Tiểu sử triết gia

"Những bức thư từ Vuppơtan». Phê phán tôn giáo

FRIEĐRICH ENGEN TIỂU SỬ

 

CHƯƠNG MỘT

 

SỰ HÌNH THÀNH NHÀ TƯ TƯỞNG 

VÀ NGƯỜI CHIẾN SĨ VÔ SẢN

 


L.F. Ilísốp (chủ biên). Frieđrich Engen tiểu sử. Đỗ Trần Đại, Đặng Lê Minh dịch. Trần Việt Tú hiệu đính. Hà Nội: Nxb. Khoa học xã hội, 1977.


 

"Những bức thư từ Vuppơtan». Phê phán tôn giáo.

Trong tháng Ba – tháng Tư 1839 trên tờ “Telegraph für Deutschland" đã đăng hai bài của Engen dưới đầu đề chung là "Những bức thư từ Vuppơtan», không ký tên.

Cậu thanh niên 18 tuổi đã kiên quyết chống lại tình thần Kiền thành giả nhân giả nghĩa đang thống trị trong thành phố quê hương của cậu, chống lại chính sách ngu dân, sự cuồng bạo và chủ nghĩa thần bí mà phái Kiền thành đang gieo rắc, chống lại kẻ chủ yếu truyền bá những thứ đó ở Vuppơtan là V. Crummakhơ.

Nhưng điều quan trọng nhất trong “Những bức thư từ Vuppơtan" là sự phê phán các quan hệ xã hội ở Bácmen. Không thể không ngạc nhiên rằng một con người hoàn toàn còn trẻ mà viết về các đề tài xã hội với một sự sâu sắc và hiểu biết cuộc sống đến như thế. Cuộc sống đầy đau khổ và thiếu thốn của công nhân, sự tương phản của cuộc sống đó với cuộc sống sung túc của các chủ xưởng và thương gia đã làm nảy sinh ở Engen một tình cảm phản kháng, sự mong muốn đấu tranh chống lại tình trạng bất công ấy. Anh lên án các chủ xưởng, những kẻ bóc lột trắng trợn thậm chí không tha cả trẻ em. « Trong các giai cấp bên dưới — Engen viết, – sự bần cùng ghê rợn đang ngự trị, đặc biệt trong những công nhân công xưởng ở Vuppơtan ; bệnh giang mai và bệnh lao lan tràn tới mức khó tin ; chỉ riêng ở Enbécfenđơ, trong số 2500 em ở lứa tuổi đi học thì 1200 em không có khả năng học tập và lớn lên ở các nhà máy..."[1].

Engen đã lột cái mặt nạ sùng đạo của bọn chủ xưởng “sợ Chúa", tín đồ của giáo phái Kiền thành ở Vuppơtan".. Bọn chủ xưởng giàu có, — Engen viết, có một lương tâm co dãn, và không phải vì có thêm hay bớt một trẻ em bị héo hon mà linh hồn của tín đồ giáo phái Kiền thành đã sa xuống địa ngục, hơn nữa là nếu linh hồn ấy cứ mỗi chủ nhật lại hai lần đến nhà thờ. Bởi vì người ta đã xác định được rằng trong số các chủ xưởng thì những tín đồ của giáo phái Kiền thành là bọn đối xử với công nhân tồi tệ nhất..."[2]. Engen nhạo báng chua cay thói thị dân của bọn chủ xưởng và thương gia Bácmen, sự dốt nát của chúng trong mọi việc ở ngoài phạm vi những lợi ích buôn bán, tính hạn chế về mặt tinh thần của bọn chúng.

“Những bức thư từ Vuppơtan" là một sự kiện gây ấn tượng mạnh mẽ ở Bácmen và Enbécfenđơ. Như một trong những người bạn của Engen ở Enbécfenđơ đã báo tin, các số tạp chí «Telegraph für Deutschland» đăng các bài của Engen, đã bán hết ngay trong chốc lát. « Những bức thư » đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong các giới tư sản Vuppơtan. Những kẻ thị dân thì đoán già đoán non xem ai là tác giả của những bài "đáng căm phẫn" ấy. Tờ « Elberfelder Zeitung » kịch liệt bảo vệ bọn chủ xưởng và những kẻ theo đạo Kiền thành. Còn tác giả trẻ tuổi thì hết sức vui sướng vì mình đã đánh trúng đích.

Những bài đầu tiên ấy của Engen đã chỉ ra rằng cậu đã kiên quyết từ bỏ các quan điểm tôn giáo truyền thống. « Niềm tin Vuppơtan» phủ nhận những lực lượng sáng tạo của con người, coi con người là một sinh vật bẩm sinh yếu đuối và có tội, đã làm cho Engen ghê tởm. Những tình cảm phản kháng đang tràn ngập lòng cậu, ước vọng của cậu muốn thoát khỏi những quan niệm tôn giáo cổ truyền đã biểu hiện rõ rệt trong những bài đầu tiên của Engen cũng đăng trên tờ «Morgenblatt für gebildete Leser »; cũng như, và đặc biệt là, trong những bức thư của cậu gửi Grebơ. Từ bức thư này đến bức thư kia mở ra một hoạt động tư tưởng căng thẳng, thấy rõ cuộc đấu tranh bên trong đau khổ, và bằng cái giá cuộc đấu tranh ấy mà Engen đã thoát khỏi những quan điểm tôn giáo.

Đóng một vai trò quan trọng trong việc thức tỉnh những sự nghi ngờ của Engen đối với tôn giáo là cuốn “Cuộc đời của Giêsu" của Đ. Stơrauxơ, xuất bản năm 1835 – 1836, trong đó tác giả khẳng định rằng kinh Phúc âm không phải là sản phẩm của sự linh cảm của thần thánh mà là sự thu nhặt những câu chuyện thần thoại đã hình thành trong lòng những công xã Cơ đốc giáo đầu tiên. Cuốn sách này đã phá hoại lòng tin cho rằng những phép mầu của kinh Phúc âm là có thật và chỉ ra tính chất vô căn cứ của tư tưởng chính thống Cơ đốc giáo. Cùng một lúc với cuốn sách của Stơrauxơ, Engen tìm hiểu học thuyết của F. Slaiơmakhơ, loài người, mà ở bên ngoài tự nhiên và xã hội — ở trong kẻ sáng tạo tối cao, trong ý niệm tuyệt đối, v.v. Theo Hêgen, cơ sở của thế giới là một ý niệm tuyệt đối nào đó, khi phát triển, ý niệm này biểu hiện thành giới tự nhiên thành ý thức của loài người, thành lịch sử. Trong học thuyết của Hegen, hiện thực được trình bày dưới một dạng lộn ngược, bị bóp méo.

Cái hợp lý trong triết học Hegen là phương pháp biện chứng. Thực ra, chủ nghĩa duy tâm đã cản trở Hegen áp dụng triệt để phương pháp ấy vào việc nhận thức tự nhiên và xã hội, đã đưa ông ta đến chỗ thần bí hóa các quy luật của tự nhiên và xã hội. Hêgen, như V. I. Lênin nhận xét, chỉ mới đoán ra biện chứng của sự vật trong biện chứng của các khái niệm.

Trong cuốn "Triết học lịch sử" của Hêgen đặc biệt hấp dẫn Engen là tư tưởng về sự vận động tiến lên của loài người đến những hình thái ngày càng cao hơn và trưởng thành hơn. Ngay trong các tác phẩm những năm 1840 – 1841 người ta đã cảm thấy ảnh hưởng của những tư tưởng đó. Ví dụ, trong bài «Những dấu hiệu thụt lùi của thời đại» đăng vào tháng Hai 1840 trên báo "Telegraph für Deutschland» Engen đã đưa ra một bức tranh hình tượng về quá trình lịch sử, mà ông hình dung dưới dạng một đường xoáy trôn ốc, và “những đường cong của nó hoàn toàn không phải có một sự chính xác quá lớn » [3]. Ở đâu mà bọn phản động, “những viên quan lại của sự thoái bộ »[4] chỉ nhìn thấy sự lắp lại cái cũ, sự trì trệ, thì trên thực tế ở đó sự vận động tiến lên của lịch sử vẫn không chấm dứt. Những tư tưởng cũ, Engen viết, người khẳng định rằng chỉ có tình cảm, chỉ có sự ngây ngất tôn giáo mới mở ra cho con người thấy chân lý của tôn giáo. Trong thời gian đầu Engen cho rằng có thể kết hợp hai hệ thống tư tưởng khác nhau ấy. Song, sau khi nghiên cứu đầy đủ hơn các tác phẩm của Stơrauxơ, đặc biệt là cuốn lược khảo của ông ta về Slaiơmakhơ, Engen hoàn toàn đứng về phía lập trường của Stơrauxơ, và vào tháng Mười 1839 trong bức thư gửi V. Grebơ, cậu tuyên bố : “ ... Giờ đây tôi là một người hân hoan đi theo Stơrauxơ »[5]. Nghiên cứu các tác phẩm của Stơrauxơ, Engen quan tâm đi sâu vào các cơ sở triết học của những cuộc tranh cãi về tôn giáo.

Dần dần khắc phục ảnh hưởng của giáo hội, của môi trường, gia đình, ngày càng không đồng ý với các quan điểm truyền thống của các bạn thanh niên, tuy đôi lúc có dao động, Engen ngày càng tiến gần hơn nữa đến chủ nghĩa vô thần. Trong những cuộc tìm tòi một thế giới quan có thể đem lại cho cậu khả năng hiểu được thế giới một cách sâu sắc, cậu đã từ Stơrauxơ hướng đến triết học Hegen.

 



[1] C. Mác và F. Engen. Toàn tập, tập 1, tr. 456.

[2] Sđd.

[3] C. Mác và F. Engen. Toàn tập, t. 41, tr. 27

[4] Sđd.

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt