Triết học Mỹ

Phê phán chủ nghĩa thực dụng (phần 1)

 

PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG

 

U.K. MEN-VIN

 


U. K. Men-vin. Phê phán chủ nghĩa thực dụng. Tiến Lâm dịch. Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1959.


 

CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG LÀ TRIẾT HỌC CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM CHỦ QUAN

 

Suốt hơn nửa thế kỷ, chủ nghĩa thực dụng được thừa nhận là triết học hầu như chính thức ở Mỹ. Những tư tưởng chủ yếu của nó đã được Pớc-xơ (Peirce) đưa ra và Giê-mơ (William James), Đi-uây (Dewey) và Si-le (Schiller) nghiên cứu.

Chủ nghĩa thực dụng là vũ khí tư tưởng quan trọng nhất mà thế lực phản động dùng để đấu tranh chống chủ nghĩa duy vật, chống lý luận khoa học về xã hội, đó là thứ triết học mà các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản dùng để đầu độc ý thức giai cấp vô sản, tước bỏ lý luận cách mạng của giai cấp vô sản và gieo rắc tinh thần thỏa hiệp và hợp tác giai cấp vào giai cấp vô sản.

Tính chất nguy hiểm của chủ nghĩa thực dụng đối với quần chúng lao động là ở chỗ nó đưa ra những luận điệu mỵ dân chống chủ nghĩa tư bản, những lời lẽ giả dân chủ, và khoác một bộ ảo khoa học giả tạo. Một số lập luận của G. Đi-uây, lãnh tụ của phái thực dụng mất năm 1952, có thể bị hiểu lầm là chủ nghĩa duy vật, còn những yêu sách giả vờ của ông ta về sự « kiểm soát của xã hội», về sự “phản đối» quyền thống trị của số ít người đối với số đông bị áp bức thì xem chừng có vẻ xã hội chủ nghĩa lắm.

Nhưng trong thực tế, cả về mặt lý luận lẫn về mặt chính trị, chủ nghĩa thực dụng là một trong những học thuyết triết học phản động nhất của thời đại đế quốc chủ nghĩa. Đồng chí U. Phô-stơ, chủ tịch Đảng cộng sản Mỹ, đã viết rằng chủ nghĩa thực dụng là một học thuyết trắng trợn nhằm bào chữa đầy đủ cho bất cứ hành động bạo lực nào của chủ nghĩa tư bản. Khắc phục ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đối với một số tầng lớp nhân dân Mỹ là một trong những điều kiện cần thiết để động viên các lực lượng tiến bộ, nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp của giai cấp vô sản, phát động cuộc đấu tranh toàn dân giành hòa bình và dân chủ.

 

Những tiền đề xã hội và lịch sử của chủ nghĩa thực dụng.

Những người theo chủ nghĩa thực dụng tuyên bố chủ nghĩa ấy là triết học điển hình của Mỹ. Nhiều nhà phê phán chủ nghĩa thực dụng cũng đồng ý như vậy. Trong cuốn «Để bảo vệ triết học » Mo-rít Cong-phoóc viết: «Chủ nghĩa thực dụng là một trào lưu tư tưởng thực chứng đặc biệt của Mỹ »[1]. Nhưng trong khi thừa nhận «ưu thế» của Mỹ trong việc sáng lập chủ nghĩa thực dụng, không được bỏ qua đặc điểm chung của chủ nghĩa thực dụng và của các trào lưu khác trong triết học tư sản thời đại đế quốc chủ nghĩa.

Những nhà phê phán chủ nghĩa thực dụng trong phe duy tâm, thường nêu bật những đặc điểm của chủ nghĩa thực dụng làm cho nó khác với những trào lưu có «mốt» khác của triết học duy tâm. Về mặt những vấn đề chung của triết học, thường người ta thừa nhận những điểm sau đây là những đặc điểm của chủ nghĩa thực dụng: hiểu chân lý là cái gì có ích; quy nội dung của bất cứ lý luận và nguyên lý nào thành những hậu quả thực tế của nó; có khuynh hướng thực tiễn chung chung.

Đồng thời người ta đầy lùi về phía sau những đặc điểm làm cho chủ nghĩa thục dụng giống với những trào lưu khác trong triết học tư sản phản động hiện đại như: tính chất duy tâm, chủ nghĩa phi lý tính, duy ý chi luận, bất khả tri luận, chủ nghĩa tín ngưỡng v.v...; những đặc điểm ấy không phải xuất phát từ bản thân « lối sống Mỹ », mà xuất phát từ bản chất của chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản thối nát, rẫy chết.

Nếu không chú ý đến những đặc điểm riêng nào đó của chủ nghĩa thực dụng đã hình thành trong điều kiện phát triển cụ thể của chủ nghĩa đế quốc Mỹ, mà chú ý đến thái độ của chủ nghĩa thực dụng đối với những vấn đề triết học chủ yếu, nếu nhìn chủ nghĩa thực dụng theo khía cạnh đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, thì sẽ thấy rằng chủ nghĩa thực dụng là một hiện tượng đặc sắc trong sinh hoạt tinh thần của giai cấp tư sản để quốc chủ nghĩa ở các nước, là một hình thức điển hình của triết học duy tâm chủ quan trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.

Năm 1908, khi vạch rõ đặc điểm của toàn bộ triết học thực dụng chủ nghĩa và bóc trần bản chất duy tâm và tín ngưỡng của chủ nghĩa thực dụng, Lê-nin viết: « Xét theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật, thì sự khác nhau giữa chủ nghĩa Ma-khơ và chủ nghĩa thực dụng cũng không đáng kể và thứ yếu chẳng khác gì sự khác nhau giữa chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và chủ nghĩa kinh nghiệm nhất nguyên luận »[2]. Việc phân tích sự phát triển sau đó của chủ nghĩa thực dụng, kể cả chủ nghĩa công cụ của Đi-uây, một hình thức che giấu và dễ lầm lẫn nhất của chủ nghĩa thực dụng, đã hoàn toàn xác nhận sự đánh giá của Lê-nin; ngày nay sự đánh giá ấy vẫn là cơ sở để tìm hiểu bản chất của tất cả các hình thức của chủ nghĩa thực dụng và để bóc trần những mưu mô xảo quyệt của những kẻ theo chủ nghĩa thực dụng hòng che giấu ý nghĩa thật sự của thứ triết học ấy.

Dù người ta có dán những nhãn hiệu như thế nào vào các hình thức của chủ nghĩa thực dụng, như “chủ nghĩa kinh nghiệm », « chủ nghĩa tự nhiên », « chủ nghĩa công cụ » v.v.., thì chủ nghĩa thực dụng trước hết vẫn là chủ nghĩa duy tâm chủ quan, giống như chủ nghĩa Ma-khơ, chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và bất cứ hình thức nào của chủ nghĩa thực chứng hiện đại. Phủ nhận tính hiện thực khách quan của thế giới bên ngoài và quy luật của thế giới ấy, bác bỏ chân lý khách quan, đưa ra chủ nghĩa tương đối về mặt lý luận và nhận thức, phủ nhận những vấn đề chủ yếu của triết học cho đó là những vấn đề siêu hình, nuôi cao vọng đạt tới tính chất khoa học trên cơ sở chủ nghĩa kinh nghiệm, – đó là những đặc điểm của chủ nghĩa thực dụng đưa nó vào con đường chung của triết học thực chứng chủ nghĩa thế kỷ XX.

Chủ nghĩa thực dụng cũng có nhiều điểm chung với cái gọi là «triết học của đời sống”, một trào lưu phản động nhất của triết học tư sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Chủ nghĩa phi lý tính và duy ý chí luận có tính chất hiếu chiến ăn sâu vào toàn bộ học thuyết về triết học, mỹ học, chính trị và xã hội của chủ nghĩa thực dụng, việc dựa vào sinh vật học để tìm hiểu và giải quyết “những vấn đề của con người », – tất cả những cái đó đã đặt phải thực dụng chủ nghĩa ngang hàng với những đại biểu của « triết học của đời sống», và làm cho chủ nghĩa thực dụng trở thành một hình thức Mỹ của triết học ấy [3].

Trong những trào lưu chủ yếu của triết học tư sản từ lần đầu thời đại đế quốc chủ nghĩa, chủ nghĩa thực chứng với những hình thức khác nhau của nó và « triết học của đời sống» với những biểu hiện nhất định của nó, đã được truyền bá rộng nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất. Chủ nghĩa thực chứng hay là chủ nghĩa thực chứng mới, chủ yếu là triết học của khoa học tự nhiên hiện đại, chuyên nghiên cứu về mặt nhận luận và tìm cách xác định thế giới quan của các nhà khoa học tự nhiên, nhất là các nhà khoa học tự nhiên trong lãnh vực vật lý học, số học v.v... "Triết học của đời sống" cố gắng bao quát một phạm vi rộng rãi của sinh hoạt xã hội, của văn hóa và lịch sử, chủ yếu là nó lợi dụng những tài liệu đã bị xuyên tạc của sinh vật học và tâm lý học làm cơ sở « khoa học ». Nó lấy con người với tư cách là một thực thể phi lý tính và hành động dưới ảnh hưởng của những tiềm thức, làm điểm xuất phát. Khái niệm « đời sống) đã trở thành khái niệm trung tâm của thứ triết học ấy, lúc thì người ta coi « đời sống » là một quá trình sinh vật học được giải thích theo quan điểm của chủ nghĩa tự nhiên, lúc thì lại coi là những xúc cảm chủ quan của con người.

Chủ nghĩa thực dụng là một hình thức lai giống kết hợp những đặc điểm của chủ nghĩa thực chứng với những đặc điểm của «triết học của đời sống ». Sự kết hợp “thành công" ấy đã cho phép những người sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng đặt ra một học thuyết mềm dẻo, dễ thích ứng với bất cứ nhu cầu nào; trong tình hình tư tưởng triết học ở Mỹ rất nghèo nàn vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, học thuyết ấy được truyền bá nhanh chóng và có ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục trung cấp và cao cấp ở Mỹ.

Là một học thuyết triết học, chủ nghĩa thực dụng bắt đầu hình thành ở Mỹ vào những năm 70 của thế kỷ XIX. Pớc-xơ đã đặt cơ sở cho nó trong hai bài «Sự củng cố lòng tin » và « Làm thế nào cho tư tưởng của chúng ta được sáng rõ » ; hai bài ấy đã bao hàm những tư tưởng chủ yếu của triết học mới. Về ý nghĩa thật sự của học thuyết ấy, bản thân Pớc xơ về sau đã viết một cách khá rõ rằng ông ta coi học thuyết ấy là một « kinh thánh lô-gich», trình bày “phương pháp của Béc-cơ-li chưa được nêu thành thể thức". Trong bài “Sự củng là cố lòng tin », Pớc-xơ phủ nhận năng lực nhận thức của tư duy và cho rằng tu duy chỉ có chức năng đạt tới «lòng tin vững vàng". Vấn đề tính chân lý của những điều mà người ta tin đã bị Pớc-xơ bác bỏ coi là một vấn đề vô nghĩa. Đối với ông ta, điều quan trọng chỉ là làm sao cho lòng tin được vững vàng, làm sao để chúng ta sẵn sàng hành động căn cứ vào lòng tin ấy, không kể « lòng tin ấy sẽ đúng hay sai".

Luận điểm của Pớc-xơ đã gạt bỏ hẳn khoa học và chân lý khách quan, đồng thời thừa nhận quyền hành động theo bất cứ ý kiến nào dù ý kiến ấy dựa trên sự lừa bịp và giả dối.

Trong một bài khác, Pớc xơ nêu ra nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa thực dụng, theo nguyên tắc ấy thì nội dung của bất cứ tư tưởng và khái niệm nào về các sự vật cũng chỉ là quan niệm về những hậu quả thực tế mà tư tưởng và khái niệm ấy có thể đem lại cho chúng ta. « Nguyên tắc của Pớc-xơ » thực ra là sự giải thích học thuyết của Béc-cơ-li theo tinh thần của chủ nghĩa vụ lợi. Đối với Béc-cơ-li, «tồn tại tức là tồn tại trong tri giác ». Đối với Pớc-xơ, tồn tại tức là có những hậu quả thực tế. Nói một cách khác, Pớc-xơ cho rằng U chỉ có cái gì bằng cách này hay cách khác, liên quan đến lợi ích của chúng ta, cái gì có thể đem lại ích lợi hay tai hại, thì mới tồn tại.

Những tư tưởng mà Pớc-xơ đưa ra, thực tế là phủ nhận bản thân triết học và những vấn đề của triết học. Khi mới xuất hiện, những tư tưởng ấy không được các nhà triết học chuyên nghiệp đồng tình. Triết học tư sản đã phải đi sâu hơn nhiều vào con đường sụp đổ, trước khi những tư tưởng ấy được coi là những tư tưởng “cách mạng hóa » triết học. Việc Giê-mơ và Đi- uây xuất hiện ở Mỹ vào đầu thế kỷ thứ XX, việc Si-le bảo vệ chủ nghĩa thực dụng ở Anh, đã đặt cơ sở cho trào lưu ấy phát triển mạnh mẽ.

*

*      *

Tài năng về văn học của Giê-mơ (1842-1910), cách trình bày giản dị và dễ hiểu, tiếng tăm của ông ta là một nhà tâm lý học lớn — tất cả những cái đó đã làm cho Giê-mơ trở thành đại biểu nổi tiếng nhất của chủ nghĩa thực dụng, trở thành nhà triết học không những nổi tiếng ở Mỹ, mà cả ở các nước khác nữa. Đi-uây (1859-1952) ở vào một địa vị khác một chút. Ở các nước ngoài, người ta ít biết đến ông hơn. Các nhà triết học tư sản châu Âu không thấy cái gì có thể học được ở Đi-uây. Nhưng không có nhà triết học nào mà ở Mỹ người ta lại ca tụng và đề cao hơn Đi-uây. Còn về nhà thực dụng chủ nghĩa Anh Si-le (1864-1887) thì mặc dù, như Giê-mơ thừa nhận, vai trò trong sự phát triển của chủ nghĩa thực dụng rất lớn và “chủ nghĩa nhân đạo» của ông ta chỉ khác với chủ nghĩa thực dụng Mỹ về hình thức trình bày, nhưng ông rất ít nổi tiếng ở Mỹ. Hơn nữa, phái thực dụng Mỹ lại cố hết sức gạt bỏ Si-le và thậm chí không nhắc đến tên ông ta nữa. Ở Anh, «chủ nghĩa nhân đạo » của Si-le cũng không đạt được nhiều kết quả, và mặc dù ông ta hoạt động sôi nổi về văn học, Si-le chỉ vẻn vẹn có vài môn sinh.

Chủ nghĩa thực dụng cũng có tín đồ ở các nước khác. Ở Ý, Pơ-rê-xô-li-ni và Pa-pi-ni tuyên truyền cho học thuyết ấy. Chủ nghĩa thực dụng Ý ảnh hưởng rõ rệt đến các trào lưu chính trị phản động ở Ý. Chỉ cần nói rằng Mút-xô-li-ni đã có lúc cộng tác với tờ tạp chí của phải thực dụng Ý. Ở Pháp, Béc-xông Poanh-ca-rê, Lê-ru-a v.v... đã phát triển những quan điểm gần với chủ nghĩa thực dụng. Ở Đức, chúng ta thấy Nit-sơ và Phai-hin-he có những tư tưởng giống với chủ nghĩa thực dụng. Trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ nhất và những năm sau đó, nhà văn nổi tiếng của Tiệp là Ca-ren Sa-péc cũng đã say mê chủ nghĩa thực dụng. Cũng trong thời kỳ ấy, chủ nghĩa thực dụng đã có thể xâm nhập vào Trung quốc và được truyền bá rộng rãi trong giai cấp tư sản. Hồ-thích, học trò của Đi-uây, đã trở thành người cầm đầu hệ tư tưởng tư sản phản động ở Trung-quốc, và được Tưởng Giới-thạch, tên phản bội nhân dân Trung-quốc, che chở và giúp đỡ. Núp dưới những lời lẽ mỵ dân về "khoa học" và « dân chủ», Hồ thích và bè lũ suốt ba mươi năm trời đã đấu tranh chống chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tìm mọi cách gieo rắc chủ nghĩa thực dụng.

Cho nên bất cứ ở nơi nào mà chủ nghĩa thực dụng xuất hiện, thì nó đều đại biểu cho sự phản động, bất cứ ở chỗ nào nó cũng chống lại những tư tưởng tiên tiến và những phong trào xã hội tiên tiến.



[1] Mo-rít Công-phoóc : Để bảo vệ triết học, Nhà xuất bản ngoại văn, Mát-scơ-va, 1951, tr. 193.

[2] V.I. Lê-nin, Toàn lập, tập 14, tr. 327.

[3] Tác giả cuốn “Triết học thế kỷ XX » là I. Hét-xen viết rằng, trái với những trào lưu “xuất phát từ khoa học, đặc điểm của trào lưu chính, phổ biến hơn trong triết học hiện đại là ở chỗ: đời sống là điểm xuất phát của nó. Thuộc về trào lưu đó trước hết là chủ nghĩa thực dụng...» (Johannes Hessen, Die Philosophie des 20. Jahrhunderts, Rottenburg 1950, s.104). Một trong những lãnh tụ ngày nay của phái thực dụng là Xít-nây Húc, trong khi thừa nhận sự giống nhau giữa chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa sinh tồn về mặt đề xuất nhiều vấn đề, đã nói về chủ nghĩa thực dụng như sau: « Đó không phải là chủ nghĩa sinh tồn lãng mạn, mà là triết học của đời sống có căn cứ khoa học». (« Journal of Philosophy » Nov 19, 1953, tr.731).

 


2. Cái gọi là cải tạo trong triết học.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt