Triết học Mỹ

Phê phán chủ nghĩa thực dụng (phần 3)

PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG

 

U.K. MEN-VIN

 


U. K. Men-vin. Phê phán chủ nghĩa thực dụng. Tiến Lâm dịch. Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1959.


 

 

Cao vọng muốn khắc phục "nhị nguyên luận”

 

Phủ nhận khả năng nhận thức được thế giới, phủ nhận sự tồn tại thực tế của thế giới, phủ nhận những quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội, đó là cơ sở triết học của chủ nghĩa thực dụng. Phái thực dụng chủ nghĩa dùng đủ mọi mánh lới để bác bỏ sự tồn tại của thế giới bên ngoài, và đồng thời tránh sự buộc tội là theo duy ngã luận.

Theo Giê-mơ, không có thực tại khách quan nào cả; chỉ có cái mà con người tin, cái mà con người cho là tồn tại mới là thực tại. Giê-mơ viết: “ Vì những đối tượng của lòng tin... thực ra là những thực tại duy nhất mà người ta có thể nói đến, nên người theo chủ nghĩa thực dụng, khi nói đến « thực tại» thì về nguyên tắc có ý nói đến cái mà con người cho là thực tại, cái mà con người thừa nhận là thực tại trong một lúc nào đó ». Ông ta viết tiếp : “... Nhưng thực tại tự nó tồn tại chỉ vì một lẽ là người ta tin nó...".

Như thế cũng có nghĩa là không có một thực tại nào tồn tại độc lập với con người và với lòng tin của con người; thực tại phụ thuộc vào chủ thể, vào lòng tin thực tại của chủ thể và hơn nữa, phụ thuộc trong một lúc nhất định. Lòng tin thay đổi thì đồng thời thực tại cũng thay đổi.

Giê-mơ không những phủ nhận hiện thực khách quan tồn tại độc lập với con người, mà còn khẳng định rằng bản thân quan niệm về hiện thực khách quan là mập mờ và khó hiểu. Giê-mơ viết: “... Hiện thực tồn tại « độc lập » với tư duy của con người, là một vật mà xem chừng rất khó tìm ra... Đó là một cái gì tuyệt đối mờ tối và không thể tìm thấy được, là một giới hạn thuần túy lý tưởng của tư duy của chúng ta» [1].

Cho nên Giê-mơ tự kiêu hãnh cho rằng chủ nghĩa thực dụng gần với lương tri của con người bình thường, Giê-mơ mưu mô đưa triết học vào cái đống triết lý vụn vặt theo lối kinh viện chủ nghĩa, tìm cách nghi ngờ và đánh đổ quan điểm của mọi người bình thường. Ai cũng biết rằng cái thực tại độc lập mà Giê-mơ cho rằng đã mất và không thể tìm ra, là như thế nào. Toàn bộ thực tiễn xã hội hàng bao nhiêu thế kỷ của loài người, toàn bộ lịch sử của khoa học, kinh nghiệm hoạt động sản xuất của người ta đã chứng minh rằng con người sống trong thế giới vật chất khách quan. Hiện thực xung phi quanh con người có tính chất độc lập, không phải theo nghĩa là con người không thể tác động vào nó và cải tạo nó, mà là theo nghĩa nó tồn tại ở ngoài ý thức con người và phục tùng quy luật vốn có của nó.

Lập trường của Đi-uây trong vấn đề này, về thực chất không khác với lập trường của Giê-mơ. Nhưng cách lập luận thì có khác. Giê-mơ phơi bày quá lộ liễu chủ nghĩa chủ quan của mình và quá ngây thơ vứt bỏ nó. Còn Đi-uây thì đưa ra những lý lẽ giả khoa học chứng minh cho « đường lối thứ ba » trong triết học, cho rằng đường lối ấy gạt bỏ sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và khắc phục được « nhị nguyên luận » về tinh thần và vật chất, về chủ thể và khách thể.

Những môn sinh của Đi-uây nhìn thấy công lao người thầy của mình chính là ở chỗ đó. Ví dụ, khi đánh giá tầm quan trọng của Đi-uây đối với triết học hiện đại, Xít-nây Húc viết: “Có thể nói việc làm của Đi-uây về mặt triết học là cố gắng liên tục để khắc phục nhị nguyên của luận do những truyền thống tôn giáo và siêu hình chiếm địa vị thống trị để lại, nghĩa là khắc phục nhị nguyên luận giữa tự nhiên và đời sống, thân thể và linh hồn, vật chất và hình thức, cảm giác và lý trí, hành động và tiêu chuẩn » [2].

Trong thực tế, « khắc phục » nhị nguyên luận mà phải thực dụng chủ nghĩa nói đến, có nghĩa là làm rối loạn tất cả các khái niệm khoa học, và trước hết là lẫn lộn vật chất và ý thức, những hiện tượng vật chất và những hiện tượng tinh thần.

Trong cuốn “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán » Lê-nin đã vạch ra một cách hùng hồn rằng tất cả những mưu mô hòng đặt ra “đường lối thứ ba» trong triết học không bao hàm một cái gì hết, ngoài cái lối điều hòa xỏ xiên, cái lối lén lút đưa lại ra chủ nghĩa duy tâm. Lấy Đi-uây làm ví dụ có thể thấy rõ lời chỉ dẫn đó của Lê-nin là đúng, dù Đi-uây có mưu mô chứng minh lập trường của mình một cách tinh vi như thế nào đi nữa.

Đi-uây trước hết hướng về lịch sử và ra sức giải thích tại sao lại có sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm và sự đối lập ấy xuất hiện như thế nào. « Sự phân chia ra tinh thần và vật chất, sự vượt lên trên cái gọi là tinh thần và ý niệm để tiến tới đỉnh cao chót của tồn tại, và việc hết sức hạ thấp tất cả những cái gì gọi là vật chất và trần gian, đã phát triển trong triết học như là sự phản ánh tình trạng phân chia các giai cấp về mặt kinh tế và chính trị. Nô lệ và thợ thủ công... làm những n việc « vật chất », do đó chỉ có quan hệ với những phương tiện bảo đảm cuộc sống tốt trong đó không có phần của họ. Còn những công dân tự do thì không cần tham gia lao động chân tay... Chỉ cần có sự phân chia thành tri thức cao cả, tức là tri thức duy lý và lý luận, và tri thức thực tế, tức là công việc nô lệ và hèn kém, là tự nhiên nảy ra sự phân chia tinh thần và vật chất.

Chúng ta đã đi xa khỏi thời nô lệ trực tiếp và thời nông nôphong kiến. Nhưng những điều kiện của đời sống hiện tại dù sao vẫn còn thành sự hoạt động chân tay, duy trì mãi sự phân chia tương đối thấp kém, và sự hoạt động tự do về tinh thần»[3].

Song, như Đi-uây nói tiếp, sự phát triển của khoa học đã chỉ ra rằng không còn có căn cứ để phân chia như thế nữa, mặc dù trong triết học hiện đại người ta vẫn phân chia như thế và do đó đã ngăn cản triết học hiện đại tiến lên. « Triết học thẳng thắn thừa nhận một sự thật là hiện nay không còn căn cứ nào để phân chia một cách cứng nhắc thành những sự biến chủ quan và những sự biến khách quan nữa, đó là điều kiện tiên quyết để cho triết học có thể đẩy mạnh việc nghiên cứu những vấn đề xã hội »[4].

Cho nên, đối với Đi-uây việc phân biệt tinh thần và vật chất chỉ có ý nghĩa lịch sử và có lẽ chỉ có ý nghĩa xã hội, vì nó gắn liền với những quan hệ nào đó giữa các hình thức hoạt động của người ta hiện nay. Nhung sự phân biệt ấy không có ý nghĩa về mặt nhận thức luận. Đi-uây làm ra vẻ phân tích một cách khoa học về mặt xã hội học, ông ta lợi dụng những nguyên lý mà chủ nghĩa Mác đề ra, nhưng lại rút ra những kết luận hoàn toàn sai lầm từ những nguyên lý ấy, phủ nhận sự tồn tại khách quan của vật chất và sự phản ánh của vật chất vào ý thức con người. Đi-uây luôn luôn dùng phương pháp như thế.

Tính chất ngụy biện của lối lập luận của Đi-uây là ở chỗ: : ông ta cố ý lẫn lộn vấn đề lịch sử phát sinh của sự cách biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay, với vấn đề sự khác nhau giữa vật chất và ý thức và vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, nghĩa là với vấn đề cơ bản của triết học.

Cố nhiên, sau khi lao động trí óc tách rời lao động chân tay thì hoạt động tinh thần cũng đối lập với hoạt động vật chất. Và điều sau đây cũng đúng: sở dĩ lao động trí óc được ca tụng hơn lao động chân tay là vì những người tự do làm công việc trí óc, còn những người nô lệ thì làm công việc lao động chân tay. Nhưng không thể làm như Đi-uây là căn cứ vào bản thân những sự thật không thể chối cãi được ấy, mà cho rằng "sự phân chia tinh thần và vật chất» là hậu quả của việc tách rời lao động trí óc với lao động chân tay. Việc tách rời ấy dĩ nhiên ảnh hưởng đến toàn bộ triết học cổ Hy-lạp. Việc khinh rẻ hoạt động sản xuất vật chất dưới mọi hình thức của nó là một trong những nguyên nhân quyết định tính chất trực quan của thế giới quan của các nhà triết học Hy-lạp. Cả phái duy vật lẫn phái duy tâm cổ Hy-lạp dù thuộc các tầng lớp khác nhau, vẫn tiêu biểu cho cùng một giai cấp chủ nô. Khinh rẻ lao động chân tay, cho đó là công việc hèn hạ, thừa nhận lao động chân tay là số phận những người nô lệ, ca tụng hoạt động trí óc, đó không những là đặc điểm của Pơ-la-tông, mà còn là đặc điểm của Đê-mô-cơ-rít.

Như thế không có nghĩa là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm cổ Hy-lạp không có những gốc rễ giai cấp. Nhưng không thể tìm những gốc rễ ấy ở nơi mà Đi-uây đang tìm. Chủ nghĩa duy vật triết học dưới hình thức tự giác, có ý thức của nó, biểu hiện quan điểm bình thường, tự nhiên của bất cứ người nào không nghi ngờ sự tồn tại của thế giới trong đó người ấy sống và làm việc. Ở Hy-lạp cổ đại, chủ nghĩa duy vật là triết học của những tập đoàn chủ nô có liên hệ với những ngân hình thức tiên tiến nhất của sản xuất xã hội, với những xưởng của chủ nô, với ngành chế tạo tàu thủy, với đa ngành hàng hải v.v... Về mặt chính trị, chủ nghĩa duy vật cổ Hy-lạp thường do phái dân chủ và bảo vệ dân chủ làm đại biểu, nó phản ánh lợi ích của các tầng lớp dân chủ trong xã hội Hy-lạp. Trái lại, chủ nghĩa duy tâm được các nhà tư tưởng thân lớp quý tộc ruộng đất bảo vệ, họ đại biểu cho những trào lưu và khuynh hướng quý tộc, phản dân chủ. Nếu chủ nghĩa duy vật có liên hệ với sự phát triển của các trí thức khoa học và với việc nghiên cứu giới tự nhiên (việc này bị những tín ngưỡng và những thần thoại cổ xưa ngăn cản), thì triết học duy tâm gắn liền một cách chặt chẽ nhất với tôn giáo, tức là hệ tư tưởng cổ truyền của các tập đoàn quý tộc.

Do đó, triết học duy tâm của phái Pi-ta-go, của Xô- cơ-rát, Pơ-la-tông ra đời không phải do sự khinh rẻ lao động chân tay của những người nô lệ quyết định mà là do những phái ấy gắn bó với những hình thức kinh tế anh và chính trị bảo thủ, cũ rích. Tình cảm quỷ tộc, phản động của các nhà triết học ấy đã buộc họ phải dùng đến lối lập luận duy tâm về luân lý tôn giáo để chống lại nền dân chủ và chống lại những đại biểu triết học của nền dân chủ, đã buộc họ lấy hệ thống triết học duy tâm để đối lập với chủ nghĩa duy vật triết học, với nền khoa học đang phát triển.

Tất nhiên, chủ nghĩa duy tâm cổ Hy-lạp, cũng như bất cứ chủ nghĩa duy tâm nào, có gốc rễ nhận thức luận của nó. Nhận thức khoa học về thế giới dần dần phát triển và gạt bỏ những quan niệm thần thoại; các nhà tư tưởng tiên tiến cổ Hy-lạp bắt dầu nghiên cứu về mặt khoa học và triết học một số vấn đề ngày càng nhiều; nhận thức các hiện tượng vật chất và tinh thần ngày càng sâu hơn và phức tạp hơn ; tình hình đó đồng thời đã tạo điều kiện cho việc khuếch đại một chiều và thổi phồng những mặt riêng rẽ của nhận thức, cũng như cho việc tách rời tư tưởng nhận thức với đối tượng vật chất của nó. Việc nghiên cứu các hiện tượng tinh thần — việc phân tích quá trình tư duy, phân tích sự hình thành những khái niệm chung và sự vận dụng những khái niệm ấy, việc biến tư duy thành một đối tượng nghiên cứu riêng – tất cả những cái đó đã tạo ra khả năng tuyệt đối hóa ý thức và tư duy, thừa nhận tư duy và những hình thức của nó là có trước và tồn tại độc lập, nói tóm lại là tạo ra khả năng đẻ ra chủ nghĩa duy tâm triết học. Lê-nin viết: “... Chủ nghĩa duy tâm triết học là sự phát triển (sự thổi phồng, sự khuếch đại) có tình chất một chiều, quá đáng, một trong những nét, những khía cạnh, những giới hạn của nhận thức, đề lên thành một cái tuyệt đối tách rời vật chất, tách rời tự nhiên và thần thánh hóa... Sự nhận thức của con người không phải là... con đường thẳng, mà là con đường cong, uốn khúc một cách vô tận theo lối xoáy trôn ốc. Bất cứ một mảnh nào, một miếng nào, một đoạn nào của đường cong đó đều có thể biến (biến một chiều) thành cả một con đường thẳng, độc lập, con đường ấy (nếu chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng) sẽ dẫn tới hố bùn, dẫn - tới chủ nghĩa thầy tu (ở đây lợi ích giai cấp của các giai cấp thống trị sẽ củng cố con đường đó) »[5]. Vì những quan niệm duy tâm dưới hình thức những tín ngưỡng và thần thoại đã tồn tại và được nhiều người thừa nhận, cho nên những học thuyết triết học duy đã rơi vào một miếng đất khá tốt để có thể mọc lên và truyền bá rộng rãi.

Sau cùng, dù nguồn gốc giai cấp và nguồn gốc lịch sử xã hội của thứ triết học này hay thứ triết học nọ như thế nào đi nữa, thì việc đối lập chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm cũng là do bản thân sự tồn tại của các hiện tượng vật chất và tinh thần quyết định. Vì cả hai loại hiện tượng đều tồn tại, nên vấn đề quan hệ giữa hai loại hiện tượng ấy vẫn còn và cần thừa nhận cái nào có trước, cái nào có sau. Do đó, bất chấp Đi-uây, vấn đề cơ bản của triết học vẫn còn tồn tại. Còn Đi-uây thì giống như mọi trào lưu thực chứng chủ nghĩa, muốn tránh trả lời vấn đề ấy, và ra sức làm cho hỏi nó chìm ngập trong những lập luận về một đề tài hoàn toàn khác. Đi-uây ra sức làm cho vấn đề trở nên rắc rối, làm cho tư tưởng của người ta không muốn giải con quyết vấn đề một cách dứt khoát, để rốt cuộc bảo vệ cách giải quyết theo lối duy tâm, tức là cách hòng « khắc phục» nhị nguyên luận của chủ quan và khách quan bằng cách lẫn lộn vật chất với ý thức.



[1] V. Giê-mơ, Chủ nghĩa thực dụng, 1910, tr. 152.

[2] S. Hook, The Place of John Dewey in Modern Thought. Philosophic, Thought in France and the United States », 1950, Ed by M. Farber, tr. 491.

[3] J. Đi-uây, Problems of Men, tr. 14.

[4] Như trên, tr. 16.

[5] V. I.Lê-nin, Bút ký triết học. 1947, tr. 330

 


 

4. Có thế giới khách quan không?
2. Cái gọi là cải tạo trong triết học

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt