Simone de Beauvoir là “một trong những nhà văn hóa bậc thày, nhà tiên phong mở hướng cho thời đại. Cuộc đời bà, các tác phẩm bà viết và cuộc đấu tranh của bà đã nâng cao giác ngộ của tất cả những người đàn ông và đàn bà nước Pháp cũng như toàn thế giới”.
Hiện tượng luận là luận về hiện hữu như là làm nên bởi những bộ mặt của Hữu. Tuy nhiên, vấn đề được nêu lên một cách cấp thiết là sự lãnh hội do hiện tượng luận đem lại, phải chăng đúng (thực) với thực tại của Hữu?
Triết học người xưa đã không phân biệt hữu Dasein với Dasein nên cũng đã không thấy sự dị đồng giữa ba vòng thời gian trên đây. Tệ hơn nữa, họ tuyệt đối hóa thời gian của sử học. Hậu quả là chấp mê vào truyền thống, xem truyền thống như Thánh Kinh, nơi chứa đựng mọi khôn khéo của chư hiền nhân, liệt tử.
Giá trị của một đời người không tùy thuộc vào thời gian, mà tùy thuộc vào sự chu toàn giây phút hiện tại người đang sống. Đừng nhìn vào thời gian bên ngoài, thời gian khách quan, vì không phải là cơ cấu của cuộc sống làm người, vì người không làm chủ được thời gian ấy.
Sartre đã không làm tổn thương đến Thượng đế của Đấng Cơ Đốc. Nhưng chủ nghĩa vô thần của Sartre là một bài học vô cùng quý giá cho những ai muốn tuyên xưng và tin tưởng vào Thượng đế của Thánh Kinh. Sartre đã giúp rất nhiều trong việc thanh lọc quan niệm và tâm tư của con người về Thượng đế, nếu con người muốn tìm đến Thượng đế.
Tính chất lưỡng ứng trong ý niệm tự do, khiến Sartre một mặt cố gắng bảo toàn tự tính (ipséité) trinh trong của tự do, một mặt làm cho tự do trở thành chủ động trong mọi hoàn cảnh sống. Nhưng như ta đã thấy, quan điểm ấy không thỏa mãn độc giả. Để hiểu rõ hơn tính chất hữu thể luận của tự do Sartre,
Con người không phải chỉ lăn mãi trên bãi cát phù du của đại dương vũ trụ vật lý, mà còn phải sống trong xã hội có tổ chức của nhân loại. Hơn tất cả, như ta thấy trong cuốn “Hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản”, chính xã hội loài người là nơi dụng võ của tự do Sartre, là quê mẹ của tự do con người.
Con người của Sartre sẽ qua đi, như sấm sét. Điểm quan trọng đối với chúng ta là tìm bắt lấy phần nào tư tưởng của Sartre, ít ra trong hình thức đã sáng chế ra dưới ngòi bút của ông và đã được đem chưng bày trên thị trường văn hóa nhân loại. Sản phẩm tinh thần của Sartre đã trở thành một “món hàng” trao đổi. Chúng ta có thể đánh giá món hàng ấy. Công cuộc phê bình đó dĩ nhiên sẽ tùy thuộc vào quan điểm của độc giả, vào đòi hỏi nghề nghiệp hoặc tình cảm của những người này
Triết lý là làm sáng tỏ chân lý toàn diện. Làm sáng tỏ là công việc của người, không phải của một sinh vật nào khác. Một công việc vượt khả năng của nhân loại. Dưới mắt Jaspers, Chân lý hay Hữu là một Siêu vượt ngay cả trong kích thước thời gian và không gian của nó. Do đó, nếu chân lý chỉ có thể do người làm sáng tỏ, nghĩa là nếu chân lý tự mặc khải qua diễn tiến sử tính nhân loại, thì đi tìm chân lý tức là trở về với quá trình diễn biến lịch sử nhân loại, và đặc biệt lịch sử triết học.
Người ta có thể nói rằng triết học của Jaspers là một học thuyết về thất bại. Nhưng thất bại là trường dạy lạc quan và con đường đưa tới chân lý. Jaspers muốn cho độc giả không dừng lại trên bình diện thất bại, nhất là đừng đối lập thất bại với siêu vượt: “L’échee n’est pas un argument qu’on puisse opposer à la vérité fondée dans la transcendence”
Tự do và thiết yếu tương liên hỗ tạo. Đó là nghịch lý của tự do. Trước hết, tự do bị hạn giới bởi Dasein, thân thể. Như bị kẹt vào tù ngục thể chất người không làm được như ý muốn. Sự yếu hèn, mong manh của hình hài luôn luôn đem tự do về với thực tại.
Triết lý của hiện sinh chính là tư tưởng khám phá được tất cả các lĩnh vực của kinh nghiệm, bằng cách vượt những lĩnh vực ấy, chính là tư tưởng, nhờ đó, con người tìm cách trở thành chính mình.
Nhân vật thứ hai trực tiếp khai đường mở lối cho triết lý hiện sinh là Friedrich Nietzsche. Ông là một nhà văn có ngòi bút sắc bén, linh hoạt, một nhà tâm lý nhìn tận vào gian manh vô ý thức của tình người, một nhà triết lý tha thiết với hạnh phúc nhân loại, và sau hết là một người tiên tri cô độc và nhẫn nhục.
Tự căn bản, người là một nghịch lý do định mệnh của ngẫu nhiên và tự do của ý thức. Nhờ có tự do, người không phải là một tĩnh vật. Người bản chất là biến động. Nhưng người có quyền tự do đồng nhất với thực trạng ban đầu ...
Con người Kierkegaard là sản phẩm bất đắc dĩ của một sự phối hợp bất đắc dĩ giữa cha ông và mẹ ông. Sau khi đã chỉ tay chửi thề Thượng Đế, và để mua chuộc trọng tội ấy, cha ông cố gắng sống một cuộc sống nghiêm khắc, hiếu thắng nhất là đối với đàn con của ông.
Không thời nào bất lợi cho triết học hơn cái thời mà triết học bị lạm dụng một cách đáng hổ thẹn, một mặt để đưa ra những mục tiêu chính trị, mặt khác để làm phương tiện sinh nhai... Thế không có gì để chống lại châm ngôn: “Primum vivere, deinde philosophari” (sống trước đã, rồi triết lý sau) hay sao ? Những ông lớn này muốn sống, và quả vậy, sống nhờ triết học. Họ được bao thầu triết học để nuôi vợ con...