Tiểu sử triết gia

Những kết luận dân chủ-cách mạng rút ra từ triết học Hegen

 

FRIEĐRICH ENGEN TIỂU SỬ

 

CHƯƠNG MỘT

 

SỰ HÌNH THÀNH NHÀ TƯ TƯỞNG 

VÀ NGƯỜI CHIẾN SĨ VÔ SẢN

 


L.F. Ilísốp (chủ biên). Frieđrich Engen tiểu sử. Đỗ Trần Đại, Đặng Lê Minh dịch. Trần Việt Tú hiệu đính. Hà Nội: Nxb. Khoa học xã hội, 1977.


 

Những kết luận dân chủ-cách mạng rút ra từ triết hoc Hegen

Cuối năm 1839, Engen bắt tay nghiên cứu các tác phẩm của Hêgen. Đặc điểm cơ bản của mọi triết học duy tâm, kể cả triết học của Hegen, là ở chỗ nó đi tìm những quy luật điều khiển sự phát triển của thế giới, không phải ở trong bản thân giới tự nhiên và xã hội «sẽ bị xóa bởi bước chân cứng rắn như kim cương của thời gian đang tiến lên phía trước »  [1]. Engen kêu gọi hãy thống nhất các quan điểm chính trị cấp tiến của Bơcnơ với phép biện chứng của Hêgen, xác lập sự tác động qua lại giữa « khoa học và đời sống, triết học và các khuynh hướng hiện đại »[2].

Quan điểm biện chứng đối với lịch sử của loài người đối với các hiện tượng của đời sống xã hội, biểu hiện ngày càng rõ trong hoạt động chính luận của Engen, trong sự phê phán của ông đối với các trật tự chính trị-xã hội của Đức. Tuy chưa trực tiếp phê phán triết học của Hêgen, nhưng ông hoàn toàn không tán thành nguyên lý bảo thủ đặc trưng đối với các quan điểm chính trị-xã hội của nhà triết học ấy.

Tiếp thu tư tưởng của Hêgen về lịch sử toàn thế giới với tính cách là sự phát triển của khái niệm tự do, khác với Hêgen, Engen đã đi đến những kết luận chính trị cấp tiến.

Trong bài « Requiem (Cầu siêu ND,) cho tờ “  Adelszeitung »   của Đức » đăng vào tháng Tư 1840, ông đã chế giễu các quan điểm chính trị của ban biên tập tờ báo quý tộc ấy : « Lời nói đầu dạy chúng ta rằng lịch sử toàn thế giới chỉ tồn tại... đề chứng minh sự tất yếu phải tồn tại của ba đẳng cấp, hơn nữa các quý tộc có nhiệm vụ chiến đấu, các thị dân – nhiệm vụ suy nghĩ, nông dân – nhiệm vụ cày cấy »[3]. Ở đây, khác với Hêgen, là người đã xem sự phân chia xã hội hiện tồn tại thành đẳng cấp như một cái gì đó bất biến, Engen cho rằng sự phân chia như vậy đã mất hết mọi ý nghĩa. Ông kiên quyết bác bỏ tất cả các thiết chế lỗi thời của quá khứ, chống lại chế độ đẳng cấp, chế độ chuyên chê, sự sùng bái bọn quý tộc và tôn thờ cáccuộc chiến tranh.

Engen cố gắng vận dụng những tư tưởng cơ bản của phép biện chứng của Hegen vào đời sống xã hội. Trong bài « Enxtơ Môritx Anto» đăng vào tháng Giêng 1841, ông lên án sự căm thù do bọn quý tộc Đức nuôi dưỡng đối với các nguyên tắc dân chủ của cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp, lên án chủ nghĩa sô-vanh chai sạn, sự khinh thị các dân tộc khác. Engen viết, chủ nghĩa sùng Đức, nảy nở sau chiến thắng đối với Napôlêông là một hiện tượng phản động, nó muốn ném dân tộc lùi lại phía sau, lùi về thời trung cổ Giécmanh. « Toàn bộ thế giới quan ấy không vững vàng về mặt triết học, vì nó khẳng định rằng toàn thế giới được tạo lập vì người Đức, còn bản thân người Đức thì từ lâu đã đạt tới trình độ phát triển cao nhất »[4]

Đồng thời, Engen vạch ra rằng chủ nghĩa tự do toàn cấu, một phản đề của chủ nghĩa sùng Đức, cũng vô dụng, bởi vì nó không nhìn thấy những khác biệt dân tộc và xa rời các điều kiện thực tế. Nhưng chúng ta phải làm việc để cho các dân tộc châu Âu hiểu rõ nhau và vươn tới sự thống nhất dân tộc.

Từ lập trường chủ nghĩa dân chủ cách mạng Engen nêu bật những nhiệm vụ của sự phát triển dân tộc ở Đức. Mệnh lệnh của thời đại là xây dựng một quốc gia trong đó sẽ không còn những đẳng cấp thống trị và bị trị và quốc gia ấy sẽ là một « dân tộc vĩ đại, thống nhất, bình đẳng của các công dân »[5]. “   Khi Tổ quốc ta vẫn còn bị phân tán thì đến lúc ấy chúng ta vẫn là con số không về chính trị, cho đến lúc ấy đời sống xã hội, chế độ lập hiến hoàn thiện, tự do báo chí và tất cả những yêu cầu khác của chúng ta sẽ chỉ là những ước mong tốt đẹp, bị định trước là không được thực hiện đến cùng... »  [6].

Tất nhiên, những quan điểm cấp tiến của Engen ắt phải làm cho các quan hệ với các bạn học cũ trở nên căng thẳng. Họ cố làm cho Engen “  tỉnh ngộ »  , đưa ông trở về « con đường chân chính », nhưng vô ích. “   Bạn, cái mũ ban đêm trong chính trị, Engen viết cho V. Grebơ ngày 20 tháng Mười một 1840,—không phải là người có thể bài xích những chính kiến của tôi. Nếu để bạn yên tĩnh trong cái giáo khu ở nông thôn của bạn – tất nhiên bạn cũng không đặt ra cho mình một mục đích cao hơn – và cho bạn có cơ hội dạo chơi bình yên mỗi khi chiều xuống cùng với vợ và vài đứa con nhỏ của mục sư để không có điều gì bất hạnh động đến bạn, thì bạn sẽ chìm đắm trong hoan lạc và sẽ không nghĩ đến cái tên F. Engen ác độc, cái tên đang suy luận chống lại trật tự hiện tồn. Ôi chà, các bạn là những anh hùng ! Nhưng các bạn cũng vẫn bị lôi cuốn vào chính trị ; dòng thời gian sẽ nhận chìm vương quốc thơ mộng của các bạn, và lúc đó các bạn sẽ ở trong ngõ cụt. Hoạt động, cuộc sống, sự dũng cảm của tuổi thanh xuân – đó là ý nghĩa chân chính !»[7].



[1] C. Mác và F. Engen. Toàn tập, t. 41.

[2] Sđd, tr. 30.

[3] Sđd, tr. 46-47

[4] C. Mác và F. Engen. Toàn tập, t. 41, tr. 121.

[5] Xem: C. Mác và F. Engen. Toàn tập, t. 41, tr. 127.

[6] Sđd, tr. 131.

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt