Tam cang là cái mà xã hội ta bấy lâu phụng làm thần thánh, coi như khuôn vàng thước ngọc, là cái mà không ai dám nói động đến, cũng không ai nỡ nói động đến. Vậy mà nay ...
PHAN NGỌC || Vấn đề Nho giáo hết sức rắc rối. Theo như tôi biết, cho đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà khắp thế giới đều có sự lẫn lộn giữa Tống Nho là học thuyết được Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên theo với Khổng học là triết học do Khổng Tử sáng lập.
Tập sách “Các bài giảng về tư tưởng phương Đông” càng thêm những tài liệu minh chứng về đóng góp đáng kể và đáng giá của học giả Trần Đình Hượu vào việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng vùng Đông Á, lịch sử tư tưởng Việt Nam, nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam từ góc độ lịch sử tư tưởng.
"Cái quan niệm về đời người", nói tắt bằng chữ nho, tức là "nhân sinh quan". Theo thói thường của nhà triết học, bao giờ nói về nhân sinh quan, cũng phải nói đến vũ trụ quan cả. Bởi vì hai cái nó quan hệ với nhau mật thiết lắm, chẳng đả động đến vũ trụ quan thì chẳng khi nào nẩy ra cái nhân sinh quan cho đầy đủ được. Huống chi, nếu mình có một cái nhân sinh quan mới
Sự tìm thấy chân lý là việc của triết học làm, chứ không phải việc của luận lý học làm. Những vấn đề tụ tụng xưa nay, như tâm và vật, hữu và vô, là vấn đề của triết học chứ không phải vấn đề luận lý học. Duy có những cái chứng cớ để án nghiệm cho tâm và vật, hữu và vô ấy, thì thế nào cũng phải trải qua sự xử đoán của luận lý học, rồi mới thành lập được.
Cái tinh thần ở trong cõi văn học, họ hơn Đông phương; trong cõi chánh trị, họ hơn Đông phương; trong cõi kinh tế, họ hơn Đông phương… Ở đây tôi không có thể dẫn chứng ra cho hết, chỉ nói gọn một câu rằng: Nếu trong những cõi ấy mà cái tinh thần của Tây phương không hơn Đông phương, thì năm sáu chục năm nay người Đông phương còn chịu mất tiền sang Âu sang Mỹ du học làm gì?
Theo thực sự thì các nước phương Đông nầy từ xưa chưa hề có cái chế độ dân chủ vì chưa hề có cái tư tưởng dân chủ để mở đường. Bây giờ cái thuyết dân chủ ở bên Tây truyền sang, bổn phận người phương Đông là phải xét đoán nó, xem nó hay thì theo, nó dở thì đừng theo, lọ phải chưng chỗ tổ tiên mình cũng nghĩ được như họ ra làm chi cho thừa!
Tôi thường nghiên cứu sự thế trong thiên hạ mà biết rằng hòa với Pháp là thượng sách. Hơn nữa ở châu Âu việc võ bị chỉ có nước Pháp là đứng hạng nhất, hùng mạnh nhất không thua ai cả. Họ lại có tính khẳng khái, hiếu chiến, với uy phong của một quân đội có xe sắt.
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ | Người phương Tây họ tùy theo tính chấp của con người mà bắt chước nhiều sự thực của tạo hóa, lấy chỗ sở đắc để di dưỡng tính tình, mà quy về đạo đức. Cho nên người dân cũng được nhiều thành tựu
Mai đây, khi chủ nghĩa tư bản phương Tây làm đổi thay phương Đông thì đấu tranh giai cấp có trở nên quyết liệt không ? Đại thể là có, nếu xét gương của Nhật Bản. Thật ra là có, vì sự tây phương hoá ngày càng tăng và tất yếu của phương Đông; - nói cách khác, chủ nghĩa Mác sẽ còn đúng cả ở đó. Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung "cơ sở lịch sử" của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được.
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, luôn luôn xảy ra quá trình nội sinh hóa các yếu tố ngoại sinh. Quá trình đó cũng chính là sự biến đổi các yếu tố tái cấu trúc hệ thống và xây dựng mô hình đa trị về giá trị. Có nghiên cứu những mặt này, ta mới thấy được đặc điểm cũng như sự phong phú của tư tưởng Việt Nam.
Triết học vốn có quan hệ mật thiết với cuộc sống, tức với tư tưởng và hoạt động của mỗi người, cho nên người có ý thức về cuộc sống của mình không thể không để ý đến những vấn đề của triết học. Từ khi tôi bắt đầu làm quen với chủ nghĩa Mác, tôi vẫn tiếp tục tìm hiểu những hệ thống triết học khác
Bàn vấn đề dân khí, chúng ta cần phải thấm thía bài học của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Hồ Chí Minh, ba nhân vật lớn tiếp sức nhau chấn hưng dân khí nước ta để có thắng lợi ngày hôm nay.
Bài tham luận này chỉ là bước đầu tìm hiểu Dịch học Việt Nam từ góc độ đối chiếu, văn bản, và lịch sử. Trước tiên, tôi khái quát về Dịch học Việt Nam từ khi Kinh Dịch được du nhập vào Việt Nam đầu đời Nguyễn (1802–1945), đồng thời giới thiệu vài học giả tiêu biểu cùng tác phẩm của họ, và nêu các đặc điểm của Dịch học Việt Nam.
Những lời kêu gọi thiết tha, nóng bỏng nhiệt tình yêu nước và cách mạng của các nhà nho duy tân lúc đó có sức lôi cuốn rất mạnh, đổi hẳn bộ mặt tinh thần của đất nước, xây dựng thành một phong trào quần chúng rộng rãi
Nho học vốn là truyền thống của văn hoá Trung Quốc, nó có ảnh hưởng sâu sắc đối với dân tộc Hoa Hạ. Nhưng từ sau thế kỷ XII - XIII, Tân Nho học Tống Minh, còn gọi là lý học Tống Minh, được khởi nguồn từ Trung Quốc, không chỉ là dòng chảy văn hoá, nghệ thuật chính của