Loài người chúng ta có chung một trời che, chung một đất chở, chung một mặt trời chiếu, chung một mặt trăng soi, một không khí đầy tràn, một hơi nóng ấm áp, một thứ nước thấm nhuần, một ngọn gió mát mẻ, do một lý chi phối tất cả, do một tính chất đồng như nhau tất cả… buổi đầu do một mà sinh ra, cuối cùng lại hợp lại làm một mới thành tựu cái công dụng to lớn của cả trời đất.
Kinh nghiệm của tôi về việc đọc bộ Khổng Học Ðăng tương tự với kinh nghiệm của Herbert Fingarette với sách Luận Ngữ. Fingarette nói rằng khi ông mới đọc Khổng Tử, ông thấy Khổng Tử là một ông thầy dạy đạo đức bình dân địa phương, những lời dạy của Khổng Tử trong Luận Ngữ thì xưa cũ chẳng có gì hợp thời cả.
Anh vẫn chê cái nhược điểm của tôi là chỉ hay suy nghĩ một mình mà không chịu viết ra cho người khác đọc. Đến nay trên cơ bản tôi thấy đã có thể viết ra những điều suy nghĩ của mình vì đã kết cấu thành hệ thống rồi, nhưng trước khi viết ra giấy, tôi muốn trao đổi với anh, anh có rảnh không?
Hiện đại hóa là một biến đổi xã hội tận gốc, xét về mặt nội dung của nó. Nhưng đây không phải là một sự nghiệp phá hoại mà là một sự nghiệp xây dựng. Vì thế nó đòi hỏi một sự ổn định xã hội, một trật tự xã hội chặt chẽ và nghiêm khắc. Không một sự nghiệp hiện đại hóa nào thành công trong bối cảnh hỗn loạn xã hội cả. Chính vì thế, khi Nho giáo cung cấp được một hệ giá trị
Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể viết lịch sử tư tưởng trước khái luận tư tưởng, với điều kiện là phải có những giả thiết để khái quát những đặc tính của tư tưởng dân tộc. Cố nhiên đó cũng chỉ là giả thiết mà người ta gọi là “giả thiết để làm việc”, chúng có thể được xác nhận hay bị gạt bỏ trong quá trình biên soạn.
Ở quá khứ một gia tài những vinh quang và tiếc nhớ để san sẻ. Ở tương lai một chương trình tương tự để thực hiện. Đã cùng nhau đau khổ, sung sướng, hy vọng, đấy còn hơn là những biên giới thương chính chung và những biên giới theo kế hoạch chiến lược, chiến thuật. Đấy là cái gì để cho người ta thông cảm với nhau mặc dù có những phức tạp về chủng tộc và ngôn ngữ khác nhau.
PHAN CHÂU TRINH || Từ khi tôi biết cái học mới đến bây giờ, thì trong trí tôi bực tức, ngẫm nghĩ lấy làm lạ quá. Lạ vì trong xứ Á Đông này có bốn nước đồng văn, mà đều sùng bái cái chính thể quân chủ, đều sùng thượng Nho Giáo. Vậy làm sao mà từ hồi
TRẦN VĂN ĐOÀN | Trong chương này, chúng tôi tóm lược chiều hướng của các nền triết học hiện đại, mục đích không phải để giới thiệu, song để minh xác một cách gián tiếp sự hiện hữu của một nền Việt triết. Như chúng tôi sẽ trình bày sau đây, triết học không tự hạn hẹp vào một lối nhìn,