DANH MỤC TÁC GIẢ

Sự khốn cùng của triết học

 

CÁC MÁC

_______

 

SỰ KHỐN CÙNG

CỦA TRIẾT HỌC

 

Trả lời cuốn "Triết học về sự khốn cùng"

của ông Pru-đông

 

 

Do C. Mác viết vào nửa đầu năm 1847 Đã in lần đầu tiên thành sách riêng tại Pa-ri và Bruy-xen năm 1847

Ký tên: Các Mác

 

In theo bản in xuất bản năm 1847, có lưu ý đến những chỗ sửa lại trong những lần xuất bản bằng tiếng Đức năm 1885 và năm 1892, và trong lần xuất bản bằng tiếng Pháp năm 1896

Nguyên văn là tiếng Pháp

 

 

"Sự khốn cùng của triết học. Trả lời cuốn "Triết học về sự khốn cùng" của Pru-đông" là một trong những tác phẩm lý luận quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác, là tác phẩm chủ yếu của C. Mác nhằm chống lại nhà tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản là P. G. Pru-đông. Vào cuối tháng Chạp 1846, do đã đọc cuốn sách của Pru-đông "Hệ thống những mâu thuẫn kinh tế, hay là Triết học về sự khốn cùng" xuất bản cách đó không lâu, nên Mác đã có ý định phê phán những quan điểm của Pru-đông là một trở ngại nghiêm trọng đối với việc truyền bá trong công nhân tư tưởng chủ nghĩa cộng sản khoa học, và đồng thời xuất phát từ lập trường duy vật khoa học để làm sáng tỏ một loạt vấn đề lý luận và sách lược của phong trào vô sản cách mạng. Trong bức thư gửi một tác giả Nga là P. V. An-nen-cốp ngày 28 tháng Chạp 1847, Mác đã nêu ra nhiều tư tưởng quan trọng nhất mà sau này ông đặt làm cơ sở cho quyển sách của ông chống lại Pru-đông. Như bức thư của Ăng-ghen gửi Mác ngày 15 tháng Giêng 1847 cho thấy, Mác đã bắt tay vào việc trả lời Pru-đông từ tháng Giêng 1847. Vào khoảng đầu tháng Tư 1847, tác phẩm của Mác đã hoàn thành về cơ bản và đã được đưa in (xem tập này, tr.71). Ngày 15 tháng Sáu 1847, Mác viết một bài tựa ngắn cho cuốn sách này.

Cuốn sách này của Mác xuất bản ở Bruy-xen và ở Pa-ri vào đầu tháng Bảy 1847. Khi Mác còn sống, tác phẩm này không được tái bản. Năm 1885, tác phẩm này được xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Đức. Bản dịch này do Ăng-ghen hiệu đính, ông đã viết cho lần xuất bản bằng tiếng Đức một bài tựa riêng và nhiều chú thích. Khi hiệu đính bản dịch tiếng Đức, Ăng-ghen đã sử dụng những điểm sửa chữa do Mác ghi trên bản tiếng Pháp xuất bản năm 1847 mà ngày 1 tháng Giêng 1876 Mác đã tặng Na-ta-li-a U-ti-na, vợ của một ủy viên của chi bộ Nga thuộc Quốc tế I tên là N. I. U-tin. Năm 1886, cuốn "Sự khốn cùng của triết học", do V. I. Da-xu-lích dịch, được nhóm mác-xít Nga "Giải phóng lao động" xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Nga. Đến năm 1892, tác phẩm này được xuất bản lần thứ hai bằng tiếng Đức. Ăng-ghen đã viết cho lần xuất bản này một bài tựa ngắn về việc sửa chữa một số chỗ không chính xác trong nguyên bản (xem chú thích 48). Năm 1896, sau khi Ăng-ghen mất, việc in lần thứ hai bằng tiếng Pháp do con gái của Mác là Lô-ra La-phác-gơ chuẩn bị đã được thực hiện, trong đó lại sử dụng những điểm sửa chữa ghi ở lề bản in tiếng Pháp do Mác đã tặng N. U-ti-na.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương một. Một phát kiến khoa học

§I. Sự đối lập giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi

§II. Giá trị cấu thành hay giá trị tổng hợp

§III. Việc ứng dụng quy luật tỷ lệ giữa các giá trị

A. Tiền tệ

B. Số dư thừa do lao động đem lại

Chương hai. Phép siêu hình của khoa kinh tế chính trị

§I Phương pháp

Nhận xét thứ nhất

Nhận xét thứ hai

Nhận xét thứ ba

Nhận xét thứ tư

Nhận xét thứ năm

Nhận xét thứ sáu

Nhận xét thứ bảy và cuối cùng

§II. Phân công lao động và máy móc

§III. Cạnh tranh và độc quyền

§IV. Quyền sở hữu ruộng đất hay địa tô

§V. Những cuộc bãi công và những liên minh của công nhân

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt