những năm 1990 của chế độ dân chủ và đối với việc trấn áp tham nhũng.

Điều gì giải thích cho lời kêu gọi của hệ tư tưởng phát triển bất chấp kết quả buồn thảm của nó? Các hệ tư tưởng thường xuyên xuất hiện nhằm đáp lại những tình trạng bi thảm, trong lúc người dân khao khát có được những giải pháp toàn diện và rõ ràng. TƯơng tự như vậy, hệ tư tưởng phát triển kêu gọi những nước đang thèm muốn có một câu trả lời dứt khoát và đầy đủ cho những bi kịch của sự đói nghèo và sự bất bình đẳng của thế giới. Nó nhấn mạnh những kết quả xã hội mang tính tập thể, cái phải được sửa chữa bằng hành động tập thể, từ trên xuống của giới tri thức, đội quân tiên phong cách mạng và chuyên gia phát triển. Như Sachs giải thích: “Qua nghiên cứu khoa học của tôi và dựa trên công việc  cố vấn cơ  bản, tôi đã dần dần hiểu được sức mạnh đáng kinh hoàng trong tay thế hệ chúng ta nhằm kết thúc sự đau khổ to lớn của những người nghèo đói cực độ…  Mặc  dù  những  quyển  sách  thuyết giáo  kinh  tế  giới  thiệu  về  chủ  nghĩa  cá nhân  và  những  thị  trường  phi  tập  trung hoá, nhưng sự an toàn và sự thịnh vượng của  chúng  ta  ít  nhất  lại  phụ  thuộc  rất nhiều vào những quyết định tập thể”.

GIẢI THOÁT NGƯỜI NGHÈO

Rất  ít  người  nhận  thấy  rằng  người Mỹ  vào  năm  1776  đã  có  mức  thu  nhập bằng  với  thu  nhập  bình  quân  của  người châu  Phi  ngày  nay.  Tuy  thế,  giống  như tất cả những quốc gia phát triển hiện nay, nước Mỹ đã đủ may mắn để thoát khỏi nạn đói nghèo trước khi có những nhà học thuyết duy phát triển. Trong phát biểu  của Phó  giám  đốc  điều hành đầu tiên của IMF Anne Krueger, sự phát triển ở những quốc gia giàu có là “tự nó diễn ra” (just happened). George Washington đã không hề phải thương lượng với những cộng tác trợ giúp, dần dần bị họ điều chỉnh cơ cấu, để họ chuẩn bị những văn bản chiến lược cho xoá đói giảm nghèo. Abraham Lincoln đã không kỷ niệm một chính phủ của những người được tài trợ, do những nhà tài trợ và vì những nhà tài trợ. Những quốc gia đã phát triển ngày nay được tự do thử nghiệm bằng những đường lối thực tiễn của chính họ hướng tới trách nhiệm nhiều hơn của chính phủ và hướng tới tự do nhiều hơn cho thị trường. Chủ nghĩa cá nhân và những thị trường phi tập trung hoá đủ tốt để tạo ra sự tăng vọt cho việc sản xuất Penicillin, điều hoà nhiệt độ, ngũ cốc có năng suất cao và xe ô tô - mà không cần phải đề cập đến nâng cao chất lượng sống, hạ thấp tỷ lệ tử vong và công nghệ Ipod.

Tự do và khả năng của những xã hội không bị xích chặt vào sự kiểm soát của nước ngoài là những thứ trái ngược với hệ tư tưởng của sự phát triển. “Câu trả lời” duy nhất cho việc xóa bỏ đói nghèo chính là thoát ra khỏi những đáp án có sẵn. Có thể những xã hội và cá nhân tự do không đủ đảm bảo để thành công. Họ có thể có những lựa chọn tồi. Nhưng ít nhất, họ tự gánh chịu cái giá cho những sai lầm đó và học hỏi từ đó. Điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của chủ nghĩa duy phát triển. Quá trình học hỏi từ những sai lầm này sẽ tạo ra trong ý thức những kinh nghiệm cho xu thế của nền kinh tế. Điều ngược đời của hệ tư tưởng phát triển là  không  phải  mọi  thứ  đều  có  thể  phát triển, mà là sử dụng một cách thực dụng những ý tưởng kinh tế đã được thử thách theo  thời  gian  -  những lợi  ích  của  việc chuyên  môn hoá,  những  lợi  thế  so  sánh, những lợi ích thương mại, sự  bình  ổn giá cả  thị  trường,  sự  giảm  giá,  những  cưỡng chế ngân sách - được thực hiện bởi các cá nhân, các công ty, các chính phủ, và các xã hội khi họ có được thành công của mình.

Lịch sử chứng minh một cách công bằng là, những cá nhân vừa phải chịu các phí tổn vừa được hưởng những lợi ích từ những lựa chọn của chính họ khi họ có tự do lựa chọn. Điều đó bao gồm cả các nhà chính trị địa phương, các nhà hoạt động xã hội và các doanh nhân - những  người đang dò dẫm từng bước trên con đường tiến đến sự tự do lớn hơn, trái ngược với tư tưởng của những nhà duy phát triển - những người áp đặt một cách trái ngược việc tự do lựa chọn của họ lên những người khác. Những ai hiểu rõ nhất những bài học của thế kỷ XX không phải là những nhà lý luận đang đặt câu hỏi “Phải làm gì?”, mà là những người đang đưa ra câu hỏi “Làm thế nào để  con người có thể được  tự  do  hơn  trong  việc  tìm  ra  những giải pháp của chính mình?”.

Nên vứt bỏ những đóng góp của hệ tư tưởng phát triển vào sọt rác và đưa nó vào bảo tàng của những hệ tư tưởng thất bại. Đã đến lúc phải nhận ra rằng việc cố gắng áp đặt hệ tư tưởng phát triển cứng nhắc vào những nước nghèo của thế giới đã thất bại thảm hại. May mắn thay, dẫu sao đi nữa, nhiều xã hội nghèo đói   vẫn đang  hình  thành  con  đường  của  riêng mình để tiến tới tự do và sự thịnh vượng. Đó  chính  là  cách  mà  những  cuộc  cách mạng thực sự đã diễn ra.

 


Nguồn: Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 4.2008, tr. 46-52.


[2] Nguyên văn: deadly failure.

[3] “Specter is haunting…”: Tác giả chơi chữ bằng cách dùng hình ảnh mà Marx và Engels đã diễn đạt trong Tuyên ngôn Cộng sản 1848 (Tất cả chú thích trong bài này là của BBT).

[4] Xem: Thomas L. Friedman. Thế giới phẳng. Tóm lược lịch sử thế kỷ 21. Tp. Hồ Chí Minh: Trẻ,  2006. tr.569.

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Lam Ha - 14:21 12/07/2015
Mot bai viet qua hay va huu ich,rat riec la dt k danh dau duoc nen k neu ro duoc ys kien ca nhan cua minh. Chan thanh cam on tac gia cung nhu dich gia da gioi thieu bai viet hay dne ban doc.
Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt