Chủ nghĩa hiện sinh

Sự nhảy vọt của con người

 

TRIĐỀ III

S NHY VT CA CON NGƯỜI

 

EMMANUEL MOUNIER (1905-1950)

THỤ NHÂN dịch

 


Emmanuel Mounier. Nhng ch đề triết hiện sinh. Thụ Nhân dịch. Nhị Nùng xuất bản, 1960, tr. 52-57.


 

Ở đây chúng tôi đề cập tới một nghịch luận ít được biết tới nhất của phong trào triết hiện sinh. Triết Hiện sinh, thứ triết lý về con người bi thương, bi thiết thất vọng, không phải là một thứ triết lý cầu an trong đau khổ trái lại, đó là một triết lý đặc biệt. Thuyết chủ khoái lạc của Epicure, mặc dầu cũng khởi từ viễn ảnh bi thiết về đời người, nhưng cũng đã đề ra cho con người một sự an nghỉ hạnh phúc bên lề cuộc sống giống như một thần dược làm an dịu đà sống. Triết Hiện sinh trái lại, ném con người thẳng vào sự bất hạnh của mình. Đối với Pascal thì lúc nào con người cũng hăm hở đuổi theo những thú vui hoặc chân lý, đối với Nietzsche thì con người là kẻ sáng tạo những giá trị về quyền lực, còn đối với Heidegger và Jaspers thì con người lại là một khả năng hiện tên, một sự nhảy vọt, một sự phấn khởi (Aufsprung, Absprung), một thực thể luôn đi tới (sich-vorweg-sein). Các triết gia đều gọi cái vận động này là sự siêu việt của con người. Nhưng đối với Jaspers thì còn người hướng về cái bên kia của cuộc sống. Theo Heidegger thì chỉ có thế giới con người là hiện hữu và con người bị ném vào trong thế giới đó muốn vượt ra ngoài hoặc tiến lên trước mình thì cũng chẳng làm cho vũtrụ thay đổi gì cả. Có lẽ trong trường hợp I ta nên nói theo Jean Wahl: đó là sự vượt, vượt-lên (transascendence). Còn trong trường hợp II chúng tôi đề nghị danh từ vượt lên sự lùi bước (transpros-cendance) để khỏi lẫn lộn. Theo nghĩa này thì con người luôn vượt lên cái mình hin là (ngay bây giờ) mặc dầu con người chưa là cái mình sẽ là: Sartre sẽ nói rằng: “Con người là thực thể không phải là cái mình là và là cái mà mình chưa là. Quan niệm "đăng cao viễn vọng" này về cuộc đời Heidegger cho rằng nó ngược hẳn với quan niệm tĩnh, hoàn toàn tất định về đời người của phe cổ điển, có tính cách hoàn toàn bảo thủ hoặc ít ra thì cũng vẽ ra một hinh ảnh hèn hạ về con người. Con người không phải là cái mà do "nghị định muôn thuở, bất biến" của bản thể bổ nhiệm cho, nhưng là cái mà con người t quyếđịnh s là thến thế kia (autodélermination). Con người cũng không phải là một thực thể đã bị một định nghĩa trừu tượng chụp lên, hoặc là một bản chất đã có trước khi sinh ra đời, trái lại con người là cuc sng cho mình, là cái mình s to nên cho mình. Cách thức sống của con người không - phải là những tính chất vĩnh viễn mà con người có, trái lại đó là những cách thức sống cụ thể đôi khi những cách sống đó bắt con người phải hoàn toàn tham dự vào hoặc cuốn lôi con người đi lên theo cuộc phiêu lưu của chính mình.

Dầu sao thi ta không thể tự lừa dối rằng hiện sinh thể không thể luôn luôn hoặc tất cả là sự nhảy vọt này. Có những "nọa lực" (tính cách ỳ ra đó) trong thực thể. Do đó, Heidegger đã phân biệt có hai thứ cuộc sống : một cuc sng thô sơ (Seinde), có thể rút gọn thành “cuộc sống có đó » cuộc sống đen tối, mơ hồ, bất định—không thể dùng một từ ngữ xác định nào để xác định cuộc sống đỏ và một d phóng, luôn luôn xa cách và vượt lên khỏi cuộc sống thô sơ kia.

Tới đây ta tự hỏi sự nhảy vọt kia diễn tả cái gì? Có thể gọi đó là một khả năng suy tư, hoặc một khả năng bành trướng. Trước hết nó xuất hiện như một sự phong phú hóa đáng kể của cuộc sống con người nếu so với cuộc sống thụ động thì sự sống thụ động, là bất động. Nhưvậy ta thấy nó là một thực thể vượt lên ngay trong lòng của thực thể. Đó cũng giống như cái toàn hảo, sau này Descartes đã dùng để chứng minh về sự hiện hữu của Thượng Đế. Còn người là kẻ hữu hạn, bất toàn, tại sao lại có những tư tưởng về vô hạn và hoàn hảo? Sở dĩ vậy, vì đó chỉ là những tư tưởng minh họa sự Toàn Hảo của Thượng Để mà ta chỉ là một tia sáng của Ngài. Đó cũng là chìa khóa của khoa «Biện Giáo» mà Pascal dùng để phân tích sự lo âu trong cuộc sống riêng của mỗi người. Đó cũng là phương pháp của Blondel khởi từ sự “nội tại, như một kỹ thuật để tiến tới Siêu việt. Trong tất cả những viễn ảnh này, sự lo âu mặc dù là ghê gớm và vò xé thế nào chẳng nửa, cũng bị sự phong phú của thực thể vượt qua.

Nghịch lý của Sartre kẻ cả nơi Heidegger là việc tạo cho sự diễn biến của thực thể này không phải để trở thành một sự phong phú hóa nhưng trở nên một cái bất lực. Chính nơi thực thể thô sơ mà cuộc sống của nó có tính cách bất tất và phi lý, thc th ti thân, lại có một thứ đầy đủ. Nhưng lại là một thứ đầy đủ chết, một sự đầy đủ của sự chết. Thực thể tại thân là một cái gì lý ở đó một cách kỳ cục, không nghĩ về mình được, cũng chẳng vượt được khỏi mình, mờ mờ ảo ảo về mình; nó là một khối dày đặc, chẳng có gì bí ẩn, xem ra như quá thừa, nó là một cái gì thừa thãi trước mắt mọi người, vô ích dã! Do đó ta mới có sự buồn mửa một thứ bệnh mơ hồ ngột ngạt mà lất cả những ai không được gọi là kẻ điên khờ đều cảm thấy mỗi khi gặp cái khối lì lợm đó. Con người, một thực thể có ý thức, thc th v thân, không phải là một thực thể có thể tiến hơn lên nhưng là một sự "nới ép" thực thể. Nó, không trùng hợp hoàn toàn với nó, nó đưa cái trò chơi “thò lò hai mặt" vào thực thể, vừa ngụy ý, vừa tựdo. Sự « nói ép » này chỉ có thể thực hiện được vì có một vệt nứt rạn trong thực thể nhờ đó mà cái vô thể mới lén lút chui vào. (L’Être et le Néant, 119-121). Khi con người đi vào cuộc sống đánh dấu một sự sa đọa, một "lỗ trống của thực thẻ", một sự đặt lại vấn đề thực thể, một chiến thắng của cái hư vô. Và thật ra thì chính là do một nghịch lý đặc biệt mà thuyết này đã đề ra danh từ chủ nghĩa hiện sinh. Có lẽ phải nói đó là một thuyết "vô hiện sinh" mới đúng.

Quan niệm hưởng niệm về cuộc sống này liên quan mật thiết với vấn đề kỳ gian mà các nhà hiện sinh đặc biệt chú trọng tới. Một triết lý về thời gian tinh luôn luôn đi đối với bất cứthứ triết hiện sinh nào. Kiekégaard thì nhấn mạnh tới cái chc lát, một điểm tiếp nối giữa cái muôn thuở với thời gian hiện tại, một điểm quyết định cho sự lựa chọn cá sinh, nguyên tử của cái muôn thuở, và không phải là nguyên tử tạm bợ của lúc ta hưởng thụ sự khoái lạc. (Concept d'angoisse, 140-141). Theo Kierkegaard và Jaspers thi thời gian cũng như hữu thểđều là những cái gì sung mãn. Heidegger thi nhấn mạnh vào tiếng gọi của tương lai với sựkhẩn cấp bi đát của nó, bởi vì đó là tiếng gọi của thần chết. Mặc dầu có tính cách hướng niệm, đối với SARTRE thì kỳ gian nhất thiết là một cái gì có tính cách trống rỗng và mục nát: quá khứ là cái gì đã được vượt qua rồi là việc cái quy ngã (pour-soi) rơi vào trong cái bất động và đông cứng của tại thân (en-soi); hiện tại, là sự trốn chạy mãi mãi trước thần chết cửrầm rập đuổi theo sát gót chú không phải là cài thêm vào cho vẻ tươi muôn thuở như Bergson đã nói, hoặc như một sự hiến dâng cho cái muôn thuở như Kierkégaard đã đề cập, nhưng chỉlà sự trốn chạy trước sự hận thù ghen ghét của thực thể. Do đó sự nhảy vọt của thực thể chiếu theo quan niệm siêu hình đã có những ý nghĩa trái ngược nhau giữa hai truyền thống triết Hiện Sinh.


Thuyết đề IV
Thuyết đề II

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt